Một Giọt Đàn Bà Truyện ngắn 10


Truyện ngắn 10
Rác

Người ta thường gọi chung tất cả những thứ mình không cần xài, không xài được nữa rồi đem quăng ra ngoài đường bằng một cái từ chung là rác. Thế nhưng, trong cái đống rác đấy, có rất nhiều thứ vẫn còn có theer sử dụng, theo cái quan điểm "cũ người mới ta". Thế là xuất hiện những con người làm công việc đi tìm giá trị của những thứ bỏ đi như rác.

Bà là một người như thế.

Bà cứu vãn những thứ con người đem vứt đi, biên chúng thành một giá trị phi thường mà ai ai cũng phải công nhận, tiền. Cái công việc ấy thiêng liêng làm sao. Mà nói nôm na, bà mua bán ve chai.

"Ai ve chai, dép mũ, thau nhựa đồ bán không... Ai ve chai không?"

Đây đấy, cái tiếng rao của bà ta lại lảnh lót cất lên từ đầu con hẻm lao động bôc mùi thum thủm của nghèo nàn, đói rách nhưng vẫn chễm chệ đằng trước tấm biến "khu phố văn hóa".

Cả cái khu phố văn hóa này không ai biết bà tù đâu tới, chi thây một chiều chạng vạng, bà với cái đòn gánh trên vai dọn về căn nhà tôn ọp ẹp cuối phố rồi ớ đỏ, ngày ngày lại đi mua rác của mọi người đem về tái chế. Người ta gọi bà là "Nữ hoàng bãi rác."

Thử nghĩ coi, từ một cái đòn gánh trên vai ngày ngày đi bộ rã cả cặp chân, chưa đầy nửa năm, bà sắm chiêc xe đạp chạy được xa hơn, cái tiếng rao vì vậy mà cũng được lan rộng.

"Ai ve chai không..."  vẫn là cái giọng lảnh lót ấy.

Bà nhặt nhạnh, trao đổi, ngã giá, đem mua lại những thứ người ta vứt đi, vể sắp xếp chúng lại, rồi bán cho một đầu môi rác lớn hcm, thế là sinh lãi. Lãi mẹ đẻ lãi con, lãi ông đẻ lãi cháu, bà có một đông lãi, mà đám trong xóm hay xì xầm, "cái con mẹ này chắc cả đời không dám xổ lãi".

Bắt đầu có thêm tiền, tội gì phải lộc cộc đạp xe cho mỏi cẳng, thê'là bà sắm cho mình một chiếc xe gắn máy để đi mua rác. Cái ngày bà dắt chiếc xe về nhà, đám trong xóm lại có dịp chi trỏ ngó nghiêng, "cái con mẹ này đúng hay, bán rác mà sắm luôn xe máy."

Nhưng cái tự hào nhất của đời bà không phải là việc bà biến rác thành tiền, mà chính là cái việc bà có khả năng biên rác thành người. Nhìn thằng cu quẫy đạp trong cái nôi sắt lụm ra từ bãi rác, bà cười một mình. Nó đó, Rác đó.

Cách đây hơn tháng, trong lúc lân la đi tìm rác như mọi lần, bà chợt nghe tiếng khóc oe oe của đứa con nít trong một thùng giây cạnh bãi rác, bà chạy tái mở ra coi, rồi thây thằng nhỏ chưa đầy tháng tuổi ai quăng ra. Mặc kệ cho cái thứ cha mẹ khốn nạn nào có thế vứt bỏ một sinh linh như vậy, bà chí cần biết mang thằng nhỏ về chăm sóc. Thằng bé hình như cũng đón nhận bà một cách tự nhiên như con thú hoang đón nhận một người nuôi dưỡng. Lần đầu được ẵm trên tay, thằng nhó nín khóc, chong mắt nhìn bà.

"Cu Rác, Rác của mẹ ngoan nhé, mẹ thương Rác nhiều."

Mia mai đời, bà gọi luôn thằng nhỏ là Rác, để nhắc nhó về nơi tìm được nó, cũng như vai trò của nó trong cuộc đời kẻ sinh ra nó. Bà tắm cho thằng con, cốbỏ đi cái mùi tanh tưởi của bãi rác nhặt được nó về, nhưng hoài công, cái mùi rác vẫn cứ lãng đãng đâu đây, bám rịt lây cả hai mẹ con dù bà đã tốn mây trăm ngàn cho xà bông, sữa tắm. À, mùi rác từ người bà mà ra.

Từ ngày có cu Rác, công việc làm ăn của bà càng thêm khâYn khá, thuận lợi. Cái hôm ẵm con đi coi bói, bà thầy phán, "Số cô hên đó, mạng thủy, vớ đâu được thằng con mạng kim, người ta nấu vàng ra nước, kim sinh thúy, ấy chẳng phải là điềm lành hay sao."

Bà dư sức biết con mẹ thầy bói đang nói xạo, vì bà có biết ngày sinh của cu Rác đâu, chỉ lấy cái ngày nhặt nó về nói đại, nhưng cũng đua cho bà thầy hơn trăm ngàn, gọi là cám ơn thầy nói đúng quá.

Giờ, bà chằng cần phái đi mua rác vì đã có người tự đến mà bán cho bà, nói nôm na dễ hiểu, từ chỗ cò con, bà thành chủ vựa ve chai. Bà con trong cái hém nhỏ lại càng có nhiều chuyện đế bàn tán xôn xao và thẩm ngưỡng mộ danh xưng "Nữ hoàng bãi rác." Đến mức họp tô dân phố, ông tổ trưởng phải lây bà ra làm gương điển hình tiên tiến. Có bà ngồi dưới, nghe xong, hỏi ông ngồi kế bên, "Hổng lẽ giờ xin nghỉ làm đi lượm ve chai?"

Như đã nói trên, cái hãnh diện nhất, tự hào nhất của đời bà, không phải là tiền, mà là thằng con. Cu Rác càng lớn càng ngoan, 10 tuổi đã biết ngồi bâm bàn tính tính tiền cân ve chai cho người ta, đi học về thì gật đầu thưa từ đầu ngõ cho tới nhà mới thôi. Cái thằng tên Rác, coi vậy mà xài được hơn mây đứa tên Châu, tên Ngọc. Đời lạ lùng.

Rác càng ngày càng có giá, vật giá leo thang, rác cũng tò tò leo chung. Nó leo nhanh tới mức từ một bà chủ vựa ve chai, bà thành một đầu nậu ve chai nổi tiếng. Căn nhà tôn ọp ẹp làm chỗ che thân giờ thành căn nhà hai tầng, tầng trên dùng để ở, tầng dưới dùng làm "Công ty thu mua, trao đổi phế liệu."

Từ một người đàn bà đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn, cả cơ thê’ lúc nào cũng phảng phất mùi nắng, mùi gió, mùi rác, bà trở thành chủ doanh nghiệp trẻ.

Trẻ đây là ám chi cái công ty mới ra đời của bà, chứ còn bà, vào cái tuồi ngoài 40, dù chưa chổng, nhưng đã có thằng con, ai lại đi sí nhục cái từ "trẻ" khi gắn lên người bà.

Ý thức được câu sống trên đời, phải biết mình đang ở đằng cấp nào. Cái bà gánh đòn gánh đi mua ve chai dĩ nhiên làm sao sánh bằng bà chú doanh nghiệp thu mua ve chai, thê'là bà quyết định lên đời cho mình.

Cái dáng người thấp chúm, mập ú (là gần đây ấn nhiều lại không vận động nên mới mập lên, chứ trước đây thì ốm lắm), làn da rám nắng đen nhẻm của bà khoác lên người những bộ trang phục đắt tiền, lòe loẹt. Thay vì cái mùi rác vẫn thoang thoảng quanh bà lúc trước thì giờ đây chỉ toàn Gucci, Channel nhức cả mũi. Người trong xóm nhìn bà, kẻ thì phì cười, người lắc đầu. Ôi, đẹp quá nữ hoàng ạ.

Nhưng đời nó công bằng lắm, bà càng giàu thì thằng cu Rác càng không ngoan. Cái thằng ngày nào đỏ hỏn trên tay, nay đã 15,16, mặt lâm tấm mụn dậy thì. Nó càng lớn, tâm tính càng lạ, lầm lầm lì lì, chá để ý ai, ai nói gì cũng mặc. Ngày trước đi học về là chào hết người này người kia, nay đi về chả buôn nhìn ai, có ai cười với nó, nó cũng như không thây, lờ đi rổi về nhà nhốt mình trên phòng. Người ta nhìn, chửi thầm trong bụng, "Mẹ cái thằng mới lớn đã khinh người."

Bà thì cứ cung phụng nó như một ông vua con, ngày nào cũng đi mua tô phở, mây cái trứng vịt lộnnvề, năn nỉ nó ăn để có sức học hành. Nó cũng ăn, chả buồn cảm ơn bà một câu, đứng dậy về phòng đóng sầm cửa. Hàng xóm quan tâm, có người hỏi bà, bà chí cười buồn... chắc nó đang lớn, nên tính tình nó thế, qua tuổi này rồi hết, chứ giờ biết nói sao.

Đùng một cái, thằng Rác bỏ nhà đi bụi đời chơi.

Bà mất ăn mất ngủ, trời ơi, thằng Rác là cả đời bà, là sinh mạng của bà, mất nó làm sao bà sống nổi. Bà hớt ha hớt hái tìm con, mấy người trong xóm cũng đi tìm phụ. Mà có đâu xa, nó gom mớ tiền rồi đi mướn khách sạn gần đó mà ờ. Có ai như cái thằng, đi bụi mà còn siêng học, người ta bắt được nó ở công trường chứ đâu.

Bà khóc hết nước mắt, thiêu điều quỳ xuống xin thằng nhỏ thương mẹ, đừng bỏ nhà đi nữa. Nhưng Rác nó coi như bà không tồn tại, chi lẳng lặng đứng dậy đi về phòng riêng, nhốt mình trong đó. Bà con cô bác lại thây bà đi mua đổ ăn về năn ni thằng Rác ăn, nó cũng ăn rồi tiếp tục rút mình trong phòng, thu lu như con ốc sên. Ngoài những khi đi học, hình như người ta không thây nó bước chân ra khỏi nhà bao giờ.

"Cái thằng khốn nạn, mẹ nó lo cho nó cỡ vậy mà nó chả coi ra gì. Đúng là rác.Hồi đó bà cứ quăng nó ở bãi rác cho cho rồi, lụm về làm chi." Bà nghe xong, cười buồn, rồi nhìn đồng hồ, chết, lại tới giờ đi mua đồ cho thằng con ăn.

Đang yên đang lành được chừng vài tháng, thằng Rác lại bò nhà đi. Lần này chả biết nó đi đâu, người ta canh ở trường học cũng không thấy, người ta đi tìm mấy khách sạn nhà trọ xung quanh cũng không gặp.Bà thì dở điên dở tỉnh, khóc từ lúc nó bỏ đi. Công việc buôn bán rác cũng quăng ở đó, ngày ngày lân la hết chỗ này chỗ nọ chìa tâm hình thằng Rác ra hỏi thăm bà con cô bác, mà ai cũng lắc đầu không biết.

"Rác ơi là Rác, con đâu rồi, Rác ơi."

Bà khóc, bà gào lên đầy xót xa đau thương. Thằng Rác đi hơn tuần lễ, là một tuần lễ bà bỏ ăn vì lo lắng. Cho đến một sáng đẹp trời, ông xe ôm đầu phố hét toáng lên, "Tui bắt được thằng Rác rồi nè, bà ơi."

Bà chạy nhào ra đường, quên cả mang dép. Rác ơi, đi đâu vậy con?

Thì ra nó mướn căn phòng tuốt dưới bến xe, nghe đâu nó tính về tỉnh nào đó mà trốn tiếp. Ông xe ôm chở khách ra bên vô tình gặp nên chụp nó kéo về.

"Bỏ tui ra, để cho tui đi."

"Về nhà, về nhà con ơi,có gì về nhà nói với mẹ con ơi."

Thằng Rác vẫy vùng, bà van xin, khóc lóc. Bà con thì bắt đầu bình phẩm, mày có còn là con người không, bả lo cho mày bó ăn bỏ ngủ, lo như khùng như điên kiếm mày về, giờ mày đối với bả như vậy là sao!

Thằng Rác không giãy giụa nữa, nó đứng sững, mắt đỏ kè, cộm gân máu, hình như đang nén lắm mới không bật khóc. Nó nói, hơi đứt quãng nhưng rõ ràng từng chữ.

"Bả thương... thương lắm nên mới ép tui ngủ với bả một ngày mấy lần."

***

Ông xe ôm bàng hoàng buông tay, bà con trong xóm há hốc mổm, quên cả việc cản thằng Rác đang vùng ra chạy đi mất. Trước khi đi, nó dúi vào tay ông xe ôm cái điện thoại đắt tiền bà mua cho nó, "Không tin thì mấy người tự mà coi."

Ông xe ôm nhặt cái điện thoại thằng Rác quăng lại, lò mò mở ra coi. Trời ơi, mấy đoạn phim quay lại cảnh bà ta làm tình với thằng Rác còn kinh tởm hơn mấy cuốn phim đen. Rác! Đúng là rác rưởi mà. Cả xóm dần tản ra, nhăn mặt nhìn bà như thể bà là một cơn đại dịch có nguy cơ lan truyền cao.

Sau ngày đó, cả khu phố bắt đầu nhìn bà bằng con mắt khác. Người ta cũng không còn giúp bà đi tìm thằng Rác, cứ mặc cho mỗi mình bà đi về, kiếm thằng con trong vô vọng. Lúc bà đi ngang qua, vài người kéo thằng con trai của họ vô nhà, đóng sầm cửa lại, "Thấy bả ờ đâu là phải tránh xa nghe chưa."

***

Một đêm vắng lặng, chỉ có tiếng lũ mèo động tình rên rỉ như con nít khóc, rợn người, cả khu phố văn hóa đang cuộn tròn thì bỗng tiếng hét của bà vang lên tù căn nhà hai tầng quen thuộc.

'Tôi là đàn bà mà, là đàn bà mà, trời ơi!"

Khi người ta chạy qua, những gì nhìn thấy, là thân thể bà đang đung đưa theo cánh quạt trần, lủng lẳng, tòong teng. Cả căn nhà không hiểu sao bốc lên mùi rác nồng nặc.

Văng vẳng bên tai, người ta nghe tiếng rao, như vọng về từ cõi hư vô.

"Ai ve chai, dép mũ, thau nhựa đồ bán không... Ai ve chai không!"

Mời các bạn tiếp tục theo dõi!

Các chương khác:

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/65042


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận