Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 1

Chương 1
Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu

Những thay đổi xuất phát từ đáy lòng có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi của môi trường;

Hành động cần kịp thời, sự thay đổi cũng cần phải kịp thời;

Đây là con đường kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào muốn sinh tồn;

Con người theo đuổi hạnh phúc cũng như vậy;

Phải có hành động ngay lập tức chứ không được chậm trễ.

Có một câu nói: “Bài học duy nhất loài người rút ra được từ lịch sử, đó là: Từ trước đến nay chưa từng học được bài học lịch sử nào” Hay nói cách khác, lịch sử mang lại cho chúng ta bài học lớn nhất, đó là, chúng ta sẽ không học được gì từ lịch sử. Đây chính là bi kịch của loài người.

Cuộc đời của một con người rô ràng là ngắn ngủi và yếu đuối, phần lớn con người thường đặt mục tiêu quá cao, không biết trân trọng hạnh phúc hiện tại.

Mọi thứ đều sẽ thay đổi, chỉ có “sự thay đổi” là mãi mãi không thay đổi.

Tolstoy đã từng nói: “sự thay đổi của một con người, mọi sự thay đổi, mọi sự hấp dẫn, mọi cái đẹp của cuộc đời đều do ánh sáng và bóng tối tạo nên”. Có mặt sáng sủa thì cũng có mặt tối tăm; có sự biến đổi thì cũng có sự bất biến.

Sự thay đổi của con người, đôi khi là sự chân thành, sự thay đổi xuất phát từ tấm lòng; có khi lại chỉ là sự thể hiện, sự thay đổi không thật lòng.

Trên một đại lộ ở Moscow, có một người Nga làm mẫu cho các du khách người Mỹ về thành quả của nến kinh tế Xô-viết. Anh ta đổ khoai tây từ chiếc thàng rỗng này sang chiếc thùng rỗng khác, sau đó lại đổ lại.

Các du khách Mỹ nghi ngờ hỏi: “Sao không có sự thay đổi gì cả?

 “Đúng thế!” người Nga cũng trả lời một cách đồng tình: “Nhưng nó tạo ra những âm thanh rất lớn!”

Ngày xửa ngày xua, loài người đều vẫn còn đi chân đất.

Một vị Quốc vương đi chơi ở một vùng đất xa xôi, do đường đi gập gềnh, có rất nhiều sỏi đá, nên bàn chân ông hị sỏi đá đâm vừa dau vừa tê. Sau khi về cung, ông đã ra lệnh, phải trải một lớp da bò lên tất cả các con đư ờng của đất nước, Ông cho rằng làm như vậy không chỉ vì bản thân, mà còn tạo phúc cho người dân, để mọi người khi đi đường không còn bị đau chân nữa.

Nhưng lấy đâu ra nhiều da bò đến như vậy? Cho dù có giết hết số trâu bò trong cả nước thì cũng vẫn không đủ da! Lại còn số tiền cũng như sức người phải bỏ ra thì không biết bao nhiêu mới đủ!

Cách làm này rất ngu ngốc và cơ bản là không thể thực hiện được, nhưng vì là mệnh lệnh của Quốc vương, nên mọi người chỉ có thể lắc đầu thở dài.

Một người hầu thông minh đã mạnh dạn để nghị với Quốc vương: “Muôn tâu bệ hạ! Sao Người lại phải hi sinh nhiều trâu bò thế, lãng phí nhiếu tiền bạc thế? Sao Người không bọc bàn chân mình bằng hai miếng da bò nhỏ?”

Quốc vương nghe xong rất ngạc nhiên, vì cách làm này thông minh hơn cách của ông rất nhiều, ông đã hiểu ra và lập tức cho thu hồi mệnh lệnh và thực hiện theo đê' nghị này. Nghe nói, đây chính là nguồn gốc của “giầy da”.

Muốn thay đổi thế giới thì rất khó; muốn thay đổi bản thân thì lại khá dễ. Thay đổi cả thế giới không bằng thay đổi chính mình, “bọc đôi chân của mình lại” chính là sản phẩm của khái niệm đó.

Một số quan niệm và cách thức thay đổi bản thân, là để chế ngự sự xâm lẫn từ bên ngoài. Sau khi thay đổi bản thân, thế giới tự nhiên trước mắt cũng sẽ thay đổi theo.

Nếu bạn muốn thấy sự thay đổi của thế giới thì thứ cần thay đổi đầu tiên chính là bản thản.

Một gia đình nhỏ sống trong vùng núi, sau khi đứa con trai duy nhất bị mắng, nó đã chạy đến thung lũng và kêu to: “Ta ghét ngươi, ta ghét ngươi, ta ghét ngươi... ”

Tiếng hét của nó vang vọng khắp thung lũng, đập vào vách núi phía đối diện, âm thanh vang ngược trở lại từng hồi liên tục bên tai: “Ta ghét ngươi... ta ghét ngươi...ta ghét ngươi... ”

Đứa bé chưa từng nghe -thấy tiếng vọng của núi bao giờ, nay bỗng bị từng đợt âm thanh vang dội lại làm cho sững người, nó bèn cất tiếng gọi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ .. có một chuyện rất sợ, đối diện với thung lũng... có một đứa trẻ hư... nó... nó... nó cứ nói với con là “Tao ghét mày!”

Người mẹ thông minh dịu dàng trả lời: "Con trai, mẹ không biết đứa bé ở thung lũng đối diện có phải là đứa bé hư hay không; nhưng mẹ nghĩ con nên thử xem, hãy hướng xuống phía thung lũng và nói thật to: “Tôi yêu bạn!” sau đó xem đứa bé ở thung lũng đó sẽ có phản ứng thế nào. Con nói xem, thế có được không?”

Đứa bé thử làm theo cách mẹ nó dạy, đến bên vách núi phía sau, nhìn xuống thung lũng và hét lớn: “Tôi yêu bạn, tôi yêu bạn, tôi yêu bạn... ”

Không đầy một giây sau, quả nhiên, một chuỗi âm thanh liên tục dội lại chỗ đứa bé cũng với những câu “Tôi yêu bạn... tôi yêu bạn... tôi yêu bạn... ” Đứa bé rất vui mừng mỉm cười, nó đã biết rõ về đứa bé ở thung lũng đối diện, và bây giờ, đứa bé đó đã trở thành đứa bé ngoan!

Câu chuyện về tiếng vọng này rõ ràng cho chúng ta thấy: “Nếu bạn mong muốn thấy được sự thay đổi của thế giới, thì sự thay đổi cần thiết đầu tiên chính là bản thân”.

 

Một người ở nông thôn vừa kết hôn, chỗ ở của anh ta rất đơn sơ, nơi nào cũng có thể thấy lũ chuột chạy ra chạy vào. Trong ngày cưới, mọi người được một trận náo nhiệt, đến nửa đêm liền đưa cô dâu chú rể vào động phòng.

Do quá hưng phấn, đôi vợ chồng mới cưới khó mà ngủ được. Bỗng nhiên, có mấy con chuột chạy ra, chúng bò đến thùng gạo để tha gạo, người vợ mới kêu thét lên: “Nhanh lên! Nhanh lên! Nhanh lên! Con chuột đang tha trộm gạo của nhà anh rồi”.

Người chồng vội vàng xông ra đánh đuổi con chuột.

Sau khi đuổi con chuột đi, sự yên tĩnh quay trở lại. Đôi vợ chồng mới cưới ôm nhau ngủ tiếp.

Sau một hồi ân ái, đến gần sáng, con chuột vừa bị đánh đuổi quay trở lại, tiếng kêu chít chít của nó đã đánh thức cô vợ trẻ. Cô lại kêu lên: “Nhanh lên! Nhanh lên! Nhanh lên! Con chuột đang tha trộm gạo của nhà ta rồi”.

Lúc trước, người vợ kêu lên là “gạo của nhà anh”, đến bây giờ đã đổi được thành “gạo của nhà ta” rồi!

Đây cũng là một sự thay đổi.

Công ty càng lớn, lãnh đạo càng phải có khái niệm “không cho phép có bất kì tì vết nào”. Nhất là khi đối mặt với các Vấn đề phát sinh, càng thể hiện được năng lực xử lí khủng hoảng thì càng thể hiện được năng lực duy trì kinh doanh của công ty.

Năm 1994, Công ty Intel - Nhà chế tạo vi tính nổi tiếng thế giới, do một lỗi thiết kế rất nhỏ trên miếng chip, dẫn đến việc cứ 9 tỉ lần thực hiện phép chia sẽ xuất hiện một lần xác suất sai 45 lỗi.

Một nhà toán học vô tình phát hiện ra tì vết này và công bố với giới truyền thông, khiến cho Intel bị tổn thất tới 500 triệu USD, tình thế này thiếu chút nữa là không thể cữu vãn, công ty không còn cách nào khác là phải cải tổ, lựa chọn kết cấu, phương pháp kinh doanh và phương thức cạnh tranh mới. Họ đã dũng cảm đối mặt với khó khăn chứ không chỉ ngồi đó mà hi vọng sẽ có phép màu xảy ra, nhờ đó mà Intel có thể tiếp tục tồn tại.

Thử thách sự thay đổi và khả năng ứng biến, là ”đá thử vàng” xem một công ty có thể mãi duy trì năng lực kinh doanh hay không.

Cảm nhận:

Trước đây, nước Mỹ có một công ty xe ngựa, sản xuất những vật phẩm liên quan đến ngựa và xe ngựa. Trong số các sản phẩm của họ, chỉ với một sản phẩm tương đối thành công trên thị trường, đó là Yên ngựa.

Nhưng sản phẩm này khi đến mùa đông lại rất dễ bị nứt, sau khi công ty nhận được phản hồi từ khách hàng dã đầu tư lượng lớn nhân lực và vật lực vào nghiên cứu phát triển. Họ đã bỏ ra không ít thời gian, cuối cùng chế tạo được loại yên ngựa nhẹ, mềm và không dễ nứt, người tiêu dùng phản hồi rất tốt, nhưng không được bao lâu, công ty xe ngựa này phải đóng cửa, nhân tố then chốt nhất là xe hơi được phát minh và đưa ra thị trường, mọi người nô nức rời bỏ xe ngựa, chuyển sang dùng xe hơi.


Hành động phải kịp thời, thay đổi cũng phải kịp thời. Đây là con đường kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào muốn sinh tồn. Con người cũng như vậy, muốn theo đuổi hạnh phúc thì phải có hành động và phải kịp thời. Kinh Dịch có nói: “Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” đây thật sự là nguyên tắc bất biến của sự thành công!

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t59895-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-1.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận