- Em lên sống với dì, kiếm gì làm. Chứ nghèo kiểu này, sống hoài không đặng.
Nó nói mà tránh ánh mắt chị, bởi sợ chùng lòng. Rồi mây bữa sau, cũng chỉ còn minh chị vò võ đứng một mình trong góc nhà, tiễn em gái ruột, người thân duy nhất bỏ quê đi tìm miền đất hứa.
Hai kiếp đàn bà, tách đôi từ đó.
***
Mẹ mất năm chị mười tám, nó mười lăm. Hai chị em bơ vơ giữa dòng đời cuồn cuộn mưu sinh, vậy mà cũng lớn kịp thành người. Ngày đám ma mẹ, dì về thoáng như gió, mắt đỏ nhưng cũng chẳng chảy ra nổi một giọt nước tiễn người thân, cứ đứng nhìn tầm di ánh mẹ đặt đằng đầu quan tài, như đang soi gương. Dì vội đưa chị xấp tiền làm hậu sự, kêu dư thì đê ăn, rồi mở điện thoại, liến thoắng gì đó và ra xe đi mất. Chị nhìn dì, nuốt nước mắt vào trong. Nó nhìn dì, thây sao dì cao sang quá, không nghèo tá nghèo tơi như mẹ, nó và chị.
Thinh thoáng, dì cũng gọi về hỏi thăm coi đạo này hai chị em sống ra sao, có đám nào đê ý chưa. Lần nào chị đi nghe điện thoại cùa dì bên nhà ông hội đổng Chơn về, củng tíu tít kê nó nghe, và lần nào, nó cũng thắc mắc, dì lo cho hai đứa, sao không vê' tận nơi mà thăm, cứ gọi hỏi han vậy được gì. Chị cười buổn, chắc dì bận. Dì cứ vậy bặt vô âm tính, lui dần vào ký ức nó. Ân tượng duy nhât còn sót lại về dì, có lẽ là gương mặt phân son dày cộp như cái phong bì mây tháng dì gởi về một lẩn cho hai chị em.
Hổi ba tháng trước, dì về quê thăm. Nó mới đi mót lúa cho bà hội đổng Chon xong, lóng ngóng chẳng biết ai ngổi trong nhà mà đẹp quá. Đến khi chị kêu lại chào dì, nó giật mình. Hình như càng ngày, dì nó càng trẻ ra bất châp thời gian. Giờ dì đẹp còn hơn cái lần về vội đám ma mẹ, cũng năm sáu năm chứ ít ỏi gì.
"Dạo này tao làm ăn được hơn trước, hai bây muôn lên Sài Gòn sông thì tao lo. Ở chi cái xứ khỉ ho cò gáy này, vùi đời con gái, mất cái thanh xuân."
Chị cảm ơn dì rồi lắc đầu, không tôn chừng ba giây suy nghĩ. Chị nói, sớm hôm quen mùi nương rẫy, quen nhìn dòng sông, con đò, quen đi trên những triền dốc thoai thoải có khói đốt đổng chiều vây quanh, quen mặc áo bà ba quần the, giờ biểu chị xa, sao đặng?
Nó ngồi cạnh bên, chăm chăm nhìn đôi giày đính hột đá lấp lánh, nhìn cái gió xách dì khoe mua hết mấy triệu đổng. Nó nhìn luôn cá máng đời xám ngoét sau lưng, rồi nhìn chị ngao ngán... chợt giọng bà hội đổng Chon hổi nãy vang về, "cái thứ nghèo như tụi bây, có lúa mà mót là mừng đi con", nghe đắng chát đằng lưỡi.
Hai mốt tuổi, nó xin chị để lên sống vói dì. Chị không nói không rằng, nhìn nó qua ánh đèn vàng tù mù của đêm, thây con em mình sao giờ lạ hoắc lạ huơ. Nó biết chị buồn, chị giận, nhưng buồn thì sao, giận thì sao, đâu xua được cái nghèo ám ảnh nó trong tòng miếng cơm, giâc ngủ. Chị cúi đầu, tiếp tục vá cái áo bà ba nâu sòng, giọng khẽ khàng nói một câu mà mười mây năm sau cứ đeo bám đời nó.
"Bây lớn rồi, đời bây là của bây... muôn đi đâu thì đi, khôn nhờ dại chịu."
ừ, nó lớn rồi.
Ngày nó lên xe, chị không ra tiễn, chỉ bần thần đứng trong xó bếp, nhìn nổi canh chua lá giang nó thích, chiều nay chẳng còn ai ăn...
***
Nhà dì ba tầng trong hẻm lớn, xe hơi vào ra ù u. Đó đạc cái gì cũng lấp lánh ánh bạc, nhưng mong manh quá như giấc mơ giàu sang của nó, đụng mạnh sợ bể. Chắc một cái chén dì ăn cơm bằng mười mây bữa chợ của chị em. Thây nó tần ngần ngó tới ngó lui, dì cười mia.
"Đồ gái quê. từ từ dì dạy bây làm người Sài Gòn."
Dì nói vậy, chứ mây khi dì chịu ở nhà để dạy nó làm người thành phố. Dì cứ đi suốt, có hôm hai, ba giờ sáng về ngật ngà ngật ngưỡng hơi men. Trong can say, dì nói gì đó với mớ ngôn từ không định hình. Nó loáng thoáng nghe đâu dì chúi máễ
"Má bây ngu, để thằng sở khanh lừa... đàn ông thằng nào cũng khôn nạn như nhau... mẹ nó... cái kiếp đàn bà..."
Dì úp mặt vào ngực nó mà khóc, phân son bênh bếch vào nhau. Sự trẻ trung của dì rớt rơi theo từng giọt nước chảy từ hốc mắt vằn vện gân đỏ, lộ rõ đôi mắt mệt mỏi hằn vết chân chim. Dì không còn đẹp và bất tử với thời gian như nó nghĩ. Ai mà chông lại được thời gian, huông hồ chi đàn bà, yếu mềm lắm.
***
Nó không dám thắc mắc nghề nghiệp của dì. Thây có bửa, vài đứa con gái trạc tuổi nó đến tìm, lấm lét nhìn rồi đưa dì một xâp tiền, toàn giây năm trăm. Dì cầm, không nhếch mép nổi nụ cười mỉa mai chứ đừng nói câu cảm ơn như mây bài đạo đức hay dạy, chi nhổ vào mặt chúng đúng một chữ "biến". Chẳng ai nói, nhưng nó lờ mờ hiểu một phần thếgiới dì tăm tôì lắm.
Dì hận đàn ông, nó biết, nhưng đời dì hình như không lúc nào vắng bóng bọn đàn ông. Đàn ông vây quanh dì cả ngày lẫn đêm, già có, trẻ có, đẹp có, xấu có. Ngộ cái có người bằng tuổi nó nhưng dì vẫn gọi bang anh nghe ngọt xớt. Ngó đuôi mắt ướt rượt di nhìn anh, nó hiếu vai trò của anh trong cuộc đời di chắc không nhỏ. Tiếc cái, chi một hai tháng, dì lại thay "anh" bằng một "anh khác" trê trung và đẹp đẽ hơn. Vòng quay mãi, chưa thây điếm dừng.
Vài lần nó hỏi xin dì cho đi làm, dì nhìn một lượt từ đầu đến chân, trề môi dè biu.
"Bày đặt tươm tướp, chân chưa hết phèn kìa cô nương. Trước mắt ờ nhà ăn uống, nghi ngơi, coi nhà cửa, cho bây hết chất quê rồi tao tính."
Nó cụp mắt, không vui nhưng vẫn phải nghe lòi, dì nuôi mình, không lý nào đi cãi lời dì.
Dì lại về khuya, lại say, lại khóc. Nhung lần này dì biết mình đang say và đang khóc.
Dì ngồi đổi diện, bất thần quỳ mọp dưới chần nó. Nó luýnh quýnh đỡ dì, miệng hỏi tại sao.
"Dì xin con, cứu dì!"
Trong nước mắt và hơi men, dì kể về khoản nợ đang gánh. Người ta qua nhà, thây nó rổi muôn ngú vói nó. Chi cần vậy thì khoản nợ của dì được xóa. Nó im lặng, hiểu là dì đang bán mình!
Dì nằm co rúm trên giường, lớp son phấn đắt tiền lần nữa trôi tuồn tuột theo hai dòng nước mắt, nhòe nhoẹt trên khuôn mặt đàn bà đượm gió sương. Hình như nửa năm sông cùng chưa khi nào nó thấy dì không trang điểm. Dì mang mặt nạ với nụ cười vẽ nguệch ngoạc bằng son môi thường trực. Duy chi đêm nay, môi son lem sang một bên, nụ cười của dì biến thành méo mó đến kì dị.
Bỗng nó nhạn ra, dì rất giông mẹ. Nhất là khi dì oằn người trên giường, Í ớ trong cơn mơ không hình hài, "tha cho tao, tha cho tao..." Mẹ ngày gẩn mât vì ung thư, cũng đã co quắp người đau đớn như vậy. Hai kiốp đàn bà cùng huyết thống, lại chỉ giống nhau khi ở tận cùng cùa nỗi đau. Nó và chị, khi đau đớn nhất, có giông mẹ và dì không?
Đêm, ký ức trôi về những ngày xưa cũ, cái ngày nó quyết định trao thân cho Ihằng người yêu đầu tiên lúc ở quê. Những cảm giác ban đầu của ngày đó như sợi dây thòng lọng, thít chặt cố nó đến ngạt thở, chơi vơi. Bừng cơn ác mộng, toàn thân lớp nhớp mổ hôi, nó tự hỏi "còn gì để mất?"
***
Cái đêm người ta đến trừ nợ, nó như con rối vô hồn nằm trên giường. Dì dặn.
Bây đừng lo, thằng cha đó cũng tốt, thương bây mới vậy."
ừ thì thương... xong rồi hắn đá cửa ra ngoài, giọng hằn học cùng dì.
"Sao bà nói nó còn nguyên?"
Dì vào, nhìn nó với ánh mắt chang biết là buồn hay giận. Đâu hai ba tháng sau, nó bắt đầu cùng dì đi làm ăn.
***
Ngót gần hai năm hơn, nó về thăm chị.
Chị vẫn vậy, vẫn chiều chiều cần mẫn ra nương rẫy hít mùi khói đốt đổng, vẫn áo bà ba sòng nâu đất bàng bạc cùng tháng năm. Nó về, chị tât tá chạy đi bứt mó lá giang, mua miêng thịt gà về nâu canh chua. Nó lắc đầu ngao ngán.
"Làm chi cho cực, có tiền cứ ra nhà hàng ăn. Lát em chở đi."
Chị làm rớt mớ lá giang, cúi xuông lụm, nói mà không nhìn lên.
"Bây đi làm, cũng cực mới có tiền, tiết kiệm cái gì hay cái đó."
Đêm trằn trọc, tiếng ếch nhái vang vọng quanh căn nhà đơn sơ đã sông hơn hai mươi năm bỗng dưng làm nó rùng mình. Với nó, đó là tiếng kêu gào cúa đói nghèo, cúa máng quá khứ xám xịt cứ cố đeo bám. Nó nghĩ về chị, về mẹ, về dì, về cả nó, những kiếp đàn bà tròng vào mình cái ách oan khiên, chí bời một chữ tình.
Dì xuất hiện trong mơ, đến bên cái giường drap trắng tinh, châm tay vào giọt máu đỏ bầm trên đó rồi tô vẽ lên môi mình nụ cười nguệch ngoạc. Dì cứ cười, mà nước mắt cứ rơi, kéo chì kẻ mắt thành hai đường dài lê thê.
***
Năm năm sau, dì mất.
Nó đứng nhìn sáu miếng ván gói gọn dì bên trong, không khóc và cũng không tiếc. Hơn ai hết, nó hiếu cái chết đến với dì như một cứu cánh cho những đớn đau triền miên. Chết? Chi là một chuyến thiên di đến nơi những linh hồn hội tụ. Chết? Chi là kết thúc của việc hít thờ, chi là tim ngừng đập. Và chết, là hết!
Chị lên dự đám tang dì, chị khóc, nước mắt rơi xuống áo quan đánh bộp. Người ta kéo chị ra, kêu là làm vậy thì vong hồn người chết không siêu thoát được. Chị vẫn khóc, nước mắt lần này rơi cả xuống cái thau đồng đốt giấy tiền vàng bạc, tiếng xèo xèo nổi lên cùng làn khói trắng, làn khói mang cả linh hổn dì.
Dì về với mẹ rồi, chị ơi!
Dì không còn, nó nghiễm nhiên trờ thành người quản lý tất cả công việc làm ăn. Người đàn ông từng ngủ với nó đế xóa nợ giờ thành đối tác. Ông ta đưa hàng, nó tìm người mua. Hàng cao, da trắng, dáng chuẩn, lúc nào cũng sực nức nước hoa rẻ tiền.
Giờ nó cũng biết hút thuôc, biết khạc vào mặt người ta từ "biến" cùng những cơn chếnh choáng men.
Nó cũng như dì, khuôn mặt không lúc nào thoát khỏi lớp trang điểm dày đặc, màu son đỏ như máu. Giờ nó hiểu, dì như nó, sợ thây gương mặt thật mình trong gương, thây cái con đàn bà yếu mềm ngày nào còn sót lại trong mình. Có khi ngồi vẽ nụ cười bằng son máu, nó thây ẩn hiện nụ cười dì ngày nào trên mặt mình.
Như dì vẫn còn đâu đây, vẫn im lặng nhìn ngắm nó từng bước thành dì.
***
Bốn mươi, chị cưới.
Chú rể hơn chị vài tuổi, cụt một chân, ngày ngày lụt thọt ngoài chợ bán rau củẵ Ngày đám cưới, nó về, im lặng ngồi trong góc căn nhà gỗ chị vừa xây xong, nhìn chị xúng xính với bộ áo dài cô dâu vừa thuê. Chị cười nhiều, chắc bằng cà bôìi mươi năm gom lại nó từng thây. Đàn bà có thú hạnh phúc nào hơn ngày được làm vợ, ngày được làm mẹ... dẫu muộn màng.
Chiều tà, nó đứng dậy chào chị rồi ra xe. Ánh chiểu hắt bóng xuôhg thềm nhà xưa, nhìn dáng nó liêu xiêu, chị bồi hồi, chẳng còn nhận ra đó là nó hay đùa.
***
Chiếc xe hơi chạy rì rì qua mấy cánh đồng lúa xanh, nó ngồi nhìn mảng trời chạng vạng, nắng cuối ngày nuốt luôn ước mơ đàn bà cô độc.
"Dừng xe giùm tôi!"
Nó bước xuống, cởi đôi cao gót bỏ lại trên xe, chập chững đi trên nền đất trần, sỏi, đá, gai góc làm bàn chân nhói đau, nhưng vẫn thích, cái cảm giác gần chục năm trời chưa lần nào tìm lại.
Mò giỏ xách, nó nhìn tờ xét nghiệm ung thư màu hổng nhạt. Mẹ, dì rồi tới nó, những kiếp đàn bà chi để lại cho nhau được căn bệnh quái ác. Hình ảnh dì rúm ró người trên cái nệm nhàu nát hiện ra trước mắt, có chăng dưới lớp phấn son bê bết, nó không biết đó là dì, hay chính nó.
Nó xé tờ xét nghiệm thành từng mảnh nhó, thả nhẹ tay cho trôi theo dòng sông cuộn. Rồi sông cuốn giấy, cuốn cả kiếp đàn bà xuôi theo dòng đa.
Mời các bạn tiếp tục theo dõi!