Khuôn Mặt Bị Đánh Cắp Chương 1


Chương 1
Lá cờ trắng trên nóc thánh đường Hồi giáo

Chín giờ sáng ngày 27 tháng Chín năm 1996. Có người gõ rầm rầm vào cửa trước. Cả nhà giật mình. Chúng tôi đã lo lắng suốt từ lúc bình minh tới giờ. Cha tôi bước vội vàng ra khỏi phòng. Mẹ tôi lo lắng nhìn theo cha. Mặt mẹ cau lại mệt mỏi. Suốt đêm qua mẹ không ngủ. Không ai ngủ được. Đạn pháo rocket đã nã khắp thành phố cho đến tận hai giờ sáng. Chị gái tôi, Soraya, và tôi thì thào trong bóng tối. Chúng tôi không thể im được cả khi đã yên ắng trở lại. Không nơi nào người ta có thể thực sự ngủ yên.

Hẳn bạn nghĩ rằng, lớn lên ở Kabul, chúng tôi đã quen với việc trở thành mục tiêu của rocket. Tôi mười sáu tuổi và tôi đoan chắc rằng mười sáu năm nay tôi vẫn luôn nghe thấy chúng. Thành phố đã bị bao vây từ rất lâu rồi. Nó cứ bị tấn công, bị oanh tạc rồi lại bị tấn công. Quân kẻ cướp giết người dội lửa khói xuống đầu chúng tôi, xua chúng tôi ra ngoài, thỉnh thoảng hun cho chúng tôi phải chạy hẳn ra khu hầm trú ẩn ở tít xa. Thêm một đêm biến động nữa cũng chỉ nằm trong cái thông lệ này mà thôi.  Truyen8.mobi

Nhưng hôm nay thì có vẻ khác hẳn.

Cha tôi quay trở vào trong bếp. Ngay phía sau cha là cậu em họ Farad của chúng tôi. Nó thở hổn hà hổn hển, mặt tái mét như cái xác chết, như thể đang run từ trong ruột run ra. Gương mặt nó lộ vẻ hoảng sợ. Nó nói một cách khó khăn, các từ ngữ ríu vào nhau với những quãng ngắt bất thường.

“Cháu đến... để xem bác có sao không. Mọi việc ổn chứ ạ? Bác không thấy gì à? Bác không biết gì phải không? Nhưng bọn chúng đến đây rồi! Vâng, bọn chúng chiếm Kabul rồi. Taliban đang ở Kabul. Bọn chúng không đến nhà bác à? Chúng không đòi thu hết vũ khí ư?” Truyen8.mobi

“Không. Không ai đến cả,” cha tôi lẩm bẩm. “Nhưng cả nhà đã thấy cờ trắng bay trên nóc thánh đường. Và từ sáng đến giờ đã lo đến khả năng xấu nhất. Daoud trông thấy nó sáng nay.”

Khoảng năm giờ sáng nay, vừa đi xuống lấy nước ở vòi nước công cộng của khu nhà như thường lệ, Daoud, anh trai thứ của tôi, đã hộc tốc chạy về, chiếc xô cầm trên tay vẫn rỗng không. “Con nhìn thấy có cờ trắng trên nóc thánh đường và một lá nữa bên trường học!”

Cờ của Taliban. Nó chưa từng bay trên bầu trời Kabul trước kia. Tôi mới chỉ nhìn thấy nó trên truyền hình hoặc trong các bức ảnh đăng báo mà thôi.

Chúng tôi vẫn biết Taliban ở rất gần. Khắp thành phố người ta kháo nhau rằng chúng chiếm cứ một nơi cách thủ đô khoảng 10 hay 15 cây số gì đó. Nhưng không ai thực sự nghĩ rằng chúng sẽ tiến xa đến thế. Vào tận Kabul. Chúng tôi vẫn cố gắng tìm kiếm thông tin nào đó trên đài hoặc ti vi, nhưng không có gì cả. Không một tin tức nào. Cả đài lẫn ti vi đều bặt tiếng từ sáu giờ tối hôm qua. Sáng nay, cha tôi đã gắng liên lạc với những người thân khác ở Kabul thêm lần nữa. Nhưng đều vô ích. Điện thoại đến giờ vẫn bị ngắt.

Lòng lo lắng, tôi loay hoay vặn cái nút bấm trên đài. Đài này chạy bằng pin, nhưng chỉ phát ra những tiếng rè rè. Cả Đài phát thanh Kabul, đài địa phương, cả đài BBC, lẫn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, mà tôi thử vận may, đều không có tín hiệu... Nếu Farad không liều đạp xe như điên đến đây, băng qua hai cây số đầy nguy hiểm ngăn giữa hai vùng của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ chẳng hay biết gì, không gì cả ngoài những lá cờ trắng đang phần phật bay kia.

 Những gì Farad trông thấy khiến nó khiếp sợ đến nỗi gần như cấm khẩu. Rồi đột nhiên lời lẽ nó tuôn trào ra thành một tiếng kêu dài nghèn nghẹt.

“Chúng treo Chủ tịch Najibullah và em trai ông ta ở quảng trường Ariana... Cảnh tượng gớm guốc. Thật kinh khủng.” Truyen8.mobi

Farad hết quay sang cha tôi lại sang Daoud, và luôn nhìn mấy người phụ nữ chúng tôi một cách đầy đau khổ. Người ta đã đồn đại những điều kinh hoàng về cách Taliban đối xử với phụ nữ ở những khu vực chúng đã chiếm được. Tôi chưa từng thấy Farad bị kích động đến thế, mắt nó trừng lên hoảng sợ.

“Bác có tưởng tượng nổi không? Chủ tịch nước Najibullah! Chúng treo ông ta lên bằng ống nhựa. Trên quảng trường rất đông người. Chúng bắt họ phải nhìn... phải đứng đấy mà xem. Chúng đánh họ. Cháu nhìn thấy cảnh ấy.”

Năm chúng tôi cứng đờ cả người. Chúng tôi không nói được lời nào đáp lại.

Từ lúc tinh mơ, dù đã nghe anh tôi báo về những lá cờ trắng, tôi vẫn không chịu tin. Quân chính phủ hẳn phải rút lui chỉ để tinh giản lực lượng và sẽ lại chiến đấu, tôi tự nhủ. Đơn giản là họ đang đóng trú tạm thời ở đâu đó hơi xa một chút về phía Bắc, một vùng ngoại ô khác của thành phố. Lực lượng Kháng chiến Mujahidin không thể bỏ rơi Kabul được.

Tôi đã nghe và đọc về Taliban nhiều đến nỗi tôi những muốn lờ đi các thông tin ấy, tự dối mình rằng chúng chỉ là những tin đồn nhảm. Đài Kabul tường thuật rằng chúng giam cầm phụ nữ trong nhà, không cho họ đi làm hoặc đi học. Phụ nữ không còn được sống nữa. Bọn Taliban bắt đi trẻ em gái, đốt nhà cửa của nông dân, dùng vũ lực cưỡng ép đàn ông gia nhập quân đội. Bọn Taliban muốn hủy diệt đất nước chúng tôi.

Ngày hôm qua, cuộc sống ở Kabul vẫn “bình thường”, bất chấp những đống đổ nát và cuộc nội chiến. Ngày hôm qua, tôi đã đi cùng chị đến hiệu may thử những bộ váy áo mà chúng tôi sẽ mặc ở đám cưới vốn phải diễn ra hôm nay. Lẽ ra sẽ có âm nhạc. Lẽ ra chúng tôi sẽ nhảy.

Cuộc sống không thể cứ thế ngừng lại vào ngày 27 tháng Chín năm 1996! Tôi 16 tuổi và vẫn còn quá nhiều việc phải làm - đơn cử như phải thi đỗ kỳ thi đầu vào khóa học báo chí ở trường đại học chẳng hạn. Không, việc Taliban sẽ chiếm đóng Kabul là tuyệt nhiên không thể. Đây chỉ là vận rủi tạm thời mà thôi.

Tôi nghe thấy cha tôi đang tranh luận với Daoud, nhưng chỉ nghe được lõm bõm, bởi tôi đang quá bối rối.

“Najibullah là người Pashtun y hệt như chúng mà. Đi thanh toán một đồng bào Pashtun, thật điên quá. Và chúng bắt ông ta ngay trong tòa nhà của Liên hợp quốc. Rồi chúng treo ông lên. Điều này quả vô nghĩa lý.”

Cha tôi cũng là người Pashtun, nhóm sắc tộc chiếm đa số ở đất nước chúng tôi. Giống như nhiều người khác, cha đã nghĩ rằng nếu chẳng may quân Taliban có đánh chiếm thủ đô, thì chắc chúng sẽ vây bắt Najibullah, nhưng không phải để đem treo ông ta, mà là để giải phóng ông ta và đề nghị Najibullah tham gia vào chính quyền mới của chúng.

Người Kabul vốn không mấy ưa Najibullah, người một thời đứng đầu chính phủ nước tôi. Ông ta vốn là một người có thể nhảy từ phe này sang phe kia dễ như bọn buôn lậu ma túy và vũ khí đi qua biên giới giáp Pakistan vậy. Cha tôi lên án ông ta rất gay gắt và cho ông ta là một tên phản quốc. Tham nhũng và tội phạm. Najibullah từng đứng đầu Sở Mật vụ Cộng sản Afghanistan - Sở Khad, phiên bản nội địa nham hiểm hơn nhiều của KGB Liên Xô. Hồi diễn ra vụ lật đổ tháng Tư năm 1992, khi lực lượng Kháng chiến bao vây Kabul, ông ta mặc nhiên chuồn mất. Quân Kháng chiến đã bắt được ông ta tại sân bay, nơi ông ta sắp lên máy bay đến đâu đó ở nước ngoài. Khi Najibullah bị bắt phải ở lại, ông ta tới lánh nạn trong tòa nhà của Liên hợp quốc cách Quảng trường Ariana không xa, rồi từ đó ông ta không bao giờ ló ra ngoài nữa. Nghĩa là cho đến hôm nay.

Tôi vẫn còn là một đứa trẻ khi Chủ tịch Najibullah đọc diễn văn kêu gọi hòa giải giữa các phe của lực lượng Kháng chiến. Ông ta đã đứng trên chính cái quảng trường Farad vừa nhìn thấy ông ta bị treo lên. Nếu quân Taliban có thể vào lôi cổ một cựu Chủ tịch nước ra khỏi trụ sở Liên hợp quốc ở Kabul, thì điều này chỉ có nghĩa là khủng bố và hỗn loạn giờ đã thống trị ở đất nước chúng tôi.

Cậu em họ Farad của tôi vẫn đang khiếp đảm. Em tôi cũng đang lo lắng cho cha mẹ mình nữa, và không muốn đi ra khỏi nhà quá lâu. Truyen8.mobi

“Nếu phải ra khỏi nhà, bác ạ, nhớ cẩn thận. Cháu đã trông thấy chúng đánh người bằng những cái roi rất to. Nom chúng thật đáng sợ, chúng mặc những cái quần dài mềm thượt như dân Pakistan ấy. Chúng đi xe tải mui trần khắp thành phố, chỉ thỉnh thoảng dừng lại đánh người trong đám đông - nhất là ai không có râu. Mà bác lại không để râu.”

Farad cũng không có râu. Liệu có cậu bé 16 tuổi nào đi để râu kèm với quần bò và giày thể thao không? Một cậu bé 16 tuổi, giống như rất nhiều người khác, thích nghe nhạc rock và mơ về những câu chuyện tình Ấn Độ đa sầu đa cảm mà chúng tôi thường đọc.

Tất cả bọn Taliban đều để râu. Chúng nhấn mạnh rằng râu phải dài bằng một gang tay. Chúng không bao giờ đội pakol, một loại mũ nồi truyền thống của người Afghanistan chúng tôi, vốn là dấu hiệu của lực lượng Kháng chiến. Rất nhiều người trong số chúng không phải là người Afghanistan, hoặc thậm chí không phải dân tộc Pashtun nữa. Pakistan hỗ trợ cho chúng và chiêu mộ chúng ở nước ngoài. Những hình ảnh trên truyền hình và lời kể của các nhân chứng ở các tỉnh bị Taliban chiếm đóng chứng tỏ rằng trong hàng ngũ của chúng có rất nhiều người Pakistan, nhưng còn có cả những người Ả Rập đến từ nhiều quốc gia Hồi giáo khác. Đa phần trong số chúng thậm chí còn không nói ngôn ngữ của chúng tôi.

Cha tôi đang nhìn ra phố từ hành lang căn hộ của mình. Xung quanh vẫn yên ắng như tờ. Cờ của Taliban vẫn tung bay một cách hiền hòa trên nóc thánh đường. Nhưng trong đầu chúng tôi đang đầy bão tố. Chúng tôi nhìn nhau. Farad uống vội ly trà nóng. Cha tôi từ hành lang trở vào và lắc đầu. Ông không thể bắt mình tin rằng Taliban thực sự đã đem treo Najibullah.

Sáng nay cha tôi và tôi sẽ không chạy bộ cùng chú chó Bingo nữa. Sáng nay cha đang tự hỏi mình cả nghìn câu hỏi câm lặng. Cha giữ chúng cho mình bởi cha không muốn mẹ phải lo lắng thêm nữa sau những thử thách của 17 năm chiến tranh ròng rã. Chiến tranh, xung đột, đó thực sự là tất thảy những gì tôi biết kể từ khi tôi chào đời vào ngày đầu xuân, 20 tháng Ba năm 1980. Nhưng kể cả dưới thời Xô viết, dưới hỏa lực của những phe phái thù địch, giữa những đống đổ nát, thì chúng tôi vẫn sống tự do ở Kabul.

Nhưng giờ thì cha tôi có thể mang lại cho gia đình mình một cuộc sống như thế nào đây? Số phận các con ông sẽ ra sao? Tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình đầm ấm, vừa mộ đạo vừa phóng khoáng. Chị cả của tôi, Chakila, đã lấy chồng và sống với bố mẹ chồng, như phong tục xưa nay vẫn vậy. Họ sống ở Pakistan và chị tôi đang chờ chồng chị đang sống ở Mỹ nhắn chị sang đó. Chị hai Soraya năm nay 20 tuổi, còn độc thân và suốt ba năm qua làm tiếp viên cho hãng Hàng không Ariana. Chị về nhà hôm kia sau chuyến bay định kỳ đến Dubaivà đã định rời nhà sáng nay. Anh trai thứ Daoud là sinh viên kinh tế, còn tôi, ừm, tôi vừa đỗ vòng đầu của kỳ thi sẽ đưa tôi trở thành nhà báo. Đó là nghề tôi luôn mơ ước. Cha tôi và cả nhà tôi vẫn luôn hy vọng rằng tôi sẽ thành công trong học tập, trở thành phóng viên và đi khắp đất nước để tự kiếm sống. Chẳng lẽ mọi thứ đó có thể đổi thay chỉ trong chốc lát ư? Truyen8.mobi

Tôi cần đi đến quảng trường Ariana để xem chuyện gì đang xảy ra. Chị tôi cũng vậy. Chúng tôi phải thấy tận mắt mới tin được. Tin được rằng Taliban thực sự ở đây, trong thành phố của chúng tôi, rằng chúng thực sự đã đem treo Najibullah và em trai ông ta, rằng cái thảm họa mà cho đến tận hôm qua tôi vẫn không chịu nghĩ rằng nó có khả năng tồn tại, giờ đây đang thực sự treo trên đầu chúng tôi. Anh lớn của tôi, Wahid, người đã ở trong quân đội vào thời kỳ Liên Xô chiếm đóng, rồi sau đó bị dụ dỗ gia nhập hàng ngũ Kháng chiến của Thủ lĩnh Massoud, đã luôn nói về quân Taliban khi chúng đang tiến dần về phía Nam, “Mọi người không hình dung nổi sự hỗ trợ từ các thế lực nước ngoài dành cho chúng đâu. Không một ai ở Kabul biết cả. Bọn chúng thực sự hùng mạnh lắm. Chúng có những phương tiện cực kỳ hiện đại. Chính phủ sẽ không bao giờ địch nổi chúng đâu.”

Lúc đó chúng tôi đã nghĩ rằng anh chỉ bi quan. Giờ chúng tôi mới biết rằng anh ấy hoàn toàn đúng. Nhưng để tự thuyết phục mình thì tôi phải tới nhìn đám Taliban ấy bằng chính mắt mình mới được.

Cha tôi cũng muốn đi. Chúng tôi sẽ đi ô tô. Anh Daoud sẽ ở nhà với mẹ tôi, mẹ quá yếu đuối trước những cảnh tượng kiểu này.

Farad cố ngăn chúng tôi lại. “Mọi người đừng ra ngoài,” nó nói với cha tôi. “Không an toàn đâu ạ. Cứ ở nhà đi.”

Nhưng chúng tôi cần phải đích thân chứng kiến những sự kiện không thể tin nổi này. Giả sử tôi thực sự là một phóng viên rồi, thì đến quảng trường đó còn là bổn phận của tôi nữa. Tôi chưa từng nhìn thấy Najibullah, trừ vài lần trên truyền hình mà tôi không nhớ rõ lắm bởi lúc đó tôi còn quá nhỏ. Gần đây nghe người ta nói ông ta đang viết tiểu sử tự thuật. Tôi nôn nóng chờ đọc nó. Bởi kể cả những kẻ phản bội, kể cả những ai ủng hộ cho Liên Xô cũ, đều là một phần của lịch sử đất nước tôi gần đây. Nếu muốn trở thành một nhà báo, tôi cần phải đọc mọi thứ, phải biết mọi chuyện và phải hiểu tất cả.

Chị Soraya và tôi cẩn thận mặc váy dài và choàng chador, những tấm áo trùm mà chúng tôi thường chỉ quấn ở nhà khi cầu nguyện. Y phục thường vận của tôi là quần chạy bộ, áo len cổ lọ hoặc áo thun, thêm một đôi giày thể thao. Nhưng hôm nay thì không. Chúng tôi đã được cảnh báo rồi. Cha tôi đi lấy xe đậu ở gần thánh đường, cách nhà chúng tôi ở không xa lắm. Farad đi theo xuống tầng dưới, vác chiếc xe đạp Trung Quốc chắc chắn của nó trên vai. Chúng tôi cùng đợi cha tôi đánh xe đến ở dưới nhà.

Một trong những người hàng xóm kêu to lên với chúng tôi, “Ông và các cháu hay tin gì chưa? Hình như chúng treo cổ Najibullah ở Quảng trường Ariana đấy. Mọi người nghĩ sao?”

Cha tôi kín đáo ra hiệu chúng tôi nên cảnh giác. Ở Kabul và thậm chí trong quận chúng tôi ở, tên là Mikrorayna, không bao giờ biết rõ được là mình đang nói chuyện với người như thế nào. Bốn khu hiện đại tạo thành quận phía Đông của thủ đô Kabul này do Liên Xô xây dựng, tạo thành một kiểu làng mạc bằng bê tông. Những lô chung cư lớn này được đánh số lô Một, lô Hai và vân vân theo kiểu Liên Xô. Chúng tôi cũng có trung tâm thương mại và trường học của khu. Có nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Afghanistan từng sống ở đây, bởi khu vực này được coi là tiện nghi hơn và sang trọng hơn các khu có những ngôi nhà kiểu truyền thống. Phần lớn cư dân ở đây đều biết nhau và dĩ nhiên là chúng tôi biết người này. Có điều chúng tôi không biết sáng nay ông ta sẽ chọn ngọn cờ nào để đi theo mà thôi.

Chị Soraya lịch sự trả lời với giọng ngọt ngào điềm tĩnh thường thấy của chị. “Chúng cháu cũng đã nghe tin này. Chúng cháu đang định đi xem chuyện gì đang diễn ra.”

“Con gái tôi chắc sẽ rất muốn đi cùng các cháu.” Truyen8.mobi

Farad nói thầm với Soraya, “Tốt hơn là đừng cho bất kỳ ai đi cùng chúng ta. Làm sao biết được chuyện gì có thể đang xảy ra ở đó chứ.”

Farad có các em gái nhỏ và có tinh thần trách nhiệm rất cao. Nên dù cô con gái người hàng xóm cứ một mực xin đi, thì chúng tôi “không” vẫn hoàn “không”.

Chúng tôi lái xe dọc theo con đường đến quảng trường trung tâm Kabul. Ngồi ở sau xe với chị Soraya, tôi nghĩ tới cái đám cưới mà chúng tôi sẽ không đến dự. Hồi sớm, khi tôi than phiền tiếc những bộ váy hôm nay định đi lấy ở hiệu may, mẹ tôi đã mắng tôi rất gay gắt. “Con không biết chuyện gì đang xảy ra ở đây, hả Latifa? Mà con lại còn nói về váy với chả áo!”

Cha tôi can thiệp. “Đừng lo, cha sẽ đi lấy chúng sau.”

Tôi biết mình là một cô bé tuổi teen vốn được cha và các chị gái yêu chiều quá mức. Cho đến tận lúc này cuộc sống của tôi vốn rất tự do. Trường phổ thông, trường cao đẳng, bể bơi các ngày Chủ nhật, các chuyến lượn shopping với bạn bè săn lùng những băng cassette và video mới nhất, những cuốn tiểu thuyết để đọc ngấu nghiến tận khuya trên giường. Tôi khẩn cầu rằng lực lượng Kháng chiến sẽ không làm chúng tôi thất vọng.

Cha tôi dừng xe lại giữa đường. Một người bạn của cha, một dược sĩ, khi nhìn thấy cha tôi sau vô lăng đã ra hiệu cho cha dừng lại. Anh trai chú ấy là một quan chức quan trọng trong chính phủ. “Nếu anh đang đến Quảng trường Ariana, tôi sẽ quay về ngay lập tức.”

“Chúng tôi muốn thực mục sở thị mọi điều.”

“Thôi được. Nhưng hãy cẩn thận. Và trên đường về nhớ ghé vào chỗ tôi. Tôi có điều muốn nói với anh.”

Đường phố vắng vẻ hơn bình thường. Chúng tôi nhìn thấy vài người đàn ông, còn phụ nữ hầu như vắng bóng. Những gương mặt tôi nhìn thấy đều rắn đanh và vô cảm. Dường như mọi người đều trong trạng thái choáng váng. Nhưng không khí lại có vẻ yên tĩnh đến lạ lùng.

Chúng tôi mất 15 phút để ra đến đại lộ chạy giữa sân bay và Quảng trường Ariana. Ở đây giao thông ùn tắc. Đây là khu trung tâm hiện đại của thành phố. Cha tôi bảo sẽ chỉ đi một vòng rất nhanh qua đây rồi sau đó sẽ đỗ xe cách một quãng xa. Chúng tôi chạy qua Đại sứ quán Mỹ, trụ sở đài truyền hình và tòa nhà của hãng Hàng không Ariana. Tất cả các cánh cửa đều đóng thật chặt.

Mắt chị Soraya đẫm lệ. “Có lẽ con sẽ không bao giờ được đến làm việc ở đây nữa. Cả trung tâm truyền hình cũng đóng cửa mất rồi.” Truyen8.mobi

Cha tôi rẽ ở góc Đại lộ Hòa bình, nơi tòa nhà Liên hợp quốc tọa lạc. Phía trước chúng tôi là Bộ Quốc phòng, nơi Thủ lĩnh Massoud từng đặt văn phòng của ông. Và ở đó chúng tôi nhìn thấy nó. Ngay đối diện khách sạn Ariana, sang trọng nhất và tiếp đón nhiều du khách cũng như các nhà báo phương Tây nhất Kabul, có một thứ đài quan sát dành cho nhân viên cảnh sát gác cổng Bộ này. Hai thi thể đung đưa trên giá treo cổ dựng vội. Cha bảo chúng tôi nhìn thật nhanh, bởi ông không định đi quanh quảng trường lần nữa.

“Hãy nhìn kỹ mặt họ. Chúng ta muốn biết chắc đó có đúng là Najibullah và em trai hay không.”

Quả đúng là họ. Họ đu đưa sát bên nhau, cựu chủ tịch nước Najibullah vận quần áo Afghanistan truyền thống, còn em trai ông ta mặc âu phục. Một người bị treo lên bằng một cái ống nhựa luồn dưới hai cánh tay, người kia bị luồn qua cổ. Khuôn mặt Najibullah vẫn có thể nhận dạng được mặc dù đã xanh nhợt và có những vết bầm dập lớn màu nâu vàng. Chắc ông ta đã bị đánh cho nhừ tử trước khi bọn chúng đem treo ông ta lên. Em trai ông ta mặt không bị tổn thương, nhưng tái nhợt như sáp. Bọn chúng cắm thuốc lá đầy mồm Najibullah, nhồi những tờ tiền giấy vào túi áo túi quần của ông ta như để chứng minh cho tính tham lam của ông ta. Nom ông ta giống như đang nôn mửa ra những điếu thuốc lá.

Cảnh tượng này nhục nhã và khủng khiếp đến độ tôi òa khóc. Tôi vừa thấy ghê tởm vừa sợ hãi. Chị tôi cũng vậy. Nhưng không ai trong chúng tôi rời mắt nổi khỏi cảnh đó.

Cha tôi đỗ xe cách đám đông một khoảng khá xa. Khi tắt máy, cha nói, “Giờ cha sẽ quay lại quảng trường, nhưng các con phải ở trong xe. Ở nguyên đấy. Cha vừa nhìn thấy chú dược sĩ. Chú ấy hẳn đã đổi ý và quyết định cũng đến đây. Cha sẽ đến nói với chú ấy một tiếng.”

Chỉ còn chúng tôi ở lại, nép vào nhau và chăm chú nhìn những nhóm người nhỏ tụ lại rồi tản ra ở đằng xa.

Farad đã không hề phóng đại. Đám Taliban đang cầm những chiếc roi - hay đúng hơn là một loại dây kim loại nào đó. Chúng quật tùy tiện ra xung quanh và chẳng thèm đếm xỉa đến người qua đường. Chúng bắt họ phải tập trung trên quảng trường và chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đó. Tôi không thể nhìn thấy rõ những chiếc roi của bọn chúng. Chị Soraya cho rằng đầu roi được bọc chì. Tôi thì không chắc.

“Nhưng đúng đấy,” chị quả quyết. “Em nhìn kỹ mà xem. Tên kia đang đánh một cậu bé kìa. Hãy trông cậu bé gập cả người lại. Một sợi dây bình thường không gây đau đớn nhiều đến thế đâu.” Truyen8.mobi

Mười phút trôi qua. Ngồi trơ trọi trong xe, ẩn sau những tấm chador, đầu cúi thấp, lúc này chúng tôi im lặng. Cả hai chị em tôi đều nghĩ về cái tai họa vừa mới ập xuống thành phố chúng tôi và lo sợ không biết liệu chuyện gì sẽ xảy đến với mình. Tin đồn về Taliban thì nhan nhản. Tôi sợ rằng tôi sẽ không được vào đại học. Thậm chí tôi sẽ không có được trình độ học vấn mà mẹ tôi đã có. Mẹ đã học phổ thông trung học ở Zarghouna. Mẹ không phải mặc áo trùm. Cha của mẹ đã mua cho mẹ một chiếc xe đạp giống như chiếc xe của tôi để mẹ đến trường. Mẹ lớn lên vào cái thời mà các cô gái mặc váy dài ngang đầu gối. Mẹ có tấm bằng y tá, làm việc trong bệnh viện, rồi theo chuyên ngành phụ khoa và có thêm một bằng cấp cao hơn. Năm nay mẹ đã bốn mươi tám, đã nghỉ hưu và mệt mỏi vì phải nuôi nấng năm đứa con và dành phần lớn đời mình chăm sóc những phụ nữ ốm đau. Nhưng cứ hai hoặc ba lần một tuần mẹ tôi vẫn khám cho bệnh nhân ở nhà, miễn phí.

Đất nước chúng tôi cần những người phụ nữ của mình. Nhiều năm nay chỉ toàn là phụ nữ đảm nhận những công việc hành chính, giáo dục và y tế. Có quá nhiều quả phụ, quá nhiều trẻ em, quá nhiều công tác cấp cứu và chăm sóc dự phòng cần phải được tiến hành. Quá nhiều cuộc chiến thường nhật chống lại sự mù mờ về y học hiện đại của mọi người. Mẹ tôi đã trải qua nhiều đau khổ đến nỗi việc quân Taliban tràn vào Kabul sẽ quá mức chịu đựng của bà.

Cha tôi đang quay lại. Chúng tôi nhìn thấy cha từ đằng xa. Đôi vai cha so lại. Cha ngồi vào sau vô lăng mà không nói một lời. Đầu cha cúi xuống. Chúng tôi tôn trọng sự im lặng của cha.

Sau đó, khi nổ máy xe, cha mới bắt đầu nói. Truyen8.mobi

“Cha đã nói chuyện với chú dược sĩ. Anh trai chú ấy bảo rằng ngay trước khi đội quân của Thủ lĩnh Massoud rời khỏi thành phố, một trong những người bạn của Thủ lĩnh đã đến tìm Najibullah trong tòa nhà Liên hợp quốc để cảnh báo ông ta và đề nghị ông ta rời khỏi thành phố cùng họ. Nhưng Najibullah từ chối. Ông ta nói rằng ông ta đang viết dở cuốn sách của mình. Ông ta cũng nói rằng Taliban sẽ dành cho mình một vị trí quan trọng, thậm chí là chức thủ tướng không chừng. Thế nên ông ta đã ở lại.”

Thực ra nhiều người đã nghĩ rằng nếu Taliban chiếm chính quyền, thì nhà vua sẽ hồi hương và Najibullah một lần nữa sẽ đảm nhận một nhiệm vụ cao cấp nào đó. Nhưng giờ thì ông ta đang đung đưa trên Quảng trường Ariana.

Cha tôi lại nói tiếp. “Ông ta ở lại trong tòa nhà Liên hợp quốc mà không có ai bảo vệ. Khoảng bốn giờ sáng nay ban lãnh đạo Sở Mật vụ Pakistan đến gặp ông ta. Chúng mang theo một văn kiện bắt ông ta phải ký vào ngay lập tức. Văn kiện này đã được chuẩn bị sẵn, ký vào đó nghĩa là ông ta chính thức thừa nhận các biên giới hiện nay của Pakistan, cho chúng toàn bộ vùng Peshawar mà ngày xưa từng thuộc về Afghanistan. Chúng còn yêu cầu Najibullah cung cấp danh sách các kho vũ khí và kho đạn dược Liên Xô bỏ lại ở Kabul. Nhưng ông ta không chịu ký. Chúng đã đánh và giết chết ông ta, rồi đem treo ông ta ngoài quảng trường. Ông ta chết như thế này là do ông ta cả. Là lỗi của ông ta... Ông ta đã không lường được rằng Taliban dám xông vào cả trụ sở Liên hợp quốc. Thế nhưng chúng đã dám đấy. Chỉ có Đấng Allah mới biết chúng có thể làm gì nữa đây.”

Những điều mà chú hàng xóm cho cha tôi hay có thể tin được. Họ vốn là bạn tốt của nhau. Họ hay cùng chơi cờ và đã trở thành thân thiết. Hình như anh trai chú dược sĩ này đã rời khỏi Kabul sáng nay. Không đời nào có chuyện ông ấy giao nộp vũ khí của mình.

Chúng tôi chầm chậm quay về căn hộ của chúng tôi, quan sá 7260 t và tiếp nhận mọi chuyện đang diễn ra trên đường phố. Những người phụ nữ bế con hoặc lôi tay bọn trẻ đang hối hả trở về nhà sau khi đến trung tâm để nghe ngóng tin tức. Thành phố yên ắng đến độ chúng tôi có thể nghe thấy cả tiếng vọng bước chân họ. Một vài thiếu niên tụm lại bàn tán về những gì trông thấy. Chúng vung tay vung chân loạn xạ. Ai cũng nhắc đến Najibullah. Khi về đến khu chung cư, chúng tôi đi thật nhanh lên tầng trên vì sợ hàng xóm có thể hỏi han này nọ.

Mẹ tôi thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy chúng tôi bước vào cửa. “Mấy cha con đã trông thấy ông ta à? Có đúng là ông ta không?”

Chúng tôi kể cho mẹ nghe tất cả. Mẹ bất chợt cảm thấy cần ngồi xuống.

Chị Soraya, lúc trước vẫn yên lặng, định bắt đầu kể về những chiếc roi của đám Taliban, nhưng cha ra hiệu cho chị ngừng lại. Bác sĩ đã dặn chúng tôi phải giữ cho mẹ càng bình tâm càng tốt. Thần kinh của mẹ sẽ không chịu nổi cú sốc cảm xúc nào nữa. Gương mặt mẹ nhợt nhạt khủng khiếp dưới mái tóc đã ngả màu hoa râm buộc túm lại đằng sau. Cái nhìn của mẹ hướng đến chúng tôi đầy khổ sở. Truyen8.mobi

Cha tôi lại đi ra ngoài để gặp chú bạn, nhưng không mang thêm tin gì về. Cả điện thoại lẫn đài đều không hoạt động. ông dự định sẽ ra ngoài một lần nữa để mua sẵn pin trước khi đêm xuống. Chúng tôi đã dự trữ một ít nhu yếu phẩm: gạo, vốn là thức ăn hàng ngày của chúng tôi, rồi mì tôm, dầu ăn và bột mì, phòng khi các hiệu bánh mì đóng cửa. Cha tôi trữ sẵn những thứ này từ đầu tuần, khi cuộc chiến rõ ràng đã leo thang tới mức ác liệt chưa từng thấy.

Chúng tôi đã quen bị mất điện rồi. Điện là một nàng tiên đỏng đảnh ở Kabul. Nàng xuất hiện vào những thời điểm nhất định khoảng hai hay ba ngày, rồi lại biến mất. Vì thế chúng tôi phải dùng gas và đèn dầu thay thế. Để nấu ăn và đun nước chúng tôi dùng những vòng bếp ga lấy khí đốt từ một bình chứa khoảng 10 đến 14 lít. Chúng dễ mua nhưng trị giá cả một gia tài. Chúng tôi có phòng tắm và vòi nước, nhưng chúng đã cạn khô lâu rồi. Hệ thống ống nước không hoạt động ở khu chúng tôi cũng như bất kỳ nơi nào khác. Chúng tôi là quần áo bằng cái bàn là kiểu cổ mà khi là phải hơ nóng lên trên lửa. Trong lúc bàn là còn đang nóng, chúng tôi cho hàng xóm mượn. Ở Kabul chúng tôi chia sẻ và trao đổi với nhau rất nhiều thứ. Không thứ gì còn hữu dụng cho ai đó lại bị bỏ phí cả.

Lúc mười một giờ chúng tôi giật mình vì âm thanh phát ra từ đài phát thanh. Nó đã được đổi tên thành Đài Sharia, tên của những giáo luật rút ra từ kinh sách của đạo Hồi. Đầu tiên là những bài ca đạo. Chúng kéo dài rất lâu. Sau đó là giọng một người đàn ông đọc lại một tiết trong kinh Koran, rồi nói tiếp:

Đức tiên tri đã nói với môn đệ của Người rằng công việc của họ là ngăn chặn cái ác và nâng cao đức hạnh. Chúng ta đến để phục hồi trật tự. Từ bây giờ trở đi, luật pháp sẽ được lập ra bởi các giáo chức. Các chính phủ tiền nhiệm đã không tôn trọng tôn giáo. Chúng ta đánh đuổi họ và họ đã bỏ chạy. Nhưng kể từ bây giờ tất cả những ai đã tham gia vào chế độ cũ sẽ không hề hấn gì khi ở bên chúng ta. Chúng ta yêu cầu các anh em hãy nộp lại vũ khí, hãy đặt chúng trước cửa nhà của mình hoặc ở thánh đường. Và vì những lý do an ninh, chúng ta yêu cầu phụ nữ không rời khỏi nhà của mình trong thời gian này.

Tiếp theo bài diễn văn bằng giọng điệu hung hăng như khạc ra lửa này là những bài ca đạo cho đến tận trưa. Sau đó đài lại ngừng phát. Chúng tôi sẽ phải đợi đến tận tối để nghe thêm bất cứ tin gì. Có thể sau đó chúng tôi sẽ may mắn nghe được đài BBC hay chương trình phát thanh bằng tiếng Ba Tư(1) của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.

Làm gì trong lúc chờ đợi đây ngoài việc nghĩ đến những viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra và ôn lại những hình ảnh khủng khiếp? Chúng tôi thậm chí còn quên cả ăn uống.

Có tiếng gõ cửa. Đó là người quản lý tòa nhà đến thông báo về những mệnh lệnh của Taliban. Ông ta báo cho cha tôi phải đến thánh đường ngay gần đó để giao nộp toàn bộ vũ khí. Chúng tôi không có súng ống gì, chỉ có hai khẩu súng cổ đang treo trên tường.

Cha cân nhắc rất lâu trước khẩu súng trường cũ từ thập kỷ hai mươi của thế kỷ trước, thời quân ngũ của cụ nội tôi trong cuộc chiến tranh chống quân Anh xâm lược. Cha đã cẩn thận treo nó ở trên tường sau khi cụ tôi mất. Bây giờ nó chỉ là vật trang trí đơn thuần. Cạnh nó treo một cây kiếm. Quân Taliban có thể làm gì với những vũ khí như thế này chứ? Tôi có thể thấy những cảm xúc trong cái nhìn chăm chú của cha, rằng ông không hề muốn từ bỏ những của gia bảo này. Nhưng mẹ tôi lại khăng khăng đòi giao nộp. Mẹ van xin cha hãy tỉnh táo một chút. Truyen8.mobi

“Giấu đi bất cứ thứ gì cũng đều quá nguy hiểm... nhỡ may chúng lục soát căn hộ này.”

Tim đau nhói, cha đành tháo khẩu súng trường cũ kỹ xuống. Nó để lại một vệt mờ trên tường ghi nhớ sự có mặt của mình, ngay phía trên bức chân dung tuyệt đẹp của mẹ tôi do anh mẹ vẽ. Mẹ rất đẹp với mái tóc lượn sóng trên bờ vai một cô gái hai mươi tuổi, đôi mắt mênh mông sáng ngời hạnh phúc. Vẻ đẹp ấy vẫn còn với mẹ, dẫu rằng nó đã phai mờ đi chút ít qua những thử thách của thời gian.

Cha cũng tháo cả thanh kiếm xuống. Thật lặng lẽ, cha gói chúng lại. Cha sẽ đi ra ngoài một mình để giao nộp những đồ gia bảo này ở thánh đường có lá cờ trắng kia.

Tôi muốn khóc. Nhưng gia đình tôi không quen để lộ ra những nỗi xúc động của mình. Mỗi người tự mang lấy những nỗi buồn riêng. Thật vô nghĩa khi áp đặt nỗi đau của bản thân lên những người thân, bởi nó sẽ chỉ làm nỗi đau của họ tăng gấp đôi mà thôi. Đây là cách sống điển hình của người Afghanistan. Nó bao gồm lòng tự tôn và tiết chế cảm xúc trong mọi hoàn cảnh. Chúng tôi có thể rất huyên thuyên và khoa trương về những vấn đề không phải của mình, nhưng chúng tôi giữ kín những đau đớn trong lòng. Cuộc nội chiến, tôi nghĩ, đã làm tăng thêm tính tự tôn này cũng như sự câm lặng này. Tựa hồ như chúng tôi sống sót được nhờ việc dè sẻn cảm xúc vậy. Điều này là cần thiết để khỏi suy sụp tinh thần, hoặc phát điên lên vì tức giận và sợ hãi. Khi nỗi đau của riêng mình trở nên quá nhức nhối, khi cảm thấy nó đang dâng lên đến mức sắp vỡ òa trước mặt người khác, tôi liền trốn vào phòng mình và khóc thảm thiết trên giường, nhưng chỉ một mình.

Ngày thứ Sáu đó, 27 tháng Chín, lòng trĩu nặng vì dự cảm về khủng bố, chị Soraya và tôi bàn đi bàn lại về các sự kiện và những gì đã chứng kiến. Sau khi chị Chakila lấy chồng, tôi đã bỏ chiếc giường đơn của mình để sang ngủ với chị Soraya. Cho đến tận giờ chị Soraya luôn kể cho tôi nghe những câu chuyện về các chuyến đi của chị và phi hành đoàn, hoặc cả hai nghe nhạc và chị sẽ khiến tôi cười phá lên bằng cách bóp mũi tôi. Đó là cách chúng tôi chịu đựng những vụ nổ tên lửa cuồng bạo khắp xung quanh. Anh trai tôi, Wahid, đã dạy chúng tôi một kỹ thuật mà anh học được ngoài mặt trận hồi đi lính. Trong trường hợp xảy ra vụ nổ lớn, phải há miệng ra càng to càng tốt để tránh không bị thủng màng nhĩ.

Phòng của chị em gái chúng tôi là nơi trú ẩn được khoanh vùng bởi tất cả những đam mê nho nhỏ của thời niên thiếu của tôi. Trên tường treo một tấm poster hình diễn viên kiêm người mẫu Mỹ Brooke Shield. Chị Soraya thường khiến tôi bật cười bằng cách giả làm người mẫu: lênh khênh trên đôi giày cao gót, hai tay chống nạnh, trang điểm lòe loẹt, chị nhún nhảy theo sàn catwalk tưởng tượng và tạo dáng đủ kiểu. Chị thích mặc diện cho tôi ngay cả khi tôi còn nhỏ, bản thân chị cải trang bằng đôi giày và bộ váy của mẹ tôi.

Một tấm poster hình Elvis ở kế bên tấm Brooke Shield, thể hiện tình yêu của tôi dành cho nhạc rock. Tôi có hàng đống băng nhạc. Tôi cũng có nhiều băng video các bộ phim của Bollywood mà anh Daoud đem về cho tôi từ cửa hàng băng của cha Farad, em họ tôi, mà chúng tôi tranh thủ mượn rất nhiều.

Nhưng hôm nay tôi cảm thấy không muốn nghe nhạc. Tôi cũng không đọc được luôn. Tôi thấy cần nói chuyện. Và tâm trạng của chị Soraya còn tệ hơn tôi. Chị ấy còn tỏ ra bi quan hơn tôi nữa. Bộ đồng phục tiếp viên hàng không của chị sẽ không thể ra khỏi tủ áo một lần nữa. Chị biết chắc điều này. Mà bộ đồng phục này thì hợp với chị vô cùng. Chỉ hôm qua thôi chị vừa trở về nhà từ sân bay Bagram, vận áo sơ mi trắng và quần màu lam ngọc, đồng phục của hãng Hàng không Ariana và trông thật xinh đẹp. Chị Soraya rất giống cha. Chị có mái tóc đen nhánh, dài quá vai, đôi mắt quyến rũ và cặp lông mi dày đến kinh ngạc. Cũng như chị Chakila, chị Soraya lúc nào cũng nuông chiều tôi. Từ hồi tôi còn nhỏ xíu, chị đã xoắn xuýt lấy tôi, làm việc nhà cho tôi mỗi khi tôi lười trốn việc. Chị Soraya thật dịu dàng, bình tĩnh, nhân hậu và cả háu ăn nữa, thế nhưng đêm nay chị thậm chí không nuốt lấy một miếng cơm nào. Truyen8.mobi

Chúng tôi suy ngẫm về tất cả những gì nghe được trên đài BBC về việc quân Taliban tiến gần tới Kabul, về những cuộc thảm sát ở thành phố Herat mùa xuân năm 1995. Truyền hình đã chiếu hình ảnh các quả phụ, bị bưng kín trong chiếc áo burqa của họ, bị quất roi và bị đẩy ra ăn xin trên đường phố. Kể từ hôm nay đó không còn là những hình ảnh xa xôi, những khung hình trên ti vi hay ảnh trên báo chí. Chúng là hiện thực ngay trước mắt. Chúng ở ngay đây.

Chiều ngày hôm qua tôi đã đi dạo chơi một cách tự do có lẽ là lần cuối trong đời mình. Ngày cuối cùng tôi còn là một học sinh... Tôi giải thích cho chị Soraya tại sao tôi cảm thấy buộc phải đi đến Quảng trường Ariana. Truyen8.mobi

“Em muốn nhìn thấy Najibullah. Em muốn hiểu được chuyện đó chị à. Thậm chí em còn chuẩn bị tinh thần bị roi quất vì điều đó... bị bắt nữa cũng nên, để mặt đối mặt với cái hiện thực mà chúng ta đang sống. Chị hiểu không Soraya? Em cần tự thuyết phục mình tin rằng nó là sự thật.”

“Hình ảnh những người bị treo cổ đó...” chị tôi nhắc lại. “Giờ đây lúc nào nó cũng ở trong đầu chị, cùng với ý thức rằng tất cả đã chấm dứt, rằng Taliban còn tàn ác quá sức tưởng tượng của chị. Chúng cho chúng ta một biểu tượng để bắt chúng ta hiểu rằng từ giờ trở đi, bất cứ ai - bất kỳ ai đều có thể chết dưới bàn tay của một tên Taliban. Với chúng ta thế là hết rồi, Latifa ạ, sự nghiệp của chị đã tan tành. Chị sẽ không bao giờ được bay nữa. Em có thấy tòa nhà Hàng không Ariana không? Chúng đã đóng cửa nó rồi, cũng như đài truyền hình. Sẽ không một phụ nữ nào được phép đi làm nữa.”

“Cha nói rằng có lẽ tình hình sẽ ổn trong vài ngày tới, hoặc là vài tuần nữa. Rằng lực lượng Kháng chiến vẫn đang hoạt động đâu đó ở miền Bắc. Đội quân Mujahidin sẽ quay trở lại. Và em... em thà chịu đựng đạn pháo rocket còn hơn Taliban.”

“Cha lúc nào cũng cho chúng ta hy vọng. Nhưng lúc này chị không tin điều đó. Kể cả những thời điểm chiến sự tồi tệ nhất, chúng ta cũng chưa từng thấy cảnh tượng nào như thế. Năm 1992, chẳng có ai treo cổ Najibullah, bằng chứng đấy. Najibullah cũng không, và em trai ông ta cũng không, kể cả gã có là một tên vô lại đi nữa...”

Hồi chị lớn Chakila của tôi vẫn còn làm việc ở Kabul, chị đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện bẩn thỉu về Shapour, em trai Najibullah, kẻ đã quan hệ yêu đương với một cô gái nhỏ. Cô bé tên là Wida và sống ở quận một của khu Mikrorayna, chính là khu chúng tôi ở. Cô đã gặp Shapour trên quảng trường chính và từ đó trở đi gã thường xuyên đến đón cô ở trường. Một hôm, trong khi gia đình cô đi vắng, gã đã tiễn cô về tận căn hộ của cha mẹ cô. Tôi không biết ai đã thuyết phục ai leo lên căn hộ không người đó, nhưng mọi người đều cho là họ đã leo lên đấy. Bởi vì trời ạ, Wida đã có thai. Lẽ ra người tình của cô phải cưới cô. Nhưng bất chấp những lời van xin của cô, gã từ chối. Thế nên một hôm Wida đã mời hắn đến nhà để nói chuyện lần cuối, và khi gã vẫn từ chối, cô đã lấy súng lục của gã và tự sát. Đầu tiên không ai dám xì xào gì cả. Nhưng sau đó hàng loạt tin đồn đã nổi lên cho rằng Shapour dứt khoát phải chịu trách nhiệm về cái chết của cô gái. Cha mẹ Wida đã chạy trốn ra nước ngoài. Bởi họ sợ. Là em trai của Najibullah lúc đó nghĩa là ngoài vòng buộc tội, không ai động tới được.

“Dù gã có tội lỗi gì đi nữa,” chị Soraya nói, “thì cái lối hạ thủ hai anh em ông ta như thế này vẫn thật dã man. Lũ người này không phải người Afghanistan. Em có nhớ chị đã kể cho em nghe hôm thứ Tư, khi chị từ Dubai về nhà, về những người được cho là người Afghanistan trên chuyến bay đã hạ cánh sau chị không? Một nữ chiêu đãi viên kể với chị rằng những người này bị trục xuất khỏi các Tiểu vương quốc Ả Rập vì không có hộ chiếu hoặc vì visa của họ đã hết hạn, đại loại thế. Bất luận thế nào thì đồng nghiệp của chị cũng phát khiếp trước cách cư xử của họ. Họ cực kỳ khinh bỉ các nhân viên nữ. Giờ chị nghĩ biết đâu họ đến đây là để giúp Taliban.” Truyen8.mobi

Ở Kabul chúng tôi luôn phải tự hỏi xem ai là ai và liệu họ có đúng là người như họ nói không. Nguyên tắc an ninh đầu tiên là đừng bao giờ chia sẻ những suy đoán và quan điểm với bất cứ ai ngoài gia đình mình. Nguyên tắc của chúng tôi là giữ nguyên thái độ trung lập hết mức có thể. Chỉ có một điều duy nhất thống nhất giữa những người Afghanistan qua những chia rẽ dân tộc phức tạp, là không chấp nhận bất cứ một lực lượng nước ngoài nào chiếm đóng - dù đó là Anh, Pakistan, Ả Rập hay, tất nhiên, Liên Xô nữa.

Người Afghanistan đã nổi dậy chống lại người Nga, và thành lập tổ chức để kháng cự bằng tất cả những gì họ có. Cuộc đấu tranh giữa quân Mujahidin với Liên Xô đã kéo dài mười năm đẫm máu, đánh lại những chế độ thân Liên Xô giống hệt nhau liên tiếp chuyển tay.

Sau khi người Nga rời khỏi đất nước chúng tôi, nghĩa quân Kháng chiến đã tập trung lại dưới sự lãnh đạo của Thủ lĩnh Massoud ở Kabul vào năm 1992. Cuộc đời chúng tôi lúc này lại theo một nhịp điệu chiến tranh mới, bởi tất cả những phe cánh khác giờ đây chống lại Thủ lĩnh Massoud, một người Tajik. Người đầu tiên trong số những tướng lĩnh ấy là kẻ thù người Pashtun cũ của ông ta: Gulbuddin Hekmatyar đáng sợ, thủ lĩnh đảng Hezb-e-Islami, đảng phái chính thống cực đoan nhất trong số đó, được hậu thuẫn bởi Pakistan. Nhưng kể cả những năm tháng đó cũng chưa chấm dứt câu chuyện chiến tranh. Giờ đây chúng tôi lại bước vào một kỷ nguyên mới dưới những nhát roi quất của Taliban. Và trong suốt cuộc đời vẫn còn ngắn ngủi của mình, tôi cảm thấy đây là ngày khủng khiếp nhất.

Chị Soraya đang khóc. Chị chưa từng thực sự thấy chiến tranh gần kề như thế này. Lần cuối cùng Hekmatyar nã rocket vào thành phố Kabul là mồng Một tháng Giêng năm 1994, khi chị đang bay tới Dubai. Trước đó sân bay Kabul đã bị phá hủy và các máy bay của hãng Hàng không Ariana phải chuyển sang hạ cánh ở bãi đỗ Bagram, cách thủ đô 40 cây số. Nhưng lại không thể hạ cánh ở đó vào lúc đang giao chiến nên phi công chuyến đó đã hạ cánh xuống New Delhi. Chị Soraya thực sự đã bị kẹt ở đó mất sáu tháng. Chị giết thời gian bằng cách ở một mình trong phòng khách sạn hoặc xem tivi cùng với các đồng nghiệp của chị.

Vào ngày cưới của chị Chakila cách đây hai năm, hơn 300 quả đạn rocket đã nã xuống Kabul trong lúc chúng tôi đang giữa buổi tiệc. Tôi nhớ một câu tục ngữ mà cả nhà tôi hay nói để an ủi nhau: vui với buồn là hai chị em.

Ngay sau lễ cưới, anh trai Wahid của tôi đã bỏ đi Ấn Độ, trước khi anh quyết định định cư hẳn ở Moskva. Hồi anh còn ở nhà, dù vô cùng yêu quý anh tôi vẫn thường cảm thấy một nỗi sợ mơ hồ nào đó. Anh rất nghiêm ngặt về chuyện tuân thủ các giáo tắc và là người đầu tiên đưa cho chúng tôi những chiếc chador mà hôm nay chúng tôi đang mặc. Truyen8.mobi

“Chị có nhớ,” tôi hỏi chị Soraya, “cái hôm anh Wahid mua cho chúng mình những chiếc chador này không? Chúng mình đã nghĩ rằng chúng to quá khổ.”

“Chị đã bảo anh ấy là mình sẽ cắt chúng ra làm đôi.”

Cha tôi rất không đồng ý việc anh Wahid muốn can thiệp vào chuyện quần áo của chúng tôi. Cha không muốn chúng tôi ăn mặc khác với các bạn nữ trong trường. Thế nên chúng tôi chỉ mặc chador vào giờ cầu nguyện trong góc riêng của mình, khi một mình trong phòng chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ mặc chador ra đường. Cả mẹ cũng vậy. Nhưng vì yêu anh trai mình tôi vẫn cố vâng lời anh ấy. Anh giảng những bài dài về độ dài váy chúng tôi mặc, về đường xẻ rãnh khá khiêm tốn trên cổ những chiếc áo phông mùa hè của chúng tôi. Chị Chakila và chị Soraya cứ kệ cho anh ấy nói, hoặc tệ hơn, các chị ấy cãi anh Wahid ra trò. “Chúng em đủ khôn lớn để tự biết nên ăn mặc thế nào rồi nhé, cảm ơn” hoặc “Anh đi mà lo việc của mình ấy.”

Cha mẹ tôi thấy lo trước ảnh hưởng của tư tưởng chính thống đến tính cách anh tôi và họ đã khuyên anh, sau chừng ấy năm tháng trong quân ngũ và kinh qua chiến tranh, tốt nhất anh ấy nên xuất ngoại để đến sống ở một đất nước hòa bình.

Tôi tự hỏi lúc này anh tôi đang làm gì và có bao giờ anh ấy định lấy vợ hay không. Trước đây gia đình đã dạm hỏi cho anh tôi nhiều đám, nhưng anh tôi đều từ chối cả. Quân đội vốn không thuận lợi cho cuộc sống gia đình. Thế nên mẹ tôi muốn anh tôi ra nước ngoài và từ bỏ những trận đánh đã làm anh tôi đau khổ và chai sạn đi quá nhiều.

Anh Daoud chưa rõ lắm mình nên làm gì. Được bao bọc trong vòng tay cả nhà và người anh trai mà anh khâm phục, người đã từng bảo anh rằng “một người trong nhà là quá đủ”, anh Daoud đã tránh được quân đội đến nay. Không biết giờ đây anh có phải lẩn trốn để được làm việc hay không? Tốt nghiệp kinh tế xong, anh chỉ kiếm được mỗi chân bán vé ở hãng Hàng không Ariana.

Người ta nói rằng ở các tỉnh, Taliban dùng vũ lực để bắt giới trẻ Afghanistan phải gia nhập quân đội, rồi chúng sẽ đưa họ ra Mặt trận để đốt nhà và phá hủy các làng mạc.

Chiều hôm đó anh Daoud đòi thay cha ra ngoài để mua trữ số pin điện mà chúng tôi sẽ cần đến nếu bị bao vây. Anh ấy không phải là người duy nhất làm nhiệm vụ này. Buổi tối, khi về nhà, anh kể với chúng tôi rằng anh gặp rất nhiều người cùng đi làm việc đó. Mẹ tôi thì không muốn anh ra khỏi nhà. Tôi đã nghe thấy mẹ tranh cãi với anh rằng không nên mạo hiểm...

“Thế nếu chúng bắt giữ con thì sao? Nếu chúng tống con vào tù như anh con lúc trước thì sao? Hoặc lỡ chúng bắt con phải giết người thì sao?”

Người cha tội nghiệp của tôi phải lo lắng cho cả gia đình. Cha lo cho sức khỏe của mẹ. Cha cũng lo Taliban sẽ cướp con trai cha đi và các con gái cha sẽ phải chịu một cuộc sống tù túng, không còn hy vọng gì về sự nghiệp. Thêm vào đó, cha không biết số phận kho vải của cha sẽ thế nào: nó nằm ngay trên con đường Taliban tiến vào thành phố.

Trước đây có lần cha tôi đã mất hết mọi thứ vào năm 1991, thời kỳ cuộc đảo chính của Tướng Tanai thất bại. Hồi đó đạn pháo rocket đã phá trụi cửa hàng của cha nằm trên Đại lộ Jade Maywan náo nhiệt. Thế là mọi thứ tan thành mây khói. Việc kinh doanh ở cửa hàng đó đang suôn sẻ là thế. Cha kiếm được đủ sống. Cha nhập vải từ Nhật Bản và Liên Xô. Tuy không phải là giàu có, nhưng chúng tôi cũng chẳng nghèo. Cái ngày mà cửa hàng đó bị mất đi thì phần tài sản lớn nhất của cha tôi cũng mất theo.

Trải qua nhiều khó khăn, cha tôi lại gây dựng chỉ để lại hứng chịu thảm họa thứ hai vào năm 1993, khi Hekmatyar tấn công Kabul. Kho vải của cha tôi nằm ở khu Pole Mahmoud Khan, ngay giữa vùng chiến sự, mặt đất đầy rẫy mìn sát thương. Cha không thể lại gần đó được. Tivi đã phát hình ảnh các đống đổ nát vẫn đang bốc khói. Ba tháng trôi qua, cha tôi cuối cùng rồi cũng đến được khu vực này. Giữa những mảnh vụn của vỏ đạn pháo và chất nổ, chẳng còn lại gì cả. Cha tôi tới thăm một trong số những nhân viên bảo vệ cũ đang nằm viện. Chú ấy đã thoát chết trong gang tấc và kể lại cho cha nghe một câu chuyện khủng khiếp. Khi người đàn ông đáng thương này cố gắng thuyết phục đám lính đừng đốt cháy cửa hàng bằng những khẩu súng phun lửa, chúng đã bắn chú ấy. Chúng còn bắn cả lũ chó nữa. Bị thương nặng, người bảo vệ này đã giả chết cho đến khi xe tăng của chính phủ đi qua vào cuối ngày hôm đó và đưa chú ấy lên xe. Truyen8.mobi

Tại sao lại thiêu cháy những nhà kho đầy hàng hóa? Sao lại giết thường dân và cả chó nữa? Quân đội của Hekmatyar đúng là dã man, không từ bất cứ thứ gì để đánh bại Massoud và chiếm lại Kabul.

Đối với cha tôi điều này đồng nghĩa với việc phải bắt đầu lại từ con số không, lần này được chính phủ trợ giúp bằng những khoản vay dành cho các thương nhân gặp thảm họa. Cha tôi đã gắng sức gây dựng lại công việc kinh doanh và thậm chí đã trả được phần lớn số nợ của mình. Cha nghĩ cha đang vô cùng may mắn. Nhưng từ sau đợt tấn công ngày hôm qua, chẳng còn gì chắc chắn nữa cả. Nếu xảy ra một thảm họa thứ ba, tôi không biết cha tôi sẽ xoay xở ra sao để gỡ lại tình hình tài chính của mình nữa. Truyen8.mobi

Tối hôm đó cuối cùng chúng tôi cũng dò được sóng đài BBC. Chúng tôi căng tai nghe những âm thanh được vặn rất nhỏ phát ra từ đài. Chúng tôi không muốn để hàng xóm của mình biết.

Phát ngôn viên chẳng báo được thêm điều gì chúng tôi chưa biết. Anh ta miêu tả các trận đánh ở ngoại vi Kabul, nơi quân đội chính quyền của Thủ lĩnh Massoud đã giao chiến và bị quân Taliban đánh bại.

Chúng tôi đã biết rằng chiến tranh không còn ở vùng ngoại ô nữa, mà ở ngay đây trong thành phố chúng tôi, giữa cuộc sống của chúng tôi. Và rằng đêm nay, chúng tôi sẽ phải cố dỗ giấc ngủ chung cùng cái hiện thực đầy ác mộng này.

Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/25013


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận