Đàn Bà Ba Mươi Truyện ngắn 2


Truyện ngắn 2
Bay qua thời thiếu nữ

 

Một buổi tối rời thư viện yên ắng, tôi băng qua sân trường quay về khu ký túc xá dành cho giảng viên đại học. Tôi nhớ nguyên vẹn cảm giác nôn nao lúc dừng lại trước đám đông sinh viên hướng lên sân khấu chăng một rừng đèn giữa sân trường, tôi nhớ khúc nhạc rộn rã giữa đám đông, tôi nhớ nét mặt say mê và hạnh phúc của cậu bé chơi ghi ta điện hát giữa ban nhạc sinh viên. Và tôi lẳng lặng đi tiếp, mặt đầy nước mắt, vì phát hiện ra mình đã ngay lập tức phải lòng cậu sinh viên vào lúc đó khi cậu chưa hát hết câu cuối cùng.

Có phải tình yêu, sự phải lòng là đặc quyền của thanh xuân, và nó quá xa xỉ với những người phụ nữ đã quá ba mươi? Nếu lúc đó tôi dừng lại, hoà vào đám đông, Ở lại với say mê đấy, cuộc đời tôi rồi sẽ ra sao? Lần đầu tiên tôi nhận ra những tình cảm gì làm cho cô thiếu nữ hạnh phúc thì lại làm cho người đàn bà đau dớn. Và thời gian đã cướp đi của người đàn bà không phải là nhan sắc, thời gian, mà là trái tim mở cửa. Có những cánh cửa đã lần lượt đóng lại trong đời đàn bà, cho dù người đàn bà khăng khăng, vẫn tự tin và luôn duyên dáng.



Là cánh cửa cổ tích tuổi lên mười, là cánh cửa băn khoăn tuổi dậy thì, hay là cánh cửa mơ mộng khép lại sau mối tình đầu tuổi mười bảy với nước mắt lẳng lặng trong đêm sao?

Là cánh cửa vào khu vườn hạnh phúc nào đã vĩnh viễn khép lại khi người phụ nữ còn mong chờ ở bên này. Lúc thấy người mình yêu đi khỏi đời mình, tưởng sẽ còn có ngày nào gặp lại. Mà phải đến cuối đời mới biết. những năm tháng đó đã thực sự khép lại sau phút chia tay cuối cùng, mãi mãi không bao giờ còn được gặp người mình đã yêu cho dù người đàn bà sẽ đi tiếp bao nhiêu dặm đường xa, mong mỏi. Tôi tin nếu tôi hai mươi, tôi đã dưng lại trong đêm đó, ngắm lâu hơn gương mặt làm tôi yêu thương bất chợt, mở cửa đời mình cho một lần yêu thương, dù được đáp lại hay không cũng vô cùng đẹp đẽ hạnh phúc. Bởi lúc đó hai mươi, có quyền theo đuổi có quyền cởi lòng ra trước tình yêu.

Vậy tại sao ba mươi vẫn phải lòng đôi mươi? Vẫn chỉ yêu được tuổi trẻ, trong khi đã bay qua thời thiếu nữ từ năm nào? Hay cuộc đời chơi xỏ chúng ta, bắt ta già đi nhưng bắt tình yêu đứng lại Ở tuổi đôi mươi. Bắt ta mãi mãi phải lòng tuổi trẻ, một người bạn trai cầm ghi ta hát giữa sân trường.

Cay đắng khi thấy trước khi ta năm mươi, và khóc vì phải lòng một cậu bé.

Có người nói cuộc đời đàn bà gọi là hoàn hảo nếu có được ba người đàn ông. Lúc đôi mươi yêu người đàn ông ba mươi, được yêu, được bao bọc, được chiều, được khám phá cuộc sống. Lúc ba mươi tốt nhất là có được người con trai hai mươi. Đàn bà học lại cách theo đuối, cách chinh phục, và cách hưởng thụ cuộc sống với tình yêu. Và khi đàn bà năm mươi, tốt nhất có được người đàn ông năm mươi, để cùng bầu bạn sớm chiều, đến đầu bạc răng long.

Không cần đàn bà, đàn ông vẫn khẳng định được bản lĩnh.

Ngược lại, quá tốn đàn ông để đàn bà nhận ra được mình.

Khi ta không còn trẻ, những thứ ta được và những thứ ta mất ngày càng trừu tượng hơn. Những người đàn ông dù già cũng vẫn luôn có người tình trẻ hơn đứng chờ đâu đó trước mặt, phụ nữ thì không, không ai chờ phụ nữ già .

Đến lúc đã bay qua thời thiếu nữ, mới biết đã bỏ lỡ cơ hội hôn những người yêu quý những tình đáng quý, và giờ đây, ngay cả nụ hôn cũng đã trở nên hiếm hoi. Có lần ngồi cạnh. sực nhớ ra, tôi sửng sốt nói: Anh ạ, hình như đã lâu lắm rồi chúng ta chưa hôn nhau.

" Và nhìn nhau ngỡ ngàng khi hiểu ra sự thật ấy không phải do thời gian xa cách, không phải do tình cảm chia cách, không phải do công việc bề bộn, mà là tuổi tác đã khiến chúng ta quên hôn.

Và tôi ao ước người con trai không phải hôn tôi giờ đây tuổi ba mươi, mà là hôn cô gái ngày xưa lần đầu gặp, ở ngã rẽ, nhìn thấy nhau lần đầu tiên, mở lòng ra cho một tình yêu mới đến, trong cái nhìn tin cậy. Dù tôi đã bay qua thời thiếu nữ lâu rồi. Tôn Yến Tư.

Cậu nói, cậu mê cô ca sĩ này nhất, cậu chỉ nghe mỗi Tôn Yến Tư thôi, đĩa nhạc nào của cô mới phát hành, cậu cũng mua.

Tôi cầm đĩa nhạc về phòng, trong lòng không giấu được nỗi ngậm ngùi. Cô ấy đẹp quá và cậu bé chắc chắn đã để cho mối tình đầu của mình trôi qua trong những giai điệu êm lòng và đẹp đẽ ấy. Những lãng mạn bay bổng của một người vượt qua bên ngoài hoàn cảnh sống, vươn tới mơ ước về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc bằng tất cả xúc cảm của tuổi dậy thì và tuổi thành niên. Sau này cậu ấm sẽ ra sao khi nhận ra cuộc sống của mình ảm đạm và xa vời so với những đĩa nhạc này, so với những cảm xúc này?

Tôi cũng yêu Tôn Yến Tư vì cô ca sĩ ấy mãi mãi là một thiếu nữ mảnh khảnh, ngực rất nhỏ, tay chân mỏng và giọng hát cũng mỏng, thần thái lanh lợi nhưng mong manh như một cái cây đầu mùa xuân, mới trổ lá. Hình ảnh cô ấy xây dựng trong thị trường âm nhạc đánh vào thị hiếu những người nghe nhạc tuổi học trò, tuổi sinh viên, những người mới chỉ chấp nhận ca từ lãng mạn, nhịp điệu mượt mà, những hình ánh trong sáng. Hình ảnh đó được xây dựng từ kinh nghiệm của những ông bầu trong hãng đĩa, những trợ lý PR, những nhà thu âm biết thị trường còn khoảng trống nào, những giám đốc kinh doanh biết ai sẽ móc hầu bao mua đĩa.

Tôi buồn phiền bởi những cố gắng của họ đã thành công, nên bỗng dưng xây nên tình yêu trong lòng cậu bé tàn tật nghèo khó và cô đơn kia. Cậu sẽ theo đuổi giấc mơ một thiếu nữ luôn mặc áo trắng, hát những tình ca trong veo tới bao giờ? Tới khi cô lấy chồng ư? Tới khi cô hết hợp đồng với hãng đĩa hát Đài Loan và khăn gói quay trở về quê hương Singapore ư? Hay tới khi cậu vỡ tan giấc mơ tuổi thiếu thời?

Trong một đêm mùa đông, gió bấc thổi ầm ầm ngoài kia, những khoảng không trống trải vây quanh, những con đường đầy cây và lộng gió, đèn đường sáng suốt đêm Cao Hùng, tôi thao thức trong căn phòng lạnh giá để nghe đi nghe lại đĩa nhạc của cậu bé. Cậu nâng niu từ bìa đĩa, cho tới lớp giấy lót ngoài của hộp bìa, khác hẳn với cách cậu đối xử với bản thân mình, ngồi phệt xuống đất, ngoẹo đầu, tay run rẩy, cô lập mình trong một kỳ nghỉ Tết dài vô tận.

Tôi tin cậu không hề thấy bất hạnh, còn tôi lại thấy chua chát. Khi thấy thứ đẹp đẽ nhất tôi đang thấy trong cậu là tình yêu thì đã được trao gửi vào hư không. Chúng ta sống trong đời sống, có bao nhiêu lần đã theo đuổi hư không?

Hoặc đến lúc cuối cùng mới nhận ra, những gì đẹp đẽ ta đã cố đi tới, hoá ra nó không dành cho ta? Hoặc có lúc nào đó phát hiện, vì ta theo đuổi cái đẹp, ta đã quên mình là ai, mình đang Ở đâu, mình có xứng đáng với hạnh phúc không?

Mình có may mắn có được hạnh phúc không? Thông thường chúng ta không may mắn, chúng ta nhận ra nỗi buồn, nhận ra khoảng cách, nhận ra sự tan vỡ. Thực ra cái đó tốt thôi, nó giúp ta thăng bằng và bắt đầu chấp nhận với thực tại, với người ở bên, với mối tình nhiều khiếm khuyết và người bạn đời ít nhiều chưa thật hài lòng.

Trong giây phút ấy, tôi cứ mong sao giá như có thể làm gì để cậu bé ở mãi trong những giấc mơ êm đềm, cảm giác hạnh phúc và nâng niu mãi mãi một cô thiếu nữ Tôn Yến Tư của riêng cậu. Như một bí mật.

Dù não bộ của cậu không điều khiển cho cậu che giấu được sự run rẩy xúc động và vẻ hạnh phúc ngời lên khi nói về cô thiếu nữ nhỏ trong bộ đồ trắng mong manh, trên bìa một đĩa nhạc. CÔ ấy gần ngay bên đời cậu, cô ấy có thật, và vì thế tôi càng thấy giấc mơ ấy xa vời viển vông biết bao nhiêu.

7/2009

và tuổi trẻ. Và người phụ nữ nhận ra mình đẹp bắt đầu từ tuổi ba mươi, tự tin rằng những người đàn ông mình cần là những người nhận ra được vẻ đẹp bên trong người đàn bà.

Tuần trước ngồi thương thảo hợp đồng với đối tác bất ngờ người đàn ông thú nhận, tôi chỉ bị quyến rũ bới những người đàn bà có năng lực, có đầu óc. Vì chúng tôi đến độ tuổi này đã biết mình cần gì.

  Thì ra đàn ông cũng đã phân biệt, thứ nhan sắc họ thèm và thứ nhan sắc họ cần. Đàn ông có lẽ đã như nhau, tôi thèm có được hoa hậu, nhưng tôi cần một người đàn bà đích thực ở bên.

  Vậy còn điều gì đàn bà ba mươi thua kém chính mình khi đôi mươi? Có lẽ đó là quyền lực thanh xuân, thứ quyền lực mà đàn bà ba mươi cố tình không muốn nhắc đến nhất

  . Lúc đôi mươi tôi mặc một chiết áo sơ mi trắng dài, thật rộng và nhảy nhót, tôi thật gợi cảm. Lúc ba mươi nếu tôi vẫn nhảy nhót trong một chiếc sơ mi dài và thụng, tôi thật lập dị và gớm ghiếc.

Lúc đôi mươi tôi có quyền không son phấn ra phố, buộc tóc đuôi gà, ngồi lơ đãng bên bờ hồ tưưởng tượng những lãng mạn. Iúc ba mươi, không son phấn là một cách bất lịch sự, và bên hồ, những người đàn bà chỉ ngồi để chảy nước mắt đau đớn.

  Vì năm tháng đã trôi qua lặng yên, có thức đã đến, nhưư thành đạt, như từng trải, như tiền. Nhưng có thứ không níu nổi, như tuổi trẻ. Đàn bà ba mươi tối ky ngồi một mình, nghĩ một mình, làm một mình, và sống quạnh hiu.

  Có một cuốn sách đầu đề là "Đàn bà ba mươi mới đẹp", trong đó nói, cái đẹp tới từ sự độc lập, bởi họ dũng cảm và từng trải. Cái đẹp ba mươi cũng đến từ tình yêu và sự tự tin khi vứt bỏ tình yêu. Và sách nói, đàn bà càng ba mươi, càng dễ buông tay khỏi ái tình

  Tôi nghĩ những điều đó hợp lý, khi phụ nữ nhận ra họ càng quý giá, họ càng khó có cơ hội ngã vào đời ngưười đàn ông: Đàn bà ba mươi không yêu nổi ngưười đã tha thiết yêu khì mười tám. Lại khao khát kết hôn với ngưười chồng mà khi mười tám có đánh chết cũng không muốn lấy. Có người bảo, đó là bởi đàn bà đã thực tế hơn thiếu nữ, hiểu mình muốn gì. Tôi thì cho rằng đó là bởi người đàn bà ba mươi đã nếm đủ những đòn đau của cuộc sống, trong tình yêu và hôn nhân, họ sợ tương lai nhưng họ còn sợ quá khứ hơn!

  Sách nói đàn bà ba mươi chỉ mơ hai thứ, chưa chồng thì mơ yêu đương nhiều hơn, có chồng thì mơ tiền nhiều hơn. Đàn bà ba mươi chỉ có yêu và tiền. Báo chí dành cho tuổi ba mươi thường là tạp chí tiêu dùng thời thượng hoặc mục tâm sự tình duyên éo le. Để đàn bà ba mươi tiêu những lo âu vào đó.

  Tôi cũng đang viết cho những độc giả ấy kín đào hướng dẫn họ cách tiêu tiền hoặc trút những tâm tình lên giấy. Chúng ta giống nhau không phải bởi cùng bước qua ngưỡng cửa ba mươi, mà bởi đã chọn được cách dung hoà với cuộc sống. Ba mươi là lúc chấp nhận những thay đổi mà cuộc đời dành cho ta, không kháng cự, chỉ uyển chuyển lợi dụng để những đổi thay cuộc đời biến thành động lực để ta đi tới. Tôi nghĩ người đàn bà ba mươi có năng lực hay không, chỉ phân biệt bới điểm đó, bới lúc vượt qua trắc trớ khó khăn. Chứ không phải những người phụ nữ có xe đẹp nhà đẹp, chồng đẹp con cũng đẹp là người có năng lực, chỉ nên gọi họ là người phụ nữ may mắn mà thôi.

  Đàn bà ba mươi đã thoát ra được những viển vông tuổi đôi mươi. Họ không cần lãng mạn, một sự ấm áp, một khoảnh khắc đẹp, mà mong muốn sở hữu, muốn có con, có người tình, những điều có thật trong đời. Mơ ước của tuổi ba mươi đã thật hơn, đã không còn chỉ là mơ ước. Nên nhiều người đàn bà không nhận ra, tuổi đôi mươi rất ngại tới nhà bạn trai, tuổi ba mươi muốn để lại bàn chải đánh răng buổi sáng trong nhà bạn trai, muốn để lọ nước hoa, chai sữa tắm có mùi yêu thích ở lại nhà người yêu.

  Như khi đàn bà đi, điều gì đó còn ở lại.

  Bạn tôi nói, khi chia tay người yêu, đi khỏi đời nhau, cái cô ấy tiếc nhất không phải là anh bạn trai, mà là chai sữa tắm mùi vỏ cam còn để lại ở nhà anh kia. Cô ấy thích mùi vỏ cam, và với đàn bà ba mươi, chia tay nhau, thì dàn ông không còn giá trị bằng một chai sữa tắm. Mặc dù cô ấy có tiền để bất cứ lúc nào cũng có thể mua một chai sữa tắm khác như thế.

  À, có lẽ không phải đàn ông không còn giá trị, mà bởi đàn bà ba mươi yêu - ghét rạch ròi.

  Hình như ba mươi là lúc đàn bà mới bắt đầu cuộc sống đích thực đàn bà?

  Cảm ơn những mùi hương Elizabeth Arden, đã miêu tả đàn bà ba mươi hoàn hảo hơn một nước hoa.

9/2008

 

Mời các bạn theo dõi tiếp!

 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/67556


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận