Gom Nắng Cho Em Chương 1


Chương 1
Một ngày cả trăm tin nhắn cũng không thôi nỗi nhớ. Đêm về lại gọi điện triền miên cho đến lúc… ngủ quên đi mất.

“Em này, em thật chậm chạp trong việc phân biệt tay phải và tay trái, nên anh muốn đeo vào tay em một chiếc nhẫn được không?”

Chiều cuối tháng ba, đê sông Hồng lộng gió, rừng tre bát độ xào xạc phíasau lưng, người đàn ông mà tôi hay gọi đùa là “túi thơm” vì mùi nước hoa CK One chàng dùng hai năm qua làm tôi mê mẩn, đã vừa cầu hôn tôi.

***

Tháng tư, đường phố ngập hoa loa kèn, nắng đầu mùa chẳng khi nào đẹp hơnthế, chúng tôi góp tiền đi mua nhẫn. Đàn ông 24 và đàn bà 20 quyết định gắn kết cuộc đời với nhau bằng hai vòng tròn trị giá 2,3 triệu đồng có khắc tên mỗi người.

Tôi đã nhận lời tỏ tình của chàng vào một đêm Noel lạnh cóng. Hai đứalang thang khắp đường phố Hà Nội, ngắm những thứ lung linh rực rỡ và hứa rằng, Noel năm nay hay nhiều năm sau nữa, bàn tay cũng sẽ luôn nắm chặt. Chàng nói rằng, từ bây giờ, em có thể yên tâm nhìn cuộc sống đằng sau đôi vai anh, cứ ngồi sau xe anh như này mãi mãi nhé!

Chúng tôi yêu nhau vội vàng và gấp gáp như thể những đứa trẻ tranh thủ cúp cua tiết học cùng chúng bạn tụ tập la cà. Hồi ấy tôi vừa chớm sang tuổi hai mươi, tình yêu chúng tôi giản dị và ngọt ngào quá đỗi, nhưng sao tôi thấy tình yêu này rõ ràng làm mình héo hon quá thể. Ngày ngày, lọ mọ từ Láng vào tận Phùng Khoang, tẩm bổ nắng và gió Hà Nội, chàng đến đón tôi đi học trong trạng thái hai mắt đỏ hoe vì thức đêm không ngủ. Hỏi sao anh không ngủ thì chàng làu bàu bằng cái giọng như trẻ con bị mắng oan: “Mấy lần ngủ dậy muộn, em bị muộn học lại cáu với anh. Nên từ giờ hôm nào đến đón vợ đi học anh sẽ quyết tâm không ngủ, canh đúng giờ đi.” Trưa hết tiết học cuối cùng ở giảng đường, bước ra cổng trường đã thấy chàng đứng đợi. Hồi đó, ở lớp chỉ vài đứa có người yêu, và cái việc ngày nào cũng hai buổi đợi ở cổng trường thì chỉ mình người yêu tôi làm được thì phải. Chạy một mạch ra cổng trường, rồi leo lên xe, ôm eo chàng thật chặt đã trở thành một niềm tự hào rất lớn của tôi những năm đại học. Chiều tôi ở nhà học bài hoặc đi học tiếng Anh, chàng thì lăn ra ngủ vì đã thức làm việc cả đêm dài. Giờ giấc sinh hoạt của hai đứa cứ như Việt Nam và Cu Ba vậy, chênh nhau cả nửa ngày cho mọi lúc ăn ngủ.

Vậy mà, số buổi tối chúng tôi không gặp nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay…Một ngày cả trăm tin nhắn cũng không thôi nỗi nhớ. Đêm về lại gọi điện triền miên cho đến lúc… ngủ quên đi mất.

Tôi còn nhớ như in nét mặt buồn thiu của chàng mỗi lần đưa tôi ra bến xevề quê những lúc được nghỉ học. Nhớ mà không dám giữ, giận mà không dám nói… Và đó, quả thật là những ngày dài nhất trong cuộc sống của chúng tôi khi không được gặp nhau.

Vì vậy, cái giải pháp kết hôn này không thể chí lý hợp tình hơn được nữa, nhất định chúng tôi làm đám cưới!

Chúng tôi về thuyết phục bố mẹ hai bên rằng chúng tôi thật sự đã tìmđược người chung đường những năm tháng tiếp theo của cuộc đời, chàng có cửa hàng internet, tôi sẽ học xong đại học, không phải lo chỗ ăn ở và không lo một thân một mình. Không ai phản đối, không có lý do gì để phản đối ngoài việc chúng tôi còn quá trẻ, nhưng hai đứa đều “ngoan ngoãn hiền lành” theo lời của mẹ tôi, sớm muộn chúng tôi cũng cưới nhau, nên đây cũng không phải là một đòi hỏi hoang đường. Cả hai bên gia đình đều đã đồng ý. Và tiếp tục những ngày yêu đương liên miên, chụp ảnh cưới, ăn hỏi, đám cưới… cuộc sống như một giấc mơ với hai con người trẻ tuổi khi ấy. Chúng tôi nghĩ chuyện tình của mình thật đặc biệt, chúng tôi nghĩ mình yêu nhau nhiều hơn tất thảy những con người ngoài kia, chúng tôi có nhiều dự tính cho tương lai và đinh ninh rằng sẽ nắm chặt tay nhau đi hết đoạn đường này.

Đám cưới của tôi được tổ chức vào cái năm lạnh nhất của miền Bắc. Tôitrẻ con chẳng biết gì, nên mọi thứ đều được người lớn lo, từ việc đi thuê áo dài và áo cưới. Tôi không còn nhớ kiểu dáng chiếc váy tôi mặc ngày về nhà chồng, chỉ nhớ tôi đã rét run khi chàng đón tôi từ trong phòng ra tiếp khách hai họ. Soa-rê trắng rời khỏi căn ngõ nhỏ từ lúc 6h sáng để lên Hà Nội tổ chức ở nhà chồng.

Có lẽ tình yêu của chúng tôi đặc biệt thật, chúng tôi đều không biếtngười kia thích ăn món gì, thích màu gì, thích làm gì khi rảnh rỗi, thích đến những đâu khi buồn. Chúng tôi không có bài hát chung, không có một địa điểm quen thuộc để cả hai cùng nghĩ ra ngay nếu muốn tìm người kia, chúng tôi mâu thuẫn trong việc chọn quần áo, chọn đồ ăn sáng, chọn đi đâu cho mỗi buổi tối. Chúng tôi khác nhau. Nhưng chúng tôi cần nhau trong cuộc sống này.

Cuộc sống vợ chồng son êm đềm qua ngày, tôi đi học, chàng đi làm. Vợchồng trẻ con nên mọi vấn đề của cuộc sống lúc này đều rất đơn giản, những đứa trẻ thường ít khi thấy được sự phức tạp của cuộc sống.

Một năm sau, cô con gái đầu lòng chào đời. Bé sinh vào mùa hè, nên việchọc của tôi cũng không bị ảnh hưởng gì, ngoại trừ việc kiêng cữ. Vừa đi học, vừa nuôi con, tôi vẫn cảm thấy cuộc sống lúc đó là một điều kỳ diệu. Những buổi trưa vội vã, tranh thủ cho con bú no, để con ngủ với bố nó rồi tôi đi học. Đi học hai tiếng về, thấy “hai đứa” vẫn lăn ra ngủ ngon lành, tôi ngồi ngắm cái bức tranh hạnh phúc ấy hàng giờ không biết chán. Con gái thường quấy khóc vào đêm, mỗi lần dậy cho con ăn mà tôi gà gật vì thèm ngủ đến phát điên. Thấy vợ lục sục ngồi không yên, chồng lại trở mình, kéo tôi lại: “Tựa vào anh cho đỡ mỏi lưng đi mình.” Đêm nào cũng vậy, một đứa nằm ngủ nghiêng hàng giờ, một đứa ngồi tựa, một đứa cứ bú mớm no căng rồi quay ra quấy khóc. Căn phòng lúc nào cũng im lặng như tờ vào 5h sáng lúc tôi lừa đặt con được xuống giường, tranh thủ chợp mắt một lúc đợi trời sáng. Lúc đó mệt, nhưng nghe tiếng thở nhẹ nhẹ đều đều hai bên, tiếng con bé khóc mơ khe khẽ và tiếng chép miệng quen thuộc của chồng trong lúc ngủ, sao tôi thấy yêu cuộc sống này đến thế. Giá mà có thể mang “hai đứa” ấy, đến nơi nào đó, mà một đứa sẽ chẳng già đi, và một đứa cứ bé nhỏ mãi như thế. Ở đâu nhỉ?

Nhớ thời gian ở cữ, tôi được mọi người mang thức ăn lên tận phòng nhữngngày đầu tiên. Chồng tôi ngồi thổi từng thìa canh, xẻ thịt gà vào bát vì biết tôi sẽ lười gặm bẩn tay. Rồi những đêm muộn chàng vẫn phải làm việc, nhờ người trông cửa hàng được một lúc chàng tranh thủ phóng xe đi mua cho vợ họp gà tần. Đêm mùa thu, bố của con gái tôi trở về với hai túi áo nóng hổi vì gà tần và hạt dẻ nướng.

Tôi tin rằng, cuộc sống ấy là bất tận.

Thời gian trôi đi, và vì người ta vẫn còn quá trẻ, nên người ta nghĩ nóvẫn chưa trôi qua quá nhanh để thấy cuộc sống đổi thay quá nhiều.

Con gái tròn một tuổi, tôi ra trường và bắt đầu đi làm. Đúng lúc nàycông việc của chồng tôi gặp khó khăn. Cuộc sống không còn dễ dàng với bố mẹ trẻ con nữa. Chúng tôi phải thực sự bước ra khỏi sự bao bọc của bố mẹ hai bên để chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. Tôi mới đi làm, chàng thì lở dở với bao nhiêu công việc vụn vặt, công việc nào cũng không vừa ý và để trôi qua. Chúng tôi cãi vã, yêu nhau, chửi nhau, mâu thuẫn mẹ con, mâu thuẫn vợ chồng, vẫn yêu nhau, rồi lại cãi nhau, đi làm, rồi nghỉ làm, rồi lại đi làm. Vy cai sữa, Vy đi học, vợ trách chồng, chồng phàn nàn, ông bà buồn chán, Vy lớn như thổi, tiếp tục cãi nhau, chán nhau, cắn cấu nhau…

Rồi tôi cũng nhận ra rằng tình yêu cô đặc biệt đến đâu, thì những cuộchôn nhân đều phải nan ná giống nhau, vẫn có một vài điều kiện cần và đủ để duy trì. Nếu người ta không thể soạn thảo bộ luật về tình yêu, và lý giải tại sao con người ta yêu nhau, thì lại có hẳn một bộ luật tỉ mỉ cụ thể gọi là “Luật hôn nhân – gia đình” và ai cũng đọc được vanh vách lý do mình bỏ vợ hoặc chồng. Đấy, tình yêu và hôn nhân khác nhau chỉ ở chỗ một cái người ta chẳng nắm bắt được, còn một cái người ta cụ thể ra từng điều khoản và chi tiết.

Vy được gần 2 tuổi, chồng ở nhà hơn một năm trời, không tìm được việclàm, vì một chút mâu thuẫn và tự ái mà chàng lại dang dở. Chồng tôi sống những tháng ngày trầm uất và buồn chán: chơi game, bè bạn… và những cuộc vui chắc để quên đi sự bế tắc của mình trong cuộc sống.

Hai vợ chồng ở cùng bố mẹ chồng. Họ nghĩ tôi không biết cách bảo banchồng làm ăn. Thiết nghĩ, hơn ai hết chính bản thân rồi mới là người mong chồng đi làm lo cho vợ con. Nhưng tôi cũng thấy mình kém cỏi khi không nói được chồng, hoặc cách nói của mình chưa đạt đến cảnh giới để chồng nghe theo. Chàng vẫn hồn nhiên đi chơi đêm hôm chẳng cần nói với vợ một tiếng, vẫn những trận liên đấu ảo cả đêm, những lần trở về trong mùi rượu và thuốc lá.

Từng ấy thứ trong năm năm qua đã đẩy gia đình của đàn ông 29 và đàn bà25 đến một ngã ba đường mà mỗi người đang nhìn về một hướng.

Chồng chán nản bất cần vì gặp khó khăn trong công việc, vợ mệt mỏi vì cứmột mình lầm lũi lo cho con. Họ trách nhau rằng không biết cảm thông chia sẻ, động viên an ủi và xót xa. Họ nghĩ rằng tình yêu đã hết, ở với nhau chỉ vì trách nhiệm với cục vàng đang ngày càng khôn lớn.

***

Và một con đường mới…

Cơ hội cho công việc của chồng mở ra, cũng là công việc chàng rất thích,được làm những chiếc bánh, những thứ mà chàng vẫn tự hào là chàng nấu ăn giỏi và rất khéo tay.

Chồng tôi đi làm được hai tháng. Tháng đầu rất ok, thường xuyên mang đồăn hay gì đó về cho vợ, kể về công việc ở chỗ làm vui vẻ và hào hứng.

Sang tháng thứ hai, chồng lấy lý do công việc phải ở lại muộn, 11h mớivề được, tôi tin chồng nên cũng ok, về muộn được một thời gian, chồng lại lý do về muộn thế mà sáng 5h đã phải đi thì mệt lắm nên hôm nào muộn quá anh ngủ luôn chỗ làm nhé. Ừ thì cũng ok.

Khổ, ai nói tôi ngu cũng được chứ từ trước đến giờ bị bệnh tin chồng,không bao giờ nghĩ rằng có chuyện nọ chuyện kia, dù không phải tôi không nghi ngờ.

Rồi chuyện gì đến cũng đến, con đường mới ấy đang dẫn chúng tôi ra biển…

Chồng tôi bị phát hiện ngoại tình sau vụ xô xát với người yêu cũ của cô nhântình bé bỏng, làm cùng chỗ với chồng tôi.

Lúc đầu thấy mấy vết bầm tím trên mặt chồng, tôi còn tưởng chàng đi gâythù chuốc oán với hội chơi điện tử nào đấy, chồng bảo “bị đánh ghen đấy” tôi cười phá lên không tin. Xong ngẫm một lúc tôi bảo:

“Ừ thế thì mong là bị đánh ghen, chứ nếu bị hội nào thù ghét oánh chothì khổ cả đời vì chúng nó chả để mình yên đâu.”

Chồng giật mình.

“Sao tốt với anh thế, đến lúc này vẫn nghĩ cho anh à?”

“Ừ, vợ chồng mà!”

“Nhưng anh đã lừa dối em, những lần trước em nghi ngờ là oan cho anhđấy, nhưng lần này là thật.”

“Thật hả anh?”

“Ừ!”

“Bao lâu rồi?”

“Gần 2 tháng.”

“Bạn cùng chỗ làm à?”

“Ừ!”

“Cầm tay cầm chân hay ôm hôn gì chưa?”

“Chưa…”

“Thật không?”

“À, rồi…”

“Đến đâu rồi? Ngủ với nhau chưa?”

“Rồi, anh xin lỗi!”

“Ơ, ngủ với nhau thật à? Ơ, sao nhanh thế, mới quen mà!?”

“Không biết tại sao, anh cũng không muốn, lúc đầu chỉ nghĩ là vui vẻ bạnbè thôi, trêu đùa tý, ai ngờ lại thành thế này…”

“Anh có yêu không?”

“Không biết nữa nhưng không thể nói là không được.”

Và rồi từ đó tôi tìm được sợi dây kết nối mọi thứ lại với nhau. Tự nhiênmột tháng gần đây chồng không về nhà thường xuyên, cách ly hẳn với vợ, thường xuyên trách móc tôi không biết cách sống với nhà chồng, không khéo léo, không khí gia đình căng thẳng nên không muốn về nhà.

Chồng tôi nói đúng.

Tôi ương bướng và ăn thua trẻ con, việc gia đình không thể nói ai đúngai sai được, phải biết nhịn và khôn khéo nhưng tôi lại làm không nổi. Tôi cũng tự ngụy biện cho mình rằng gần hai năm vật lộn một mình nuôi con, chồng thì sờ sờ bên cạnh, nhiều lúc nó làm tôi phát điên.

Không phải tôi không biết chồng đang chán. Đang được chồng yêu thươngnhường nhịn, giờ quay ra lạnh lùng hắt hủi mình, phụ nữ có tự cao đến mấy lúc này cũng thấy tủi thân lắm. Nhận thấy mình sai một nửa trong cơ sự này, tôi cố gắng thay đổi, sống hòa hợp hơn với nhà chồng, tôi thật lòng làm vậy và tôi đã làm được.

Tưởng mình thay đổi thì chồng sẽ tốt hơn, vậy mà chồng vẫn đi biền biệt,tự nhủ là vì công việc, chồng ở nhà lâu quá nên đi làm thấy vui nên ham mê cũng tốt.

Ai ngờ, hai từ tôi chỉ toàn nghe người ta nói, giờ chính mình thốt lênmới thấy đau.

Chương tiếp theo sẽ được cập nhật nhanh nhất đến bạn đọc !

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/34377


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận