Người Thầy Chương 3


Chương 3
Tôi thấy tuyệt vọng. Tôi lắp bắp, em sẽ ra bài tập cho học trò viết một bức thư tuyệt mệnh dài 150 từ.

Tôi bảo chúng rằng sau hai năm trong quân ngũ, đạo luật GI đã giúp tôi được gà gật bốn năm tại trường Đại học New York. Tôi đi làm buổi tối để kiếm thêm vào số học bổng của Nhà nước. Tôi có thể học nửa buổi, nhưng tôi quyết chí ra trường để còn đem tấm bằng và mớ kiến thức bậc đại học lòe đời và đàn bà con gái. Tôi là chuyên gia bịa lý do lý trấu bào chữa cho việc nộp bài trễ hạn và bỏ thi. Tôi lải nhải về những bất hạnh của đời mình với các vị giáo sư đầy kiên nhẫn, ra sức rầu rĩ. Khẩu âmIrelandquả là được việc. Tôi sống giữa hy vọng và tuyệt vọng.

Các cô thủ thư thúc vào sườn tôi khi tôi ngáy khò khò sau chồng sách. Một cô còn bảo tuyệt đối cấm ngủ gật. Cô thân ái bảo rằng ngoài công viên Washington Squarecó thừa ghế dài để tôi nằm ngủ cho đến khi cảnh sát tới. Tôi cám ơn, nói rằng xưa nay tôi luôn khâm phục các cô thủ thư không chỉ vì họ rành hệ thống phân loại thập phân của Dewey(1)_, mà còn vì họ luôn sẵn sàng giúp đỡ trên những lãnh vực khác trong đời thường hàng ngày.

Vị giáo sư về mô phạm kia của Đại học New Yorkđã cảnh báo chúng tôi về đời nhà giáo tương lai. Ông bảo rằng ấn tượng đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Ông bảo: Cung cách anh xuất hiện và chào hỏi học trò trong lớp học đầu tiên có thể quyết định cả cuộc đời nhà giáo của anh. Cả cuộc đời nhà giáo của anh. Học trò chiếu tướng anh. Anh quan sát học trò. Anh đụng chạm với đám choai choai Mỹ - là giống nguy hiểm, và chúng sẽ không thương xót anh đâu. Chúng bắt mạch anh rồi quyết định sẽ làm gì anh. Anh tưởng anh nắm quyền ư? Hãy nghĩ lại đi. Giống như tên lửa tầm nhiệt_(1), chúng truy kích anh theo thứ bản năng nguyên thủy. Nhiệm vụ của lớp trẻ là gạt bỏ lớp già, để chiếm chỗ trên hành tinh này. Anh biết chứ nhỉ? Người cổ Hy Lạp đã biết thế rồi. Hãy đọc người cổ Hy Lạp đi.

Vị giáo sư ấy dạy rằng trước khi học trò vào lớp, anh phải quyết định mình sẽ ở chỗ nào - “tư thế và vị trí” - và mình sẽ là ai - “nhân dạng và hình ảnh”. Tôi đâu ngờ dạy học lại có thể phức tạp nhường ấy. Ông bảo: Đơn giản là anh không thể dạy nếu không biết phải hiện diện chỗ nào. Lớp học sẽ là bãi chiến trường hoặc sân chơi của anh. Anh phải biết mình là ai. Hãy ghi nhớ lời Pope: “Hãy tự biết mình, chứ đừng tìm hiểu Chúa làm gì/ Khoa học thật sự của con người là chính con người”. Ngày dạy học đầu tiên anh phải đứng ở cửa lớp, tỏ cho học trò thấy rằng anh vui mừng được gặp chúng. Tôi nói là đứng nhé. Nhà viết kịch nào cũng sẽ bảo anh rằng: Khi diễn viên ngồi xuống thì vở kịch sẽ lắng xuống luôn. Nước cờ tuyệt diệu nhất là anh phải chứng tỏ mình có mặt, và phải là ngoài hành lang. Tôi nói là ngoài hành lang nhé. Đấy chính là giang sơn của anh, đứng ngoài đó, anh sẽ được xem là người thầy có bản lĩnh, gan góc, sẵn sàng đối đầu với đám học trò quỷ sứ. Lớp học đúng là một đám quỷ sứ thật. Còn anh là nhà giáo chiến sĩ. Người ta mơ hồ về điều này. Giang sơn của anh cũng giống như tinh hoa anh phát tiết, nó theo anh khắp nơi khắp chốn, ngoài hành lang, trong khoang cầu thang và, chắc chắn, trong lớp học. Chớ để chúng xâm lấn giang sơn của anh. Không bao giờ. Cần ghi nhớ điều này: thầy giáo mà ngồi hay đứng ở bàn của mình, về cơ bản, đều thiếu tự tin, nên đổi nghề khác.Truyen8.mobi

Tôi thích cách ông nói từ “assuredly” - “chắc chắn” - lần đầu tiên tôi được nghe có người dùng, ngoài trong loại truyện thời nữ hoàngVictoria. Tôi tự hứa khi thành nhà giáo mình cũng sẽ dùng từ này. Âm của nó vang lên nghe thật quan trọng khiến mọi người đều ngồi cả xuống chăm chú theo dõi.

Tôi nghĩ quả là tuyệt vời cung cách ta đứng đó, trên cái bục nhỏ, cạnh bàn của mình trước cả lớp, thao thao bất tuyệt cả tiếng đồng hồ trong lúc học sinh ghi ghi chép chép, rồi nếu mình hơi đẹp trai hoặc có vẻ gì cá tính thì đám nữ sinh sẽ tranh nhau để sau buổi học được gặp mình trong văn phòng hay ở đâu đó. Hồi đó tôi tưởng tượng như vậy đấy.

Vị giáo sư bảo rằng ông đã nghiên cứu, không chính thức, về thái độ của đám học sinh choai choai ở các trường trung học, và nếu chúng tôi là những thầy cô quan sát sắc bén, hẳn sẽ nhận thấy những thời khắc hiện tượng nào đấy ngay trước khi chuông reo vào lớp. Chúng tôi hẳn sẽ nhận thấy thân nhiệt đám choai choai tăng lên, huyết áp rần rật, tiết ra đủ Adrenalin(1)_ để làm chạy một chiếc tàu chiến. Ông mỉm cười và ta thấy ông thú vị với ví von của mình. Chúng tôi cười nịnh vì các giáo sư có quyền hành mà. Ông bảo rằng thầy giáo phải chú ý xem học sinh có mặt như thế nào. Ông bảo: rất nhiều chuyện - tôi nhắc lại: rất nhiều chuyện - tùy thuộc vào cách chúng vào lớp. Hãy quan sát cách vào lớp của chúng. Chúng đi thong thả, khệnh khạng, lê giày lệt bệt, xô đẩy, đùa giỡn hay vênh váo. Anh, chính anh đấy, có thể nghĩ bước vào lớp thì có gì đâu, nhưng với một đứa choai choai có khi lại là tất cả. Vào một căn phòng là ta chuyển từ môi trường này sang môi trường khác, với một đứa choai choai việc đó có thể gây chấn thương về tinh thần. Biết đâu có rồngrình rập, hay những chuyện chúng thường ngày khiếp sợ, từ bọ chét tới mụn trứng cá.

Tôi chẳng hiểu giáo sư nói gì, nhưng rất ấn tượng. Tôi không bao giờ nghĩ rằng khi bước vào một căn phòng lại có nhiều điều phải chú ý đến thế. Tôi cứ ngỡ chuyện dạy học đơn giản là nói cho học trò điều ta biết, rồi cho chúng làm bài kiểm tra và chấm điểm. Nay tôi được học biết làm một người thầy phức tạp biết bao, và tôi khâm phục vị giáo sư này vì ông am tường mọi chuyện.

Anh bạn sinh viên bên cạnh thì thầm với tôi: Lão này phét lác quá chừng. Lão cả đời chưa từng dạy một trường trung học nào. Anh chàng tên là Seymour. Anh chàng đội một miếng khăn chụp đầu_(1), thành ra đâu có gì lạ anh chàng thỉnh thoảng lại buông ra một nhận xét sáng suốt_(2)_, nhưng cũng có thể anh chàng chỉ muốn khoe khoang với cô nàng tóc hung ngồi hàng trước. Khi nàng ngoái lại, mỉm cười trước nhận xét củaSeymour tôi có thể thấy là nàng đẹp. Chính tôi cũng ước được khoe khoang trước nàng, nhưng tôi khó mà biết phải nói gì, trong khiSeymour luôn có ý kiến về mọi chuyện. Nàng tóc hung bảoSeymour rằng nếu anh chàng biết rõ thế thì nên nói to lên.

Trời đất ơi, đâu có được,Seymourđáp. Ông ấy sẽ đá đít tôi ngay.

Nàng mỉm cười với anh chàng, rồi khi nàng mỉm cười với tôi thì chẳng khác nào tôi bay bổng khỏi ghế ngồi. Nàng bảo tên nàng là June rồi nàng giơ tay.

Cô muốn hỏi?

Thưa thầy, thầy đã dạy bao nhiêu trường trung học rồi ạ?

Ờ, tôi đã tham dự những buổi lên lớp ở chục trường trung học trong nhiều năm.

Nhưng thầy có từng dạy ở trường trung học nào chưa ạ?

Cô tên gì?

June Somers ạ.

Như vừa nói, tôi đã từng đi kèm và quan sát cả chục ứng viên muốn thành nhà giáo.

Thưa thầy, cha em là một giáo viên trung học, cha em bảo nếu chính mình chưa từng dạy học thì mình chẳng biết thế nào là dạy ở trường trung học.

Giáo sư bảo ông không hiểu nàng định suy ra chuyện gì. Nàng làm mất thì giờ của cả lớp này, còn nếu nàng muốn tiếp tục thảo luận thì nàng cứ xin bà thư ký của ông cho một giờ gặp trong văn phòng.

Nàng đứng lên, quàng xắc lên vai. Không, nàng sẽ không xin giờ gặp và nàng không hiểu được vì sao ông không thể trả lời ngay điều nàng hỏi về kinh nghiệm dạy học của ông.

Thế là đủ rồi, cô Somers ạ.

Nàng quay người nhìnSeymour, lướt nhìn tôi rồi đi ra cửa. Ông giáo sư trố mắt nhìn theo, đánh rơi cả cục phấn trong tay. Khi ông nhặt phấn lên thì nàng đã ra khỏi phòng.

Ông sẽ có biện pháp gì với cô nàng June Somers đây?

Không gì hết. Ông bảo rằng sắp hết giờ học, ông sẽ gặp chúng tôi vào tuần tới, rồi cầm cặp ra khỏi phòng.Seymourbảo rằng June Somers đã tự gây cho mình phiền toái. Phiền toái lắm. Anh chàng bảo: Mình khuyên bạn một điều. Đừng bao giờ gây chuyện với các giáo sư. Bạn không thắng được đâu. Không bao giờ.Truyen8.mobi

Tuần sau anh chàng hỏi tôi: Bạn thấy chưa? Jesus!

Tôi nghĩ một người đội miếng vải chụp đầu như Seymourđâu được tự tiện réo tên Jesus(1)_ như thế. Anh chàng sẽ nghĩ sao nếu tôi coi cái tên Yahweh(2)_ hay Ch-a như một lời nguyền và không ngớt tống vào tai anh chàng? Nhưng tôi không nói gì hết, ngại bị anh chàng cười nhạo.

Anh chàng bảo: nàng June với giáo sư kia là một cặp đấy thôi. Tớ thấy họ trong một quán cà phê trên đường Macdougal, cứ như một đôi bồ câu thắm thiết, uống cà phê mà tay nắm tay, mắt nhìn mắt. Trời ạ. Tớ đoán rằng họ mới vừa đấu hót một lúc trong văn phòng của ông ta và linh tinh.

Miệng tôi khô ran. Tôi tưởng tượng một ngày nào đó tình cờ gặp June trên đường phố, lúc ấy tôi không ngập ngọng nữa và chúng tôi sẽ cùng nhau vào rạp xem phim. Tôi sẽ chọn một phim ngoại quốc có phụ đề cho nàng thấy tôi sành đời biết bao, nàng sẽ thán phục tôi và để cho tôi hôn trong bóng tối, khiến hai đứa hụt cả chục phụ đề, chẳng còn biết phim diễn tiến ra sao. Sẽ chẳng có gì phải tiếc nuối, vì chúng tôi có thừa chuyện để nói với nhau trong một quán Ý ấm cúng, nến lung linh và tóc nàng óng ánh phản chiếu, và ai biết được sẽ còn những gì, vì tôi chỉ dám mơ tới đó thôi. Tôi tưởng mình là cái thớ gì mới được chứ? Sao tôi dám mơ rằng nàng nhìn tôi, dù chỉ một giây?

Tôi lảng vảng ở những quán cà phê trên đường Macdougal, hy vọng nàng thấy tôi và mỉm cười, tôi mỉm cười lại, thản nhiên nhấm nháp ly cà phê khiến nàng ấn tượng nhìn tôi lần nữa. Tôi sẽ sắp đặt thế nào đó để nàng nhìn thấy bìa quyển sách của tôi, quyển nào đấy của Nietzsche hoặc Schopenhauer, nàng sẽ tự hỏi lòng sao lại phí thì giờ với ông giáo sư kia, trong khi nàng có thể bầu bạn với gãIrelandnhạy cảm say mê triết học Đức này. Nàng sẽ xin lỗi rồi trên đường tới phòng vệ sinh nữ nàng bỏ trên bàn tôi một mảnh giấy ghi số điện thoại của nàng.

Nàng đã làm đúng như thế hôm tôi gặp nàng trong quán cà phê Figaro. Khi nàng rời khỏi bàn thì ông giáo sư nhìn theo vẻ sở hữu đầy hãnh diện, khiến tôi chỉ muốn tống ông ngã lăn quay. Rồi ông liếc về phía tôi, rõ ràng ông thậm chí không nhận ra tôi là một trong những sinh viên lớp ông.

Ông gọi thanh toán, rồi trong khi cô chạy bàn đứng chắn tầm mắt của ông, June đã kịp bỏ lên bàn tôi mảnh giấy kia. Tôi chờ cho họ đi khỏi rồi mới đọc. “Frank, mai gọi cho mình nhé.” Nàng dùng son môi viết số điện thoại.

Chúa ơi. Nàng nhận ra tôi, tôi, một gã phu bến tàu muốn trở thành nhà giáo, còn ông kia, trời ạ, là một giáo sư. Vậy mà nàng biết tên tôi. Tôi choáng váng vì hạnh phúc. Tên tôi đó, trên một tấm khăn ăn bằng giấy, viết với thỏi son từng ve vuốt môi nàng, tôi biết mình sẽ mãi mãi giữ gìn tấm khăn này. Tôi sẽ xuống mồ cùng với nó.

Tôi gọi cho nàng, nàng hỏi tôi nên đi uống với nhau ở đâu cho thoải mái.

Quán Chumley’s.

OK.

Tôi cần phải làm gì? Nên ngồi thế nào? Nên nói những gì? Tôi được người con gái đẹp nhấtManhattanhẹn đi uống, người có lẽ đêm nào cũng ngủ với ông giáo sư nọ. Tôi thật chẳng khác một kẻ bị đóng đinh trên thánh giá, khi nghĩ tới chuyện nàng ngủ với ông ta. Đàn ông trong quán Chumley’s nhìn tôi ghen tị, và tôi biết họ nghĩ gì. Thằng cha khốn khổ ngồi với cô gái đẹp kia, người phụ nữ khác thường kia, con người làm mê mẩn kia, là ai vậy? Ờ, có thể gã là anh ruột hay anh họ cô nàng. Không, ngay điều này cũng khó đúng lắm. Tôi trông đâu đủ sạch mắt, không đáng làm anh họ đời thứ ba hay thứ tư của nàng.

Nàng gọi một ly. Norm đi vắng, nàng nói. Mỗi tuần ông dạy học hai ngày ởVermont. Em đoán là taySeymourlắm mồm chắc chắn đã kể với anh rồi.

Đâu có.

Thế à, vậy anh đến đây làm gì?

Em... em rủ anh tới mà.

Anh nghĩ thế nào về mình?

Sao cơ?

Câu hỏi đơn giản mà. Anh nghĩ thế nào về mình?

Anh không biết. Anh...

Nàng nhìn tôi vẻ hờn trách. Anh gọi điện thoại khi người ta bảo anh gọi. Anh tới khi người ta bảo anh tới, vậy mà không biết phải nghĩ thế nào về mình. Trời ạ, hãy nói điều gì tốt về anh xem nào. Nói đi.

Máu tôi xông lên đầu. Tôi phải nói gì đấy, kẻo nhỡ nàng đứng dậy bỏ đi mất.

Một tay bốc xếp hàng ở bến tàu có lần bảo tôi là một gã mick nhỏ con ương ngạnh.

Thôi được. Với nhận xét này và thêm mười xu nữa thì anh có thể đi được hai trạm xe điện ngầm đấy. Anh là thứ hết cứu nổi. Nhìn là biết ngay. Norm ưa những thứ hết cứu nổi.

Tôi buột miệng đáp: Tôi chẳng cần biết Norm ưa cái quái gì.

Ôi, lạy Chúa. Giờ thì nhất định nàng sẽ đứng dậy bỏ đi. Nhưng không. Nàng cười rũ rượi đến nỗi suýt sặc rượu vang. Từ lúc ấy trở đi mọi sự khác hẳn. Nàng mỉm cười với tôi, mỉm cười không ngừng. Tôi sướng đến muốn bay bổng.

Nàng vươn tay qua bàn, đặt lên tay tôi, tim tôi rộn lên như một con thú điên trong lồng ngực. Thôi, mình đi anh.

Chúng tôi đi bộ về căn hộ của nàng trên đường Barrow. Vào đó rồi, nàng quay lại hôn tôi. Nàng xoay tròn đầu khiến lưỡi nàng vòng theo chiều kim đồng hồ trong miệng tôi, tôi thầm nghĩ, lạy Chúa, con đâu xứng đáng. Sao Chúa không cho con được biết điều này trước khi con hai mươi sáu tuổi?Truyen8.mobi

Nàng bảo tôi là một gã lực điền khỏe mạnh có vẻ thèm khát tình cảm. Tôi khó chịu việc nàng gọi tôi là lực điền - lạy Chúa, chẳng gì tôi cũng đã đọc dăm ba quyển sách, từng dòng chữ của E. Laurie Long, P.G. Wodehouse, Mark Twain, E. Philips Oppenheim, Edgar Wallace và ông già Dickens rất quen thuộc - và chuyện chúng tôi làm đây rõ ràng hơn hẳn phô trương tình cảm, theo tôi thấy. Nhưng tôi không nói gì hết, vì tôi không có kinh nghiệm về những chuyện như thế này. Nàng hỏi tôi thích ăn Monkfish không, tôi đáp rằng không trả lời được vì chưa từng nghe nói tới thứ cá này. Nàng bảo vấn đề là nấu thế nào thôi. Bí quyết của nàng là hành tím. Không phải ai cũng đồng ý, nhưng nàng thấy hành tím rất hợp. Đây là loại cá thịt trắng rất ngon, nấu với vang trắng hảo hạng là hợp nhất. Đừng dùng thứ vang để nấu thường, phải loại ngon cơ. Norm cũng có lần nấu món cá này, nhưng hỏng hết, vì đã dùng một thứ rượu vớ vẩn_(1) nào đó từ California, khiến cá dai như đế giày. Cái lão đáng thương này rành chuyện văn chương và dạy học chứ chẳng biết gì về vang hay cá.

Thật lạ lùng khi ngồi với một người đàn bà hai tay áp lên má anh và bảo rằng anh cần tự tin hơn. Nàng bảo bố em từ Liverpool_(1) di dân sang đây, ông đã uống rượu đến chết vì sợ cái thế giới này. Ông nói rằng ước gì là người Công giáo để ông có thể vào tu viện và không còn bao giờ phải nhìn thấy con người nữa. Mẹ em cố khuyến khích để ông thấy được điều gì đó tích cực của mình. Nhưng ông không làm nổi, nên đã uống tới chết. Anh có uống rượu không đấy?

Không nhiều.

Cẩn thận đấy. Anh là người Ireland_.

Bố em có phải người Ireland(2) đâu.

Không, nhưng ông có khác gì đâu. Ở Liverpool ai cũng là ngườiIrelandcả. Thôi, bây giờ mình làm món Monkfish.

Nàng đưa tôi một chiếc Kimono. Áo sạch đấy. Anh vào phòng ngủ mà thay. Nếu nó hợp với một anh chàng Samurai thì cũng hợp với một gã mick nhỏ con cứng đầu như anh, dù anh chẳng cứng đầu gì lắm.

Nàng thay một chiếc áo khoác màu bạc. Chiếc áo như có cuộc sống riêng của nó. Lúc thì nó sát vào người, lúc lại phồng lên khiến nàng có thể cử động thoải mái. Tôi thích nó bó sát nàng hơn, vì nó làm cho tôi sinh động hẳn dưới lớp áo Kimono.

Nàng hỏi tôi thích vang trắng không, tôi bảo có, vì tôi dần hiểu ra rằng “có, đúng, phải” là cách trả lời tốt nhất cho mọi câu hỏi, ít nhất là với June. Tôi nói “thích” món Monkfish, măng tây và cặp nến lung linh cắm trên bàn. Tôi bảo rằng thích cách nàng nâng ly rượu vang cụng ly tôi kêu coong một tiếng. Tôi bảo nàng đây là bữa tối ngon nhất tôi từng được thưởng thức trong đời. Tôi còn muốn nói rằng mình như thể đang trên thiên đường, nhưng e quá cường điệu, biết đâu sẽ khiến nàng nhìn tôi bằng đôi mắt khác lạ làm hỏng cả buổi tối này, rồi hỏng đến cuộc đời tôi.

Lão Norm không hề được đả động tới nữa trong sáu đêm liền tiếp theo buổi tối có món Monkfish, ngoại trừ mười hai bông hồng tươi thắm trong chiếc bình trong phòng ngủ của nàng với những lời chào yêu thương của Norm trên danh thiếp. Tôi uống thêm rượu để có đủ can đảm hỏi: Thế quái nào mà em lại có thể nằm với anh trên giường trước những đóa hồng tươi thắm của Norm? nhưng tôi đã không hỏi. Tôi không đủ tiền mua nổi hoa hồng nên đã mua cẩm chướng. Nàng cắm trong một chiếc bình thủy tinh lớn, đặt cạnh bình hoa hồng. Bì sao được. Hoa cẩm chướng của tôi trông nhỏ mọn hẳn cạnh mấy bông hồng, nên tôi đành moi hết mấy đôla còn lại mua tặng nàng một tá đóa hồng. Nàng ngửi rồi bảo: Ồ, đẹp quá. Tôi chẳng biết nói gì, vì tôi đâu có trồng, chỉ mua thôi. Những bông hồng của Norm trong bình thủy tinh đã hơi héo rồi, khiến tôi sướng rên khi hình dung hoa hồng của tôi sẽ thế chỗ hoa hồng của lão, nhưng điều June làm đã khiến tôi bị tổn thương ghê gớm chưa từng thấy.

Từ chiếc ghế đang ngồi trong bếp tôi thấy việc nàng đang làm trong phòng ngủ: lấy từng bông hồng của tôi khẽ khàng cắm vào đám hồng của Norm, ngay chính giữa và chung quanh, lùi lại, ngắm nghía rồi lấy những đóa hoa tươi của tôi đỡ hoa héo của Norm đang oặt đi, vuốt ve hoa của tôi và của lão, rồi mỉm cười như thể hồng nào cũng đáng quý như nhau.

Chắc chắn nàng biết tôi quan sát nàng. Nàng quay lại mỉm cười với tôi đang ngồi đau khổ đến muốn gào lên trong bếp. Đẹp quá, nàng lặp lại. Rõ ràng nàng muốn nói về cả hai mươi bốn bông hồng chứ không chỉ một tá của tôi. Tôi thật rất muốn lớn tiếng trách móc nàng rồi lao ra khỏi căn hộ như một gã đàn ông thật sự.

Nhưng tôi không làm gì hết. Tôi ở lại. Nàng làm món sườn heo nhồi ăn với táo nghiền và khoai tây nghiền. Cứ như ăn giấy bồi. Chúng tôi lên giường mà tôi cứ nghĩ mãi tới những bông hồng của tôi và cung cách nàng cắm lẫn lộn với hoa của lão, cái lão phải gió ởVermont. Nàng bảo rằng tôi không thật khỏe, còn tôi chỉ muốn nói để nàng biết rằng ước gì tôi chết mất tiêu rồi. Okay, nàng nói. Mình phải từ từ quen nhau. Cần giữ cho mối quan hệ được tươi mới.

Phải chăng đó là cách nàng giữ cho nó tươi mới? Mánh khóe với cả hai gã đàn ông một lượt và cắm hoa của họ trong cùng một bình?

Gần cuối khóa học mùa Xuân năm ấy tôi gặpSeymourtrên quảng trườngWashington. Thế nào? anh chàng hỏi và cười như thể biết chuyện gì đấy. Cô em June quyến rũ khỏe chứ?

Tôi lắp bắp, đổi hết chân này lại chân kia. Anh chàng nói: Đừng nên buồn. Nàng đối với tớ cũng y như vậy, nhưng nàng chỉ xỏ mũi tớ được hai tuần thôi. Rồi tớ thấu rõ tim đen của nàng nên đã bảo nàng rằng đừng có hòng.

Tim đen gì?

Nàng làm những chuyện ấy toàn vì lão Norm hết. Nàng dụ dỗ tớ, dụ dỗ bạn và chỉ Chúa mới biết còn những ai nữa, rồi nàng kể tuốt tuột mọi chuyện cho lão Norm của nàng.Truyen8.mobi

Nhưng lão điVermontmà.

Vermontà, còn lâu! Bạn vừa ra khỏi căn hộ của nàng là lão tới ngay để nghe nàng báo cáo không sót một chi tiết nhỏ nào.

Sao bạn biết?

Lão nói với tớ mà. Lão khoái tớ. Lão kể với nàng về tớ, nàng kể với lão về bạn; nàng với lão biết rằng tớ sẽ kể với bạn về họ. Họ thừa thì giờ mà. Họ nói về bạn, rằng bạn cóc biết gì hết thảy.

Tôi bỏ đi, anh chàng gọi với theo: Lần nào cũng thế, bồ tèo ơi, lần nào cũng thế cả.

Tôi trầy trật đậu được kỳ thi lấy bằng sư phạm. Môn nào tôi cũng trầy trật qua khỏi. Cần 65 điểm để đậu, tôi được 69 điểm. Điểm then chốt có lẽ nhờ lượng hải hà của một ông chủ nhiệm môn tiếng Anh trường Trung học Eastern District ở Brooklyn chấm bài thử dạy học của tôi mà phúc đức làm sao tôi biết được chút ít thơ phản chiến thời Thế chiến thứ nhất. Có lần một ông giáo sư nghiện rượu ở đại họcNew Yorkthân mật bảo tôi rằng tôi là một sinh viên học chiếu lệ. Tôi cảm thấy bị xúc phạm, tới lúc suy ngẫm lại, phải công nhận ông nói đúng. Quả thật tôi sống cầm chừng về mọi mặt, nhưng tôi hứa một ngày nào đó tôi sẽ cố công, sẽ nỗ lực phấn đấu để làm nên gì đấy - theo truyền thống Mỹ tốt đẹp xưa nay.

Chúng tôi ngồi trên ghế ngoài hành lang trường Trung học Hướng nghiệp Brooklyn chờ thi vấn đáp, điền đơn, ký giấy thề trung thành với Hợp Chủng Quốc, cam đoan rằng hiện nay và trước kia chưa từng là đảng viên đảng Cộng sản.

Tôi đã thấy nàng từ lâu trước khi nàng ngồi xuống cạnh tôi. Nàng chít chiếc khăn màu xanh lục, đeo kính râm, khi nàng bỏ khăn ra, mái tóc màu hung của nàng óng ánh. Tôi nhớ nàng muốn chết nhưng làm lơ chứ không quay nhìn, không để nàng toại nguyện.

Chào anh Frank.

Nếu tôi là một nhân vật trong tiểu thuyết hay phim hẳn tôi sẽ đứng dậy bỏ đi. Kiêu ngạo mà. Nàng chào lần nữa. Nàng bảo: Trông anh mệt mỏi.

Tôi cấm cẳn đáp để nàng thấy rằng tôi chẳng có lý do gì để lịch sự sau những gì nàng đối xử với tôi. Tôi chẳng mệt mỏi gì hết, tôi nói. Nhưng rồi những ngón tay nàng ve vuốt khuôn mặt tôi.

Nhân vật trong tiểu thuyết hay phim kia hẳn sẽ quay đầu đi cho nàng thấy hắn chưa quên, hắn không mềm lòng chỉ bởi hai câu chào hỏi và mấy ngón tay. Nàng mỉm cười, vuốt má tôi lần nữa.

Mọi người ở hành lang đều đưa mắt nhìn nàng, tôi chắc chắn họ tự hỏi không hiểu nàng âm mưu gì với tôi: Nàng thật lộng lẫy, còn tôi nào đáng gì cho cam. Họ nhìn bàn tay nàng ấp trên bàn tay tôi.

Anh có khỏe không nào?

Khỏe, tôi đằng hắng. Tôi nhìn bàn tay nàng rồi hình dung nó vuốt ve cơ thể lão Norm ra sao.

Nàng hỏi anh hồi hộp vì thi cử à?

Tôi lại cấm cẳn đáp không, chẳng hồi hộp gì hết.

Anh sẽ thành một thầy giáo giỏi.

Tôi cóc cần.

Anh không cần à? Thế anh thi làm gì?

Vì không biết làm gì khác.

Ô! Nàng bảo nàng thi lấy bằng sư phạm rồi làm cô giáo một năm, sau đó viết một quyển sách về chuyện dạy học. Đó là gợi ý của Norm. Norm, chuyên gia vĩ đại. Lão bảo việc giáo dục ở Mỹ cực kỳ bê bối và một quyển sách lột trần sự thật của kẻ trong ngành thì sẽ thành best-seller ngay. Làm cô giáo một hai năm, rồi phơi bày thực trạng đáng sợ của các trường học là em sẽ có ngay cuốn sách bán chạy như tôm tươi.Truyen8.mobi

Người ta xướng tên tôi vào phòng thi. Nàng nói: Lát nữa mình đi uống cà phê nhé?

Nếu còn chút tự hào hay tự trọng ắt tôi sẽ trả lời không rồi quay đi, đằng này tôi nói OK rồi vào phòng thi với trái ti 5ade m đập tựa trống chầu.

Tôi chào ba vị giám khảo, nhưng họ đã được tập luyện để không nhìn thí sinh sư phạm. Ông ngồi giữa nói anh có hai phút để đọc bài thơ trên bàn trước mặt anh. Sau đó yêu cầu anh bình giải và cho chúng tôi biết anh sẽ giảng bài này trong một lớp trung học như thế nào.

Tựa của bài thơ diễn tả chính xác tâm trạng tôi trong buổi thi này: “Ước Gì Tôi Quên Được Tôi Là Tôi”.

Ông đầu hói bên phải hỏi tôi có biết bài thơ thuộc thể gì không.

Thưa có. Vâng. Đó là một bài sonata.

Hả, bài gì?

Ô, xin lỗi. Một bài sonnet(1)_. Mười bốn hàng.

Thế còn nhịp điệu?

À... à... abbaabbacdcdc.

Họ nhìn nhau còn tôi không biết mình đoán đúng hay sai.

Của tác giả nào?

A... em nghĩ là của Shakespeare. Không phải, không, của Wordsworth ạ.

Cả hai đều không phải, anh bạn trẻ ạ. Của Santayana.

Ông đầu hói nhìn tôi chòng chọc như thể tôi đã xúc phạm cá nhân ông. Santayana, ông nói, Santayana, còn tôi thiếu điều độn thổ vì sự ngu dốt của mình.

Họ nhăn nhó nhìn tôi, còn tôi thật muốn thưa rằng đặt câu hỏi về Santayana là bất công và không ổn, vì ông này không có trong một quyển giáo khoa hay hợp tuyển văn học nào tôi từng đọc trong bốn năm học lơ mơ ở trường đại học New York. Họ không hỏi, song tôi tự động cho biết điều duy nhất tôi học được của Santayana là: nếu ta không chịu học từ lịch sử thì nhất định chúng ta sẽ vấp lại những sai lầm cũ. Xem ra điều này chẳng gây được ấn tượng gì nơi họ, kể cả khi tôi bảo rằng tôi biết cả tên của Santayana là George.

Thôi được, ông ngồi giữa nói. Anh sẽ giảng cho học trò bài thơ này như thế nào?

Tôi lảm nhảm. Dạ... em nghĩ... em nghĩ... bài thơ một phần nói về sự tự sát và về nỗi chán chường của Santayana và em sẽ nói về James Dean(2)_, vì thiếu niên khâm phục anh ta, về khả năng James Dean có thể đã tự tử ra sao khi lái chiếc xe thể thao, rồi em sẽ nhắc đến câu Hamlet độc thoại khi tự sát “Hiện hữu hay không hiện hữu” rồi để các em học sinh nói về cảm nghĩ của chúng đối với việc tự tử, nếu có.

Ông bên phải hỏi: Anh sẽ làm gì để củng cố thêm?

Thưa, em không hiểu ý thầy. Củng cố nghĩa là gì?

Ông ta nhướng cặp lông mày nhìn các đồng nghiệp như cố nhẫn nại. Ông nói: Củng cố nghĩa là một hoạt động làm phong phú thêm, nối tiếp theo bài học, đại thể như đọc thêm, ra bài tập để những điều học được thấm sâu vào đầu óc học sinh. Anh không thể dạy vào hư không. Một thầy giáo giỏi luôn liên hệ bài giảng với cuộc sống thực tế ngoài đời. Anh hiểu chứ?

Ô. Tôi thấy tuyệt vọng. Tôi lắp bắp, em sẽ ra bài tập cho học trò viết một bức thư tuyệt mệnh dài 150 từ. Đó sẽ là phương cách tốt để khuyến khích chúng suy nghĩ về cuộc đời, vì Samuel Johnson từng nói: Không gì rèn giũa tinh thần tuyệt diệu hơn viễn cảnh ngày mai bị treo cổ.

Ông ngồi giữa bực tức. Sao?

Ông bên phải lắc đầu. Chúng ta không bàn về Samuel Johnson ở đây.

Ông bên trái xì một tiếng. Thư tuyệt mệnh à? Anh chớ có làm những chuyện ấy. Anh nghe tôi nói không? Anh dạy những đầu óc non nớt mà. Chúa ơi! Thôi, anh ra được rồi.

Tôi nói cám ơn, nhưng liệu ích gì nữa? Tiêu đời rồi, chắc chắn thế. Rõ ràng họ không ưa tôi, vì tôi dốt Santayana và việc củng cố, và tôi chắc chắn cái ý tưởng về thư tuyệt mệnh là giọt nước cuối cùng làm trào ly nước đầy. Họ là chủ nhiệm ban ngành ở các trường trung học hoặc giữ những vị trí quan trọng nào khác và tôi không ưa họ, như tôi không ưa mọi kẻ có quyền quyết định về tôi, chẳng hạn như những ông sếp, giám mục, giáo sư, giám viên thuế vụ, nghĩa là những kẻ có địa vị cao hơn tôi nói chung. Ngay cả là như vậy, tôi tự hỏi sao những con người như ba vị giám khảo này lại thô lỗ đến độ làm cho tôi cảm thấy mình tầm thường hẳn. Nếu ngồi ở vị trí của họ tôi sẽ cố giúp thí sinh hết hồi hộp. Nếu lớp trẻ muốn thành thầy cô thì cần động viên họ chứ đừng làm họ khiếp bởi những giám khảo cho rằng Santayana là cái rốn vũ trụ.

Lúc đó tôi nghĩ thế, bởi tại tôi chưa biết lề thói trên thế gian này. Tôi không biết rằng những kẻ trên cao kia phải tự bảo vệ trước đám bên dưới này. Tôi không biết rằng người lớn tuổi phải tự bảo vệ trước đám trẻ là những kẻ muốn gạt họ ra khỏi mặt đất này.

Khi tôi ra khỏi phòng thi, nàng đã chờ ở hành lang, vừa buộc khăn dưới cằm vừa nói: Thế nào, đơn giản chứ nhỉ.

Còn lâu mới đơn giản. Họ hỏi anh về Santayana.

Thật à? Norm ngưỡng mộ Santayana lắm.

Chẳng lẽ cô nàng này không biết chút tế nhị nào ư? Cứ phải làm tôi mất vui nguyên ngày vì Norm và lão Santayana khốn kiếp kia ư?

Anh quan tâm tới Norm làm quái gì. Cả Santayana nữa.

Ơ kìa. Sao hùng hồn thế. Anh chàngIrelandcủa em nổi cơn thịnh nộ rồi ư?

Tôi những muốn dằn ngực lại cho qua cơn giận. Nhưng tôi đã để mặc nàng đứng đấy, thậm chí cứ tiếp tục đi khi nàng gọi theo, Frank, anh Frank, mình nói chuyện nghiêm chỉnh được mà.

Tôi đi qua cầuBrooklyn, miệng không ngừng lẩm bẩm, Mình nói chuyện nghiêm chỉnh được mà, suốt cho tới quán McSorley’s trên đường East Seventh. Ý nàng muốn nói gì?

Tôi uống hết ly bia này đến ly khác, ăn dồi gan với bánh mì hành giòn, tiểu ồ ồ vào bồn tiểu khổng lồ của quán McSorley’s, gọi cho June từ máy điện thoại công cộng, cúp ngay khi nghe tiếng Norm trả lời, rồi thấy tự thương thân nên muốn gọi lại cho Norm, thách hắn xuống lề đường đấu tay đôi một trận; nhấc ống nghe rồi lại đặt xuống, đi về nhà, gào trên gối, thấy khinh ghét mình và chửi mình là thằng ngu, cho tới khi thiếp đi say túy lúy.

Hôm sau, váng vất vì say và buồn khổ, tôi đi tới trường Trung học Quận Eastern ởBrooklynđể thi dạy thử, chướng ngại cuối cùng trước khi được bổ làm thầy giáo. Lẽ ra tôi phải đến đó sớm hơn một giờ, nhưng vì lên nhầm xe điện ngầm nên đến muộn nửa tiếng. Ông thầy chủ nhiệm ban Anh văn bảo tôi đến lần khác cũng được, nhưng tôi muốn xong luôn cho rồi, nhất là từ khi biết mình đằng nào cũng trượt.

Ông chủ nhiệm đưa tôi mấy tờ giấy ghi đề tài để tôi dạy thử: Thơ Chiến Tranh. Những bài thơ này tôi thuộc nằm lòng, bài “Điều ấy có quan trọng không?” của Siegfried Sassoon và bài “Bài ngợi ca tuổi trẻ bị đọa đày” của Wilfred Owen.

Dạy học ởNew Yorkta phải giữ một trình tự định sẵn. Trước hết, phải xác định mục tiêu. Rồi phải động viên cả lớp vì, ai cũng biết, đám học trò này không muốn học gì cả.

Tôi động viên lớp này bằng cách kể về người chồng của cô tôi. Trong Thế chiến thứ nhất chú trúng phải hơi ngạt, rồi khi giải ngũ về nhà chú không tìm được việc làm nào khác hơn là xúc than, than cốc và than cám trong Nhà máy Hơi ngạtLimerick. Cả lớp cười, ông chủ nhiệm bộ môn cũng nhếch mép cười, một dấu hiệu tốt.

Bình giảng bài thơ thôi thì chưa đủ. Cần phải “động não” học trò, lôi cuốn chúng vào nội dung bài giảng. Phải khêu gợi chúng. Từ này là của ban giám hiệu. Phải đặt những câu hỏi mấu chốt để khuyến khích học trò tham gia. Một thầy giáo giỏi phải đặt được nhiều câu hỏi mấu chốt khiến học sinh hứng thú nhao nhao bốn mươi lăm phút luôn.Truyen8.mobi

Một đôi em nói về chiến tranh và những người thân sống sót qua Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên. Chúng nói thật là bất công khi một số người trở về không còn mặt mũi và chân cẳng gì ráo. Cụt một tay chưa khổ lắm, vì vẫn còn một tay. Cụt cả hai tay thì quả là cay đắng vì phải có người đút cho ăn. Mất cả gương mặt lại là chuyện khác nữa. Người ta chỉ có một gương mặt, nếu bị mất đi thì tiêu đời rồi, cưng ơi. Một nữ học sinh có vóc dáng khả ái mặc áo cánh hồng thêu ren nói chị cô cưới một gã bị thương gần Bình Nhưỡng, gã này cụt hết cả hai tay, không còn được lấy một mẩu để gắn tay giả. Cô chị phải đút cho chồng, cạo râu, làm đủ mọi thứ, mà anh chồng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện sex. Sex, sex, sex, còn hoàn toàn không nghĩ đến gì khác nữa cả, khiến cô chị kiệt sức.

Ông chủ nhiệm bộ môn ngồi cuối lớp gọi “Helen” bằng giọng răn đe, song em vẫn nói với cả lớp: Nhưng mà, đúng như thế. Các bạn có thích không nếu phải tắm rửa, đút ăn cho ai đấy và mỗi ngày phải ngủ với anh ta ba lần? Vài nam sinh cười khúc khích, nhưng nghiêm chỉnh lại ngay khi Helen nói: Tớ rất buồn. Chuyện chị tớ với anh Roger khiến tớ buồn lắm, vì chị tớ nói chị chịu không nổi nữa. Có lẽ chị sẽ bỏ anh ấy, nhưng rồi anh sẽ phải vào ở trong bệnh xá cựu chiến binh. Anh ấy nói nếu đến nông nỗi ấy thì anh sẽ tự tử. Rồi em quay qua nói với ông chủ nhiệm. Em xin lỗi những gì đã nói về chuyện sex, song đúng đã xảy ra như vậy, chứ em thật không muốn bất kính.

Tôi hết sức thán phục Helen về sự chín chắn, bạo dạn và bộ ngực tuyệt vời của em đến nỗi không tiếp tục buổi dạy thử được. Tôi nghĩ mình sẽ không phàn nàn nếu bị cụt tay cụt chân miễn suốt ngày được cô em săn sóc, tắm rửa, lau khô và mát xa cho tôi. Tất nhiên, thầy giáo không được có những ý nghĩ như thế, nhưng tôi biết làm sao được khi mình đang hai mươi bảy tuổi mà có ai đấy đẹp như Helen ngồi trước mặt đề cập tới tình dục và lại nom thế kia.

Một nam sinh không chịu bỏ qua chuyện này. Em bảo chị của Helen chớ có lo anh chồng sẽ làm liều, vì điều đó không thể nào được khi người ta không còn tay nữa. Không còn tay thì người ta không cách nào tự tử được.

Hai nam sinh nói người ta không thể sống được khi không có mặt mũi, chân cẳng khi mới hai mươi mốt tuổi. Đúng vậy, chắc chắn rồi, lúc nào anh cũng có thể đặt làm chân giả được, nhưng không đời nào có nổi khuôn mặt giả, với lại ai còn chịu đi chơi với anh nữa chứ? Thế là hết, sẽ chẳng bao giờ có con có cái hay gì đấy được. Mẹ ruột cũng không muốn thấy anh nữa, anh sẽ phải xơi mọi thứ đồ ăn bằng ống hút. Đau khổ biết rằng mình không còn bao giờ dám soi gương trong phòng tắm nữa vì sợ cái mình thấy hoặc không thấy, một khi mặt mũi không còn nữa. Các bạn hình dung xem bà mẹ khốn khổ cảm thấy gì khi đành phải vứt máy cạo râu với kem cạo râu của con trai ruột mình đi, vì biết rằng anh sẽ không bao giờ dùng tới nữa. Không bao giờ nữa. Hơn nữa bà không thể vào phòng anh mà bảo: Con ơi, nay con không cần dùng đến dao cạo râu nữa nên mẹ vứt đi vì nhà mình càng ngày càng nhiều thứ lỉnh kỉnh. Các bạn có hình dung được tâm trạng anh không, khi ngồi đó không mặt mũi, và bà mẹ ruột của anh cho anh hiểu, chẳng ít thì nhiều, rằng đời anh thế là xong? Những chuyện như thế người ta chỉ có thể đối xử với kẻ mình không ưa, ta không thể nào nghĩ được rằng bà mẹ không ưa con trai ruột thịt của mình, cho dù anh không còn mặt. Nói thật, bất kể ta gặp bất hạnh gì thì người mẹ vẫn nên mãi mãi thương yêu và hỗ trợ ta. Nếu không thì hóa ra ta đang ở thế giới nào và cuộc sống còn chút ý nghĩa nào đây?

Vài em nam sinh trong lớp mong khi trưởng thành cũng sẽ có một cuộc chiến tranh để thế hệ chúng có thể qua bên ấy_(1) trả đũa. Một em khác nói: Vớ vẩn, còn lâu mới trả đũa được, các em khác liền la ó khiến em này phải im miệng. Em tên Richard, các em kia nói cả trường biết em là tay Cộng sản cỡ nào. Ông chủ nhiệm ghi chép, hẳn là ghi rằng: Tôi đã không kiểm soát nổi lớp học vì đã để nhiều em nói cùng lúc. Tôi thấy tuyệt vọng. Tôi cao giọng hỏi: Có em nào xem phim về lính Đức tựa đề Mặt trận phía Tây không có gì lạ_(1) chưa? Chưa, chúng chưa hề xem, tại sao chúng lại phải phí tiền xem phim về bọn Đức sau những gì bọn Đức đã gây ra cho lính Mỹ? Đồ cải chua(2)_ chó chết.

Trong các em có bao nhiêu em gốc Ý? Nửa lớp.

Phải chăng các em cũng chưa hề xem một phim Ý nào, vì Ý đã đánh lại Mỹ trong Thế chiến thứ hai?

Không, việc này không liên quan gì đến cuộc chiến tranh ấy. Chúng không thích xem những phim này vì phụ đề đổi nhanh quá theo không kịp câu chuyện, nhất là khi phim có cảnh tuyết mà phụ đề màu trắng thì thế quái nào mà đọc nổi? Nhiều phim Ý lại thường có cảnh tuyết rơi với chó đái vào tường, vả lại chúng chán cảnh người Ý cứ đứng hoài trên đường phố chờ có chuyện gì đấy xảy ra_(3).

Sở Giáo dục quy định rằng cuối mỗi tiết học phải tóm tắt rồi cho bài tập về nhà làm hoặc bài đọc bổ túc, đại khái một kiểu kết luận, nhưng tôi quên bẵng, rồi khi chuông reo vẫn còn hai cậu đang tranh cãi, một cậu bênh vực tài tử John Wayne, cậu kia bảo rằng diễn viên này chỉ xạo, chứ chưa hề vào lính. Tôi cố nhét tất cả vào một bản tóm tắt thật quy mô, nhưng cuộc trao đổi tản mạn dần. Tôi bảo chúng, Cám ơn các em, nhưng chẳng ai lắng nghe, ông chủ nhiệm vừa gãi trán vừa ghi chú.

Trên đường ra xe điện ngầm tôi tự trách mình. Mất công để được gì? Thầy giáo cái đếch gì. Lẽ ra tôi nên ở lại trong quân ngũ với lũ chó. Hay tốt hơn tiếp tục làm phu bốc dỡ bến tàu hoặc nhà kho, tha hồ nhấc lên, ném xuống, chửi thề, ăn bánh mì kẹp dày tổ bố, uống bia và săn gái làng chơi. Như thế ít ra tôi được chung đụng với những kẻ như mình, trong giai tầng của mình chứ không tự bốc mình lên, thật đấy. Lẽ ra tôi nên nghe lời những ông cố đạo và những bậc khả kính ở Ireland, họ đã răn đe chúng tôi chớ tự cao tự đại, hãy cam phận, trên thiên đường đã sẵn giường cho những trái tim dễ bảo, những tâm hồn nhịn nhục.

Anh McCourt, anh McCourt, chờ tôi với.

Tiếng ông chủ nhiệm bộ môn gọi tôi cách vài khối nhà. Chờ tôi với. Tôi đi ngược lại phía ông. Mặt ông vui vẻ. Tôi nghĩ hẳn ông muốn an ủi mình đây: Kém quá, anh bạn ơi.

Ông thở không ra hơi. Nghe này, đúng ra tôi không được phép tiết lộ với anh, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng ít tuần nữa anh sẽ nhận được kết quả kỳ thi. Anh có những yếu tố để trở thành một thầy giáo giỏi. Ý tôi là, Chúa ơi, quả đúng anh biết về Sassoon và Owen. Anh biết không, hết một nửa thí sinh vào dạy thử không phân biệt được Emerson và Mickey Spillane. Cho nên khi có kết quả rồi và anh muốn tìm một chỗ dạy thì cứ gọi cho tôi nhé? Ok?

Ôi, vâng vâng, chắc chắn rồi, tôi sẽ gọi. Cám ơn ông.

Tôi nhảy múa dọc con phố, bước đi lâng lâng. Chim chóc chiếp chiếp ríu rít trên thềm ga xe điện ngầm. Mọi người nhìn tôi, mỉm cười trân trọng. Họ có thể thấy tôi là một con người có triển vọng thành nhà giáo. Nghĩa là tôi không đến nỗi ngu. Chúa ơi. Chúa ơi. Gia đình con sẽ nói sao đây? Một thầy giáo! Tin này sẽ truyền khắp Limerick. Ông biết tin về Frankie McCourt chưa? Lạy Chúa Jesus, hắn thành thầy giáo mãi bên Mỹ cơ đấy. Hồi mới đi hắn là gì nhỉ? Chẳng gì hết. Chính thế đấy. Một gã ăn mày khốn khổ, trông như thứ bị mèo tha. Tôi sẽ gọi cho June. Nói với nàng rằng tôi đã được mời dạy học. Ở một trường trung học. Không được cao cấp như giáo sư Norm, nhưng dẫu sao... Tôi bỏ đồng mười xu vào máy. Tiền rơi ra. Tôi gác máy. Gọi cho nàng có nghĩa là tôi cần phải gọi cho nàng, nhưng tôi đâu có cần. Tôi vẫn sống được, không cần phải có nàng với cái bồn tắm hay món cá Monkfish nấu với vang trắng. Xe điện ầm ầm chạy vào bến. Tôi muốn nói với mọi người, ngồi cũng như đứng, rằng tôi được mời dạy học. Họ sẽ mỉm cười ngước nhìn lên từ trang báo đang đọc dở. Không, không gọi cho June. Hãy cứ để mặc nàng với lão Norm ù ù cạc cạc về rượu vang, lại còn làm hỏng món Monkfish, cái lão Norm đồi bại đã không biết đối xử với June như nàng xứng đáng. Không, tôi sẽ tới Kho Cảng phía Nam Manhattan, làm cho tới khi nhận được tấm bằng sư phạm. Tấm bằng dạy học của tôi. Tôi thật muốn cầm nó vẫy vẫy từ trên nóc Tòa nhà Empire State_(1).

Khi tôi gọi điện tới trường hỏi về chân thầy giáo nọ thì người ta trả lời rằng rất tiếc, ông thầy chủ nhiệm vui tính đã qua đời, rất tiếc trường không cần người, rồi chúc tôi may mắn khi tìm việc làm. Ai cũng bảo rằng một khi tôi có được bằng sư phạm thì tìm chỗ dạy dễ như bỡn. Có ai thèm tranh giành cái việc tầm thường ấy đâu? Làm việc nhiều giờ, lương ít, mà ai thèm cám ơn anh đã chăm lo cho đám nhóc tì Mỹ? Chính đó là lý do khiến đất nước này kêu gào tìm thầy giáo.

Hết trường này đến trường khác trả lời tôi: Chúng tôi rất tiếc, vì giọng phát âm của ông là vấn đề phiền toái. Ông biết đấy, con trẻ vốn thích bắt chước, như thế thì trẻ con toàn trường sẽ nói giọng Ireland mất thôi. Các bậc phụ huynh sẽ nghĩ sao nếu con họ về nhà nói đại loại giống như Barry Fitzgeralt? Hẳn là ông thông cảm cho quan điểm của chúng tôi chứ? Các ông hiệu phó thắc mắc làm sao tôi có được bằng sư phạm với cái giọng Ireland như thế. Chẳng lẽ Sở Giáo dục không còn đòi hỏi tiêu chuẩn gì nữa hay sao?

Tôi đâm tuyệt vọng. Trong giấc mơ vĩ đại của nước Mỹ không có chỗ cho tôi. Tôi quay về với bến cảng, ở đó tôi thấy thoải mái hơn.


Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/25326


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận