Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 4

Chương 4
Biết mà không làm cũng như con ong không chịu làm mật

Sống là để hành động, cũng giống như ngọn lửa luôn bốc lên cao, còn đá luôn rơi xuống dưới. Đối với con người, không hành động cũng giống như việc anh ta    không tồn tại.

 Voltaire (Pháp)

Để hiểu được chính mình, nhất định cần phải có những trải nghiệm thực tiễn;

Tiềm lực của một con người rốt cuộc lớn đến đâu;

Có khả thi hay không, có làm được hay không;

Không thử thì làm sao mà biết được?

Chỉ suy nghĩ (mà không hành động) thì sẽ không thể xác lập được vị trí của bản thân.

Một người nông dân dặn dò các con trong lúc lâm chung: “Các con, bố phải cho các con biết, trong vườn nho của bố có chôn giấu một số tài sản, chỉ cần các con đào tìm, là nhất định sẽ tìm thấy”.

Thế nhưng ông lại không cho các con biết số tài sản ấy được chôn ở chỗ nào trong vườn nho, họ cũng không tiện hỏi lại ông về điều đó.

Khi người cha mất đi, các con ông liền huy động tất cả, nào xẻng nào xiên xới tung cả vườn nho lên, hết lần này sang lần khác, nhưng số tài sản đáng ra phải tìm thấy trong khu vườn đó lại chả thấy đâu.

Nhưng sau lần đào xới toàn bộ đó, vườn nho đã cho một mùa bội thu lớn chưa từng có.

Ở Cairo trước đây, có một người sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng lại không biết tiết kiệm, sinh sống hoang phí nên gia tài tiêu tan hết, chỉ còn lại căn buồng người cha để lại. Không lâu sau, anh ta phải làm việc để sống. Anh ta làm việc rất vất vả, một hôm, anh ta đã nằm ngủ dưới gốc cây sung trong vườn của mình và có một giấc mơ. Trong mơ có một người tới thăm anh ta và nói: “Tài sản của Ngài ở Ba Tư, ở Isfahan, hãy đến đó mà tìm!”

Sáng sớm hôm sau, anh ta liền xuất phát. Cuộc hành trình của anh ta rất dài và vất vả, vượt qua sa mạc, đại dương, gặp phải thổ phỉ, sông ngòi, thú hoang và vô vàn nguy hiểm. Cuối cùng anh ta cũng đến được Isfahan, nhưng khi anh ta vừa vào thành, thì trời bắt đầu tối rất nhanh. Anh ta tìm đến nhà thờ Hồi giáo và nằm ngủ trong sân nhà thờ. Có một toán thổ phỉ đi đến chính ngôi nhà thờ đó, tiếng động của toán thổ phỉ dã đánh thức chủ nhân của căn nhà, anh ta liền lớn tiếng kêu cứu. Những người hàng xóm cũng kêu cứu ầm ĩ, đội trưởng tuần tra liền dẫn đội quan binh đến, làm cho toán thổ phỉ bỏ chạy tán loạn. Đội trưởng ra lệnh lục soát nhà thờ và phát hiện ra anh chàng đến từ Cairo này, họ bèn đánh cho anh ta một trận nhừ tử bằng gậy tre.

Hai ngày sau, anh ta tỉnh lại trong nhà tù. Đội trưởng thả anh ta đi và hỏi: “Anh là ai, từ đâu tới đây?”

Anh ta ưả lời: “Tôi từ Cairo đến, tên tôi là Muhammad Ali, tôi được một người trong giấc mơ chỉ dẫn đến Isfahan, vì anh ta nói rằng tài sản của tôi đang chờ tôi ở đây. Nhưng khi tôi đến Isfahan, số tài sản mà anh ta nói đến lại là trận đòn mà ông đã khảng khái ban tặng cho tôi”.

Vị đội trưởng nghe xong không nhịn được cười phá lên, cuối cùng, ông ta nói: “Anh chàng ngốc nghếch ơi, đã ba lần liên tiếp tôi mơ thấy một ngôi nhà ở Cairo, trong khu nhà có vườn hoa, chếch vườn hoa xuống phía dưới là chiếc đồng hồ mặt trời, đi qua đồng hồ mặt trời có một cây sung, đi qua cây sung có một đài phun nước, bên dưới đài phun nước có chôn một đống tiền rất lớn. Nhưng tôi chưa từng quan tâm đến những điểm báo hoang đường này; nhưng anh lại ngờ nghệch di tin vào một giấc mơ, để rồi phải trải qua cả quãng đường xa xôi. Hãy cầm mấy đóng tiền lẻ này rồi cút đi!”

Anh bèn cầm mấy đồng tiền lẻ rồi lên đường trở về nhà. Không ngờ, về đến nhà anh ta lại đào được một đống tiền lớn ở bên dưới đài phun nước trong vườn hoa nhà mình (chính là khu vườn hoa mà vị đội trưởng đã thấy trong mơ).

Một ông lão tìm đến một công ty bảo hiểm tài sản, ông ta bước vào sảnh và trông thấy một đám đông, các nhân viên cả nam lẫn nữ đều mặc đồng phục đang bận rộn với công việc, ông ta phân vân không biết nên tìm ai để giúp mình giải quyết vấn đề.

Ông đứng ở cửa một lúc lâu, sau khi chỉnh trang lại tư thế, ông bước đến một quầy, nhẹ nhàng hỏi cô nhân viên: “Xin hỏi, tôi muốn mua bảo hiểm cháy cho căn nhà của tôi, không biết là phải tìm ai để giúp tôi làm thủ tục?”

Cô nhân viên bận rộn nghe điện thoại ngẩng đầu lên, nhìn ông một cách lạ lùng. Tuy cô đã vào công ti này làm

việc đã năm năm, nhưng chưa từng gặp một khách hàng nào tự tìm đến như vậy, liền mừng quýnh lên, cô nghĩ bụng, khách hàng đã tìm đến nơi rồi, không được để tuột khỏi tay. Thế nên cô mỉm cười trả lời: “Tôi có thể phục vụ Ngài, xin Ngài chờ một lát, sau khi tôi trả lời xong cuộc điện thoại quan trọng này, sẽ lập tức mang mẫu biểu đến để Ngài điền vào... ”

ông lão gật đầu rồi nói tiếp:“Được, tôi chờ cô, nhưng... có thể phiền cô nhanh một chút được không, căn nhà của tôi đã... bắt đầu bốc khói rồi... ”

Người lúc bình thường không thèm thắp hương, lúc nước đến chân mới ôm chân Phật thì chắc chắn khi đó anh ta đã ở vào tình thế rất nguy cấp rồi, huống hồ căn nhà đã bắt đầu bốc khói, lúc ấy mới hành động thì e là quá muộn!

Nếu có thể hành động một cách tích cực hơn, thì làm việc sẽ dễ dàng có được thành tựu hơn. Linh cảm cộng với hành động chính là quá trình hoàn thành của phát minh.

Năm 1984, một hôm, công trình sư người Thụy Sĩ Mastro đang trên dường về nhà sau buổi đi dạo, ông phát hiện trên áo jacket của mình có rất nhiều chiếc gai nhỏ bám vào, ông tò mò nhặt chúng và soi một vài chiếc gai

dưới kính hiển vi, liền phát hiện ra nguyên lí mà những chiếc gai bám trên áo rất đơn giản. Chúng giống như dãy móc câu xếp kết nối với nhau, chỉ cần chạm vào vải thì sẽ móc chặt lên đó.

Phát hiện này đã làm rung động cảm nhận của ông, ông còn nghĩ ra việc có thể lợi dụng cấu tạo của chiếc gai để tạo ra những chiếc khuy bấm kiểu mới.

Mastro đã mất 8 năm không ngừng nghiên cứu cải tiến, và cuối cùng cũng đã hoàn thành việc tạo ra hai dải đai dệt bằng ni-lông, một dải là vô số những chiếc móc nhỏ, dải còn lại là rất nhiều các lỗ nhỏ, khi ép hai mảnh vào nhau thì có thể liên kết chặt chẽ với nhau.

Mastro đặt tên cho loại sản phẩm mới này là “VELCRO”, sau này còn phát triển tiếp tục thành các sản phẩm bắt nguồn từ ý tưởng này mà ngày nay chúng ta quen gọi là các miếng dán nhám.

Các miếng dán nhám thời kì đầu có rất nhiều ưu điểm như chất liệu nhẹ, bền, dễ tách rời, có thể giặt được, lại không hay bị kẹp vào vải áo như khóa kéo, do đó sau khi đưa ra thị trường nó đã được mọi người trên khắp thế giới đón nhận, và dần được vận dụng một cách đa dạng trong đời sống con người. Ngày nay, đến các đồ văn phòng phẩm cũng được chế tạo dựa trên nguyên lí này, tiếp tục phát minh các sản phẩm mới phục vụ con người.

 

CÓ được sự cảm nhận mà không lập tức bắt tay phát minh, sáng tác thì chỉ là mơ hão mà thôi. Trước bất kì sự vật nào, nếu có được trí tưởng tượng tốt và sáng tạo thì sẽ phát hiện thấy vạn vật đều có những mặt tốt đẹp, đều có những bí mật đẹp đẽ đáng được khám phá. Nếu chỉ rơi vào trạng thái chán nản và oán hận, thì giống như rõ ràng đứng dưới ánh nắng nhưng lại chỉ chú ý đến những gì tối tăm, chắc chắn sẽ không có được bất kì thành tựu nào.

Sardis người Ba Lan nói rằng: “Người có kiến thức mà không dùng vào thực tiễn thì cũng như một con ong không chịu làm mật”. Hành động phải tích cực, và cũng cần phải kịp thời mới được, bởi vì nếu không hành động ngay thì sẽ khó mà giữ được người khác cũng có cảm nhận giống như bạn. Chỉ cần anh ta tích cực, bạn tiêu cực thì điều có thể biết trước sẽ là: anh ta là người chiến thắng, còn bạn sẽ là kẻ thua cuộc.

 Cảm nhận:

Goethe nói: "Một người làm thế nào để hiểu được bản thân? Chắc chắn là không phải thông qua suy nghĩ, mà là thông qua thực tiễn”. Rất nhiều người đến khi đã sống hết cả một đời cũng vẫn chưa hiểu hết được bản thân, bởi vì anh ta chưa từng thông qua các thực tiễn của hành động để tìm hiểu tiềm năng của bản thân lớn đến đâu. Có khả thi hay không, có làm được hay không, không dám thử thì làm sao mà biết được? Vì thế mới nói, chỉ suy nghĩ (mà không hành động) thì sẽ không thể xác lập được vị trí của bản thân.

Trong thời đại ngày nay, không biết bạn có phát hiện ra không?Các ngành nghề đều cạnh tranh rất khốc liệt, bạn không làm thì người khác sẽ làm; bạn chậm chạp, người khác nhanh hơn sẽ cướp mất. Có một câu nói vui rằng: Hiện đại ơi! Làm cái gì cũng phải tích cực, phải nhanh! Trừ cái chết không thể nhanh được ra, việc gì cũng cần phải nhanh! Động tác mà chậm thì việc gì cũng không kịp. Cũng như cái tên của cuốn sách này "Cuộc sống - Vở kịch chỉ diễn một lần”, thời gian đã trôi qua thì sẽ không bao giờ đuổi kịp được!

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t59767-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-4.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận