Nhất Phẩm Giang Sơn
Tác Giả: Tam Giới Đại Sư
Quyển 5: Quyết Chế Lệnh
Chương 199: Xin giống
Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: MeTruyen
- Không tranh là tranh, tranh là không tranh.
Triệu Tích tông như được rót trí tuệ lớn vào đầu, nói:
- Ta biết phải làm sao rồi! Những năm này, trong lòng chưa bao giờ sáng tỏ như thế này!
- Con đường này có thể phát triển không nhanh. Nhưng tuyệt đối là chính xác, nước chảy đá mòn, thừng cưa gỗ đứt, chỉ cần đủ thời gian, nhất định năng lượng thay đổi sẽ xảy ra biến chất, giúp ngươi nhảy vọt Long Môn!
Trần Khác trầm giọng nói.
- Ừ.
Triệu Tông Tích gật mạnh đầu nói:
- Như vậy xem bộ chúng ta chặn đứng đường là đúng. Trước đây chúng ta cách bọn hắn quá xa, cho dù có cố gắng đuổi theo, cũng không phải sớm chiều là có thể được. Ngược lại là bọn họ, thời gian càng kéo dài, trong long càng hoảng sợ.
- Chính là đạo lí này.
Trần Khác gật đầu cười nói:
- Được, cái nên nói lẫn không nên nói, ta đều nói cả rồi. Bụng trống rỗng, bây giờ là buổi trưa rồi, ngươi không lo cơm nước à.
- Đương nhiên là phải ăn rồi.
Triệu Tông Tích cười lớn.
Buổi cơm trưa vẫn dùng ở thủy đình. Triệu Tông Tích kêu người gọi Trương thị và tiểu quận chúa đến cùng dùng cơm. Kì thực, hai nữ tử này vẫn luôn ở thủy tạ cách đó không xa, nhìn hai người đàn ông đang ở đó bàn luận sôi nổi, tuy không biết họ bàn những gì, nhưng thấy Triệu Tông Tích tâm trạng dâng cao, không còn miễn cưỡng tươi cười, mà là vô cùng vui vẻ.
Trong bữa tiệc, tiểu quận chúa vẫn có chút mắc cỡ, nhưng vẫn duy trì vẻ sự tao nhã cứng ngắc của một thiên hoàng quý nữ. Nàng vừa tao nhã ăn thức ăn ngon, vừa nghe huynh trưởng và Trần Khác nói chuyện. Khi đối phương nhìn về phía mình, luôn khẽ mỉm cười đáp lại, gặp đúng đề tài mà mình cảm thấy hứng thú, cũng sẽ nhẹ nhàng thêm vào vài ba câu.
Ví dụ như Đỗ Thanh Sương tự sáng tác khúc nhạc và biểu diễn “mộc lan từ” của Trần Khác, làm cho tiểu quận chúa vô cùng hứng thú. Nàng tán thưởng từ tận đáy lòng:
- Trước kia làm sao không nghĩ đến, cải biên nhạc phổ nguyên tác để phù hợp với loại từ ngữ tuyệt diệu đó chứ? Muội nghe Đỗ tỷ hát một lần, nhạc và lời vô cùng phù hợp, làm cho người ta bị mê hoặc.
Vừa nói chuyện, tiểu quận chúa nhìn Trần Khác bằng đôi mắt to tròn biết nói chuyện, cười khanh khách nói:
- Muội cũng muốn học sáng tác nhạc, nhưng Đỗ tỷ không chịu dạy, nói phải hỏi qua công tử mới được. Tam ca, tỷ ấy hỏi huynh chưa?
- Chậc, đã lâu rồi không gặp, cũng chưa nghe theesy cô ấy hỏi qua.
Trần Khác hơi lung túng trả lời:
- Muội chỉ cần theo cô ấy học, cứ nói là ta nói.
- Nếu như tỷ ấy cho là muội gạt người thì sao.
Tiểu quận chúa ngây thơ nói.
- Ta viết vài dòng là được chứ gì.
Trần Khác cười nói:
- Nguyên tắc tự sáng tác nhạc còn chưa thuần thục, đang cần cao nhân am hiểu âm nhạc như tiểu quận chúa chỉ bày cho.
- Tam ca nếu đã nói vậy.
Tiểu quận chúa hé miệng cười:
- Tiểu muội cả gan múa rìu qua mắt thợ.
Sau bữa cơm trưa vui vẻ, Trương thị và tiểu quận chúa hành lễ cáo biệt với Trần Khác, Triệu Tông Tích tiễn hắn đến phía trước.
- Ta cảm thấy…
Trên đường, y nghĩ đi nghĩ lại, nói:
- Bên Bác Nghệ Hiên, ngươi vẫn là đi đi.
- Ngươi cái tên không tốt bụng này.
Trần Khác cười mắng, nói:
- Thiệp mời ta cũng vứt đi rồi, lại nói với ta như vậy.
- Không có thiệp mời thì ngươi cứ đúng giờ đến là được rồi.
Triệu Tông Tích cười ngại ngùng nói:
- Ta nghĩ, đây dù sao cũng là thiện ý của bọn họ cũng tính là rất thành ý, nếu ngươi không đi, thì mặt mũi bọn họ để nơi nào? Đến lúc đó, lỡ xảy ra chuyện gì thì làm thế nào? Thời cơ tốt của ngươi sắp đến, vẫn là đừng để thêm phức tạp.
- Ừ.
Trần Khác gật đều nói:
- Nếu cái nút thắt trong lòng ngươi đã mở, ta đi một chuyến vậy, xem có thể làm sứ giả cho ngươi không, giảng hòa với bọn họ một chút.
- Vất vả rồi. truyện copy từ tunghoanh.com
Triệu Tông Tích nhẹ giọng nói.
Từ vương phủ trở về nhà, Trần Khác nhìn thấy vài chiếc xe xịn dừng trong con hẻm. Đang lúc kì quái, trong nhà sao lại có khách nữ, liền nhìn thấy một tên thị vệ cười dâm đãng đến chào đón.
- Sao mà cười như khách làng chơi thế?
Trần Khác cười mắng.
- Chúc mừng đại nhân diễm phúc vô biên.
Tên thị vệ đó vẫn cười dâm đãng như cũ, nói:
- Trưa hôm nay, có bốn cô gái Nhật Bản đến xin giống, mỗi người đều dung mạo như hoa, dáng người phong lưu, tiểu nhân to gan giữ lại cho đại nhân.
- Xin giống?
Trần Khác lúc đầu ngẩn ra một lúc, chợt bật cười nói:
- Không ngờ rằng ta cũng là người nổi tiếng.
Cái gọi là ‘xin giống’ lại gọi là ‘độ giống’. Kì thực là là tục xưng về việc nam nữ hoan ái. Đây là bắt đầu từ thời Đường, ở Trung Quốc xuất hiện một hiện tượng độc đáo... Rất nhiều các tiểu quý tộc và bá tánh bình dân ở các quốc gia trong khu vực xung quanh như Nhật Bản, Triều Tiên, Hồi Hột, vv…sẽ nghĩ cách để gửi con gái xinh đẹp đến thành Trường An của Tiền triều hay thành Biện Kinh của bản triều.
Những cô gái này tự nguyện miễn phí phục vụ đám văn sĩ nổi tiếng trong kinh thành, đợi đến khi mang thai, sẽ cáo từ về nước. Trước lúc lên đường, còn xin người đàn ông mà họ đã phục vụ qua một phong thư, chứng minh huyết thống cao quý của đứa trẻ trong bụng…Nói cao quý, một chút cũng không ngoa. Không nói đến thời Đường vạn bang đổ đến sinh sống, làm thân. Chỉ sợ bây giờ, thời đại bị hậu nhân khinh bỉ là ‘nhược Tống’, vẫn là quốc gia có trình độ văn minh cao hơn nhiều so với bất kì quốc gia nào trên thế giới. Vả lại, bảy mươi phần trăm tổng giá trị sản lượng trên toàn thế giới đều do người Tống tạo ra. Do đó, lúc ấy triều Tống trong mắt man di, dị quốc là thiên quốc, là chế độ quốc gia vĩ đại. Người Tống ở nước ngoài là người ưu tú, cao quý. Cho nên nước ngoài, man di đề cao triều Tống, đề cao người Tống như vậy cũng không có gì kì lạ.
Kì thực hành vi ‘độ giống’ này cũng không có gì lạ, chỉ cần nghĩ đến những nữ đồng bào đời sau, sợ bị lạc hậu, bám lấy những người Âu Mĩ, giống như được người khác ngủ cùng một đêm thì chứng minh được mị lực của mình vậy. Càng có thể lí giải sự ‘sùng Tống mị Hán’ dữ dội của người ngoại quốc lúc này, tâm lí trở nên phức tạp.
Lại nói đến nơi cuồng nhiệt với việc ‘độ giống’ là Nhật Bản và Triều Tiên. Những đứa trẻ được triều Tống ‘độ giống’ sinh ra, nếu là nam, quá nửa có thể trở thành người kế thừa của gia tộc, nếu là con gái, sẽ được tranh giành về để làm phu nhân chính thất. Thật là không thể tin nổi.
Nhưng Trần Khác đối với trò này vô cùng chán ngán. Hắn không tiếc con nòng nọc nhỏ của mình, mà là ở kiếp trước, hắn cực kì phản cảm với hiện tượng những cô gái Trung Quốc có dán theo những người tây dương. Tuy ở triều Tống, tình hình đảo ngược, nhưng bản thân đã không thích, thì đừng làm với người khác. Hắn đối với loại con gái ‘sùng Tống mị Hán’ vẫn như cũ, không có chút hứng thú.
- Đều đuổi đi.
Trần Khác lo lắng bản thân khi nhìn thấy thiếu nữ xinh đẹp nhào vào mình ôm ấp, sẽ không chịu đựng được. Do đó, cả nhìn cũng không dám, trực tiếp để thị vệ đuổi đi:
- Bổn đại nhân tuy ham mê sắc đẹp, nhưng không phải là con ngựa để người ta phối giống!
Thị vệ không dám nhiều lời, chỉ còn cách đem bốn cô oanh oanh yến yến trong viện đuổi đi. Trần Khác đứng ở cửa, nhìn từng mỹ nữ Nhật Bản khêu gợi tận xương, làm cho bất cứ người đàn ông nào cũng muốn hái xuống đó, quả nhiên xém chút nữa, thì không thể giữ vững mình rồi. Sở dĩ có thể giữ vững bình tĩnh, là bởi vì hắn nhìn thấy bên trong còn có đàn ông, nhất thời tức giận, nói:
- Sao để đàn ông vào mượn giống? À, không đúng, Tiểu Bạch, ngươi sao lại đến?
- Là Labie phái ta đến.
Người thanh niên đó vốn là Bạch Cư Dị, đệ đệ của Bạch chưởng quĩ của cửa hàng Giao tử. Gặp lại Trần Khác, Tiểu Bạch câu nệ rất nhiều, dường như bị thế trận trước la sau ôm của hắn hù:
- Ông ấy và Lợi Vi đã viết xong khế ước, xin hỏi công tử lúc nào rảnh đến kí khế ước.
- Chọn ngày không bằng gặp ngày.
Trần Khác cười nói:
- Hôm nay là được rồi.
Nói dứt, gọi y lên xe, cũng không bước vào cửa, trực tiếp chuyển hướng về phía phố Lam Mạo.
Trở lại phố Lam Mạo, đoàn người của Trần Khác làm cho mọi người xôn xao, mặc dù là dị tộc, nhưng người Do Thái đã sinh sống tại Biện Kinh gần trăm năm, đương nhiên biết thị vệ đại nội của hoàng cung. Bọn họ nghĩ là nhân vật to lớn nào giá đáo. Thế là một mặt khẩn cấp đi thông báo cho Lý Duy, một mặt cung kính nghênh tiếp trên đường lớn.
Nhìn thấy nón xanh buông xuống đầy đường, những người Do Thái tầm thường, thấp kém, trong lòng Trần Khác đột nhiên hiểu ra…Cho dù kết thúc ngàn năm lang bạc, nhưng người Do Thái tại thành Biện Kinh vẫn có cảm giác ăn nhờ ở đậu như cũ. Cho nên mới cẩn thận như vậy, vô cùng cung kính.
Nghĩ lại cũng khó trách, ở trong thành này, bọn họ là những kẻ không giống với người khác. Trước mặt người của nhà Tống, dân tộc cao quý nhất của thời đại này, bọn họ mới tự ti như thế. Sự dung nhập chỉ là một câu nói suông, người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp vẫn là chờ đợi thiên quốc của họ.
Lý Duy vội đi ra, vừa nhìn thấy Trần Khác, không khỏi thở phào, vội cung kính mời:
- Đại nhân, mời vào nhà.
Đến cửa nhà Lý Duy, Trần Khác kêu thị vệ không cần theo vào, chỉ mang theo Tống Đoan Bình đi vào nhà vị tộc trưởng này.
Nhà của Lý Duy xem như là giàu có nhất trong tộc người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp. Cho dù tôn chỉ của họ là trọng tiết kiệm, nhưng Lý Duy vẫn làm hết sức để mình có cuộc sống tốt một chút. Dựa vào vật dụng trang trí trong nhà ông ta mà Trần Khác thấy, thậm chí bức tranh chữ trên tường cũng là hàng tốt, hiển nhiên lão quỷ rất biết hưởng thụ cuộc sống.
Bưng lên cũng là bộ dụng cụ trà thượng đẳng, trà cụ cũng là sản phẩm giá trị không rẻ do lò nung Ca Diêu xuất xưởng. Trần Khác luôn cảm thấy, vị lão tiên sinh này giống như cố ý làm vậy, không biết là muốn biểu đạt ý gì.
Lý Duy cũng không vội gọi Lan Tất, chỉ là nói ông ta đang cầu nguyện, phải một lúc nữa mới đến. Sau đó, bèn để đám con cháu ra bái kiến Trần Khác. Cuối cùng, y kéo một người thanh niên mặc áo bào nho nhã, trên đầu cột khăn vuông, nói:
- Đây là trưởng tôn của ta, tên gọi là Lý Hàn, đây là cử nhân trong khoa thi!
Ngữ khí tràn đầy tự hào, nói:
- Kì thi vào mùa xuân năm sau, nếu nó thi đậu, trong người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp bọn ta, có người làm quan lớn Đại Tống rồi.
- Ừ.
Trần Khác gật đầu với Lý Hàn, cười nói:
- Không ngờ gặp được đồng niên.
Mặc dù Lý Hàn thi không phải là khoa tiến sĩ, mà là khoa minh toán. Nhưng bất luận là khoa nào, đều phải thơ ca, luận phú, đều phải có kiến thức văn học thâm sâu. Lý Hàn có thể thi đậu, nói rõ, một người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp đối với học vấn Hán văn, sớm đã không chỉ giới hạn dùng trong giao lưu ngày thường, mà là thiên về đi thi khoa cử rồi.
Hôm qua, Lý Hàn vẫn ở bên ngoài Trạng Nguyên lầu, ngẩng nhìn phong thái hai vị giải nguyên siêu cấp đại chiến, không ngờ hôm nay gặp được người thật, lời nói kích động đến nói không lưu loát.
Để bọn trẻ hàn huyên với Trần Khác vài câu, Lý Duy liền để bọn chúng xuống trước.
Trong phòng khách, chỉ còn lại hai người bọn họ, Trần Khác nhẹ nhàng đặt chung trà nói:
- Lợi Vi có gì chỉ giáo?