Nhất Phẩm Giang Sơn Chương 275 : Thi đình

Nhất Phẩm Giang Sơn
Tác Giả: Tam Giới Đại Sư
Quyển 5: Quyết Chế Lệnh
Chương 275: Thi đình

Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
Nguồn: MeTruyen



Thêm nữa là còn có huynh đệ Tô Thức ông khen ngợi nhất, cũng nhất cử thành danh thiên hạ biết rồi. Lại có Đặng Oản, huynh đệ Lã gia, cháu thúc Chương gia, Vương Thiều, Lam Hi, Tưởng Chi Kỳ và một đám anh tài thiên hạ... Nếu không phải lão chủ trương gắng sức thực hiện quét dọn chướng ngại Thái Học viện, sao có thể một bảng thu hết?

Bạn bảo lão Âu Dương làm sau không đắc ý, làm sao không vui mừng? Lão ha ha cười lớn:
- Sau hai mươi năm, xem đám tiểu tử này làm sao làm thiên hạ này nghiêng trời lệch đất đây!

Lúc này, Trương bộ đầu bưng lò than đến, Âu Dương Tu liền tự tay nâng chén, chế lên văn tế đó, đưa vào ngọn lửa trong chậu.



Giấy Tuyên Thành dính rượu cao độ, vừa ném vào trong chậu, nhất thời vọt lên hai ngọn lửa xanh rất cao, trong phút chốc hóa thành tro tàn, gió đông thổi qua, liền cuốn về chân trời.

Bao Chửng và Âu Dương Tu đứng bên cạnh chậu than, hai tay nắm chặt, nhìn tro tàn bay thành bụi, hai người già lệ nóng lưng tròng.

Vương An Thạch và Tư Mã Quang sóng vai đứng phía sau bọn họ, ngước nhìn tiền bối cao thượng, chỉ cảm thấy trong lòng tràn trề, tràn trề cảm động, càng có một loại sức mạnh, nhập vào trong cơ thể bọn họ.

Đây chính là truyền thừa.

Chính khí hạo nhiên của Nho gia, đạo nghĩa lương tâm của Hoa Hạ.

Sau một trận phong ba cuốn qua, sự chú ý của mọi người cũng rất nhanh dời đi, bởi vì thi đình năm Gia Hựu thứ hai đã nối gót tới.

Ngày 26 tháng 2 Quan gia triệu Tham tri chính sự Tăng Công Lượng, Thượng thư Lễ bộ Thị lang Tống Kỳ, Tri chế cáo Lưu Sưởng và quan viên bên dưới năm mươi người, tới Thủy các ở Sùng Chính điện, lần lượt bổ nhiệm làm Bố trí quan, Phong di quan, Xuất nghĩa quan, Sơ khảo quan, Lập giám quan, Điểm kiểm quan, Tường Định quan. Thiết lập các đơn vị lâm thời như biên bài sở, khảo giáo sở, phúc giáo sở, tường định sở, để phục vụ kỳ thi cận kề.

Cùng ngày, quan viên Hồng Lư Tự ở phía đông trong Sùng Chính điện và chính giữa đan bệ (bậc thềm của cung điện) ở ngoài điện mỗi nơi bố trí một tấm hoàng án. Quan viên Quang Lộc Tự ở hai bên Sùng Chính điện bố trí màn che, lắp đặt bàn thi. Quan viên Lễ bộ và Hoàng Thành Ti giám sát viên dịch dán họ tên cống sĩ trên mỗi cái bàn thi.


Vẫn là cùng ngày, quan viên Lễ bộ dán thông báo ngoài Đông Hoa môn, dán tên họ, thứ tự chỗ ngồi thí sinh. Hôm sau thí sinh sẽ dựa theo số thứ tự của mình, số lẻ nhập cung bên trái Đông Hoa môn, số chẵn nhập cung cửa bên phải. Sau khi vào trường thi, cũng phải theo tên mà ngồi, người ngồi lộn xử tội gian dối.



Vì ngày hôm sau là thi đình, cho nên Trần Hi Lượng không cho các con đi xem bảng, nhưng lại lo lắng người ngoài sẽ nhìn lầm, liền cáo nghỉ với Tri viện, đích thân đến trước Đông Hoa môn chờ dán bản danh sách. Kết quả vẫn không chờ được người của Lễ bộ ra, lại đụng lão hữu ngày xưa Tô Tuân cũng đi xem bảng... Sở dĩ nói là ngày xưa, là vì hai người đã qua lại nhiều năm rồi, Tô Tuân vào kinh hơn một năm, mà đến cả hôn lễ của ông cũng không tham gia, đây là lần đầu tiên gặp mặt.

Vừa thấy Trần Hi Lượng, Tô Tuân liền muốn quay đầu đi, nhưng bị ông gọi lại:
- Lão tuyền huynh, ông thông gia, tính nết bao nhiêu tuổi rồi, tới giờ vẫn không thay đổi hả?

Nghe thấy ba từ “ông thông gia” sắc mặt của Tô Tuân mới hòa hoãn một chút, đứng trụ chân nhìn thăm dò Trần Hi Lương còn trẻ hơn năm đó, chanh chua nói:
- Bây giờ ông hoàng thân quốc thích, mệnh quan triều đình, thảo dân ta không dám trèo cao?

- Lời này của ông, thật làm người ta tức giận.
Trần Hi Lượng nói:
- Cuộc sống trải qua không giống mà thôi, ta vẫn là Trần Công Bật cùng chơi cùng học với ông năm đó!

- Cuộc sống trải qua...
Tô Tuân nhai nuốt ba từ này, chán nản nói:
- Phải đấy, năm đó ông và ta cùng tham gia kỳ thi mùa xuân, một người thi đậu, một người không đậu, thì có sự khác biệt một trời một vực như ngày hôm nay.

- Cái gì khác biệt một trời một vực? Bây giờ ông là đại học giả nổi tiếng Biện Kinh, hai đứa con trai ông cũng sắp đậu tiến sĩ rồi.
Trần Hi Lượng cười mắng:
- Tam Tô nổi danh thiên hạ, đã sắp tới rồi.

- Đây là ông đang khen mình à?
Tô Tuân nửa kiêu ngạo nữa chanh chua nói:
- Hai đứa con của ta sắp đậu tiến sĩ, còn cả nhà ông đều là tiến sĩ hết đó!

- Được rồi, chúng ta cũng đừng thổi phòng nhau nữa.
Trần Hi Lượng cười mắng:
- Để người khác nghe thấy, nhất định nói hai người này quá khoa khoang rồi.
Nói xong vỗ Tô Tuân nói:
- Lão ca, ông chính là quá cần sĩ diện, nếu khóa này ông đi thi, nhất định có thể đậu cao. Lão Tống điểm này thì mạnh hơn ông, cha con cùng trường thì sao? Đó là một giai thoại đó!

- Không ai có tiền hậu nhãn (chỉ khả năng dự đoán được việc sau này), ta sao biết được khoa này phế Thái Học thể, dùng cổ văn lấy sĩ chứ?
Tô Tuân giận giữ nói:
- Khoa cử này, nói khó thi là thật, ta thi cả đời cũng không thi đậu. Nói không khó cũng không sai, hai đứa con trai ta, giống như chơi đùa thì thi đậu, không thể không nói là số mệnh...
Cổ văn của Tô Thức có làn gió Tiền Tần nồng đậm, đã là thế nhân ca tụng, nhưng thi phú là điểm yếu của ông ta, trước đây luôn trượt ở mặt này. Nhưng khoa này, thay đổi làn gió trọng thi phú nhẹ sách lược trước đây, đổi thành lấy sách lược làm chủ. Hơn nữa không lấy Thái Học thể, mà lấy cổ văn làm chủ, nếu đậu khoa này, tất nhiên sẽ đứng đầu trong danh sách.

- Đúng là số mạng, Tử Chiêm Trọng Phương hai đứa nó bắt kịp lúc rồi.
Trần Hi Lượng cảm khái nói:
- Nhớ hai huynh đệ ta và lão Tống, chúng ta khốn khó khoa trường, phí thời gian nửa đời người, không phải tài lực không có, mà là sinh không gặp thời.

- Ừ.
Tô Tuân cảm khái nói:
- Trước tiên là Tây Côn thể, sau là Thái Học thể, ngăn cản xiết sao con đường của chúng ta. Những đứa oắt con bọn chúng lại có thể gặp Âu Dương công rửa sạch văn phong, hơn nữa còn chuyện tốt khi thi đình không có đánh rớt.
Nói xong cười khổ nói:
- Nếu là năm đó có quy tắc này, ta không sớm thì cũng đã thi đậu hai mươi năm rồi?

Năm đó lần đầu tiên Tô Tuân tới kinh thành ứng thí, liền thuận lợi thông qua thi hội, đưa thân vào thi đình. Nhưng lúc đó thi phú luận cấp bậc, vả lại là đánh rớt, lão bị đánh giá là cấp thứ năm cuối cùng nhất, không thể thi nữa.

- Bọn nhỏ một lần thì xong, xem như bồi thường tốt nhất cho ông rồi.
Trần Hi Lượng an ủi lão:
- Chúng ta đều là tham gia qua thi đình, bọn trẻ bây giò thật là hưởng phúc.

- Nhớ năm đó nửa đêm thức dậy, gói cơm mang bánh, chờ ngoài Đông Hoa môn, xếp hàng mà vào, quỳ ở chiếu, cuối đầu ngồi yên. Sau này nghĩ tới cảnh này, thì thất vọng đau khổ.
Tô Tuân giận dữ nói:
- Điều kiện bây giờ quả thật tốt hơn nhiều rồi.

Đang lúc nói chuyện, quan viên Lễ bộ ra dán thông báo, hai người khẩn trương chen lên trên, chép lại số ghế của con mình ngồi, sau đó rời khỏi Đông Hoa môn.

- Ngày mai sau khi đưa đi thi, tới nhà ta mời ông uống rượu.
Trần Hi Lượng có lòng tu hảo với Tô Tuân, kéo lão nói.

- Không đi,
Tô Tuân lắc đầu nói:
- Nghĩ tới bà nương ghét bần thích giàu đó của ông thì tức điên lên.

- Bà ấy không phải người như vậy, lúc đó có nhiều hiểu lầm, cởi bỏ rồi.
Trần Hi Lượng cười khổ nói:
- Dù sao Tam Lang và Tiểu Muội sắp thành thân rồi, coi như là suy nghĩ cho khuê nữ mình, ông cũng nên dịu đi một chút phải không.

Lúc này Tô Tuân mới miễn cưỡng nhận lời.



Hôm sau chưa tới canh bốn, Trần Hi Lượng liền gọi mấy người Trần Khác dậy, bảo bọn họ thay áo dài trắng, đội khăn quấn đầu màu đen...., đây là trang phục quy định của Cống sĩ.

Lúc ăn điểm tâm, lão lại không sợ phiền phức giảng dạy kinh nghiệm thi đình, như tới bên trong thi lễ như thế nào, khấu liêm ra sao, muốn đi vệ sinh thì làm sao. Đây là kinh nghiệm vô cùng quý báu, chỉ là mấy ngày nay, ông đã nói mười mấy lần rồi, nghe làm người ta nổi kén.

- Chữ nhất định phải viết cẩn thận hơn, vì cuối cùng Quan gia sẽ Ngự lãm bài thi...
Trần Khác cười khổ nói:
- Cha, im lặng chút đi, đều có thể thuộc làu làu rồi.

- Chính là nói cho con biết, nếu xảy ra sự cố, xem con làm thế nào?
Trần Hi Lượng cả giận.

- Dù sao không đánh rớt, làm gì căng thẳng như vậy chứ?
Trần Khác không để ý.

- Không đánh rớt thì không đánh rớt, nhưng cũng chia trên dưới năm bậc! Đậu tiến sĩ và đồng tiến sĩ giống nhau không? Con xem tể tướng bản triều mấy chục năm nay, có ai là đồng tiến sĩ?
Trần Hi Lượng cả giận nói:
- Con không đậu trong năm người, thì đừng về gặp ta!


- Nói đùa gì vậy?
Trần Khác nghẹn họng nhìn trân trối nói:
- Còn cho rằng là thi Biệt Đầu à? Đây là tất cả mọi người cùng thi cùng bình quyển!
Đây chính là bảng Long Hổ năm Gia Hựu thứ hai đó! Một bảng hoành tráng nhất trong lịch sử khoa cử ngàn năm.

Trước đó hắn sở dĩ một đường tan tác, trạng thái cực tệ cũng có thể đậu thứ sáu, đó là vì thi biệt đầu. Nói trắng ra, chính là rút tướng quân trong người lùn. Nhưng bây giờ, mình phải cùng thi với một đám ngưu nhân siêu cấp nhị Tô, nhị Chương, nhị Trình, tam Tăng, Tứ Lã, và Đặng Oản, Lâm Hi, Vương Thiều, ngẫm nghĩ phải nhức óc nhiều đấy.

Nếu không phải là tiến sĩ không đánh rớt, hắn thà chịu trễ một khoa cũng sẽ không họp với náo nhiệt này. Cho nên mong muốn của hắn là có thể đậu cái xuất thân tiến sĩ thì cũng tạ thiên tạ địa rồi.

- Ta đã sớm nhìn ra rồi!
Trần Hi Lượng căm tức nhìn Trần Khác nói:
- Sau khi thi hội, con đao thương nhập kho, ngựa phóng Nam Sơn rồi, đây là cái gì, dễ dàng thỏa mãn với thành tích hiện có, không có suy nghĩ tiến thủ! Con không thất vọng với mười năm gian khổ học hành của mình sao?

- Con nhất định cố gắng thi.
Trần Khác cười khổ nói:
- Nhưng đứng đầu trong hàng năm người thật sự không dám nói, cao thủ quá nhiều.

- Con cũng là cao thủ.
Trần Hi Lượng trầm giọng nói:
- Không được sợ, tin tưởng chính mình! Nói xong nhìn đám cháu nói:
- Các con cũng vậy, cố gắng học hành thi đậu Trạng nguyên. Thi xong trận cuối cùng này, mới sẽ không để lại tiếc nuối cuối đời!

- Rõ rồi,
Sắc mặt mọi người gật đầu nghiêm túc nói.

Trong thính đường, vốn không khí nhẹ nhàng bị Tiểu Lượng ca biến thành ngưng trọng lên, lúc này ông mới mãn nguyện gật đầu, cái này mới giống như đi thi chứ.

Đây chính là kinh nghiệm quý giá, vì thi đình không đánh rớt, thí sinh nhất định sẽ buông lỏng tư tưởng. Lúc này, người càng coi trọng, tất nhiên sẽ thi với thứ bậc danh sách tốt!

Đợi lúc phân phối chức quan, thì đã biết sự quan trọng của thứ bậc danh sách tốt, nhưng tới lúc đó không có nơi bán thuốc hối hận.



Đúng như Tô Tuân nói, điều kiện thi đình bây giờ tốt hơn rất nhiều, giấy, bút, mực, bàn ghế, thậm chí điểm tâm, tất cả do trong cung cung cấp. Làm cho các môn sinh thiên tử, từ giây phúc này, bắt đầu cảm nhận được ân điển của hoàng gia... Còn mục đích thật sự của thi đình chính là muốn cắt đứt liên lạc giữa giám khảo và thí sinh, cắt đứt quan hệ thầy trò, đem ân nâng đỡ, chuyển lên trên đầu Hoàng đế.

Cho nên ngoại trừ khảo bài ra, thí sinh cái gì cũng không được mang vào, mặc trang phục Cống sĩ triều đình cung cấp, canh năm xếp thành hàng ở ngoài Đông Hoa môn.

Cửa cung chưa mở, thì có quan viên Lễ bộ đang thẩm tra đối chiếu thân phận, phòng có người thi thế, cũng không tránh khỏi việc lục soát thiếu nhã nhặn, nhưng lục soát buông lỏng hơn nhiều so với kỳ thi hội. Dù sao tới bước này, đều đã là mệnh quan triều đình chắc như đinh đóng cột, cũng nên cho mấy phần thể diện.

Đợi tiếng chuông du dương vang lên, Đông Hoa môn mở, các thí sinh dưới sự dẫn dắt của quan viên, chia thành hai nhóm chậm rãi đi vào hoàng cung.

Trước cuộc thi, đầu tiên là nghi thức mở cuộc thi long trọng. Quan viên văn võ người mặc công phục, như ngày thường hướng đầu về trong ngoài Sùng Chính điện. Quan gia người mặc chương phục lên điện, pháo nổ rộn, nhạc tấu lên.

Sau đó quan chấp sự mang đề thi được phong kín vào điện, do quan nội thị đặt sách đề lên trên hoàng án trong điện, các Công sĩ hướng về phía Quan gia tham bái đại lễ.

Sau đó Quan gia nhẹ lời động viên mấy câu, liền lệnh giám khảo nhận giấy. Quan xuất nghĩa của kỳ thi đình khóa này, là Tham tri Chính sự Tăng Công Lượng cầm đề thi trên hoàng án trong điện, đưa ra cho Lễ bộ Thị lang Tống Kỳ dưới điện. Người sau khom lưng nhận lấy, đi tới trên đan bệ ngoài điện, đặt đề thi lên hoàng án ở chỗ đó.

Lúc này bá quan lại hướng Quan gia hành lễ lần nữa, theo thứ tự rời khỏi.

Còn quan độc quyển và quan chấp sự phụ trách kỳ thi, dưới chỉ thị của quan tán lễ, sắp xếp chỗ đứng lớp dưới đan bệ. Các Cống sĩ cũng xếp lớp dưới sự chỉ huy của quan tán lễ, tương tự hành lễ hoàng án.

Làm lễ xong, Quan viên Lễ bộ phát đề thi cho các Cống sĩ. Sau khi các Cống sĩ nhận đề, quan viên Hồng Lư Tự dắt bọn họ vào, đi tới bên cạnh bàn thi của mình.

Thi đình năm Gia Hựu thứ hai, chính thức bắt đầu.

Trường thi thi đình ban đầu ở hai gian hai bên điện Sùng Chính, trong trường thi bày ngay ngắn hàng hàng bàn nhỏ cao hơn hai tấc, sau bàn là băng ghế. Bàn thi trước đây trước giống như Tô Tuân nói, là mấy cái chiếu của chế độ thời Đường, thí sinh phải quỳ gối lên chiếu, cúi đầu theo án cực kỳ không thoải mái. Hơn nữa giờ mọi người quen ngồi trên ghế, học cổ nhân quả thật vất vả vô cùng, cho nên bắt đầu từ mười năm trước quan gia hạ chỉ thay đổi bàn ghế.

Trên cái bàn nhỏ dán họ tên của thí sinh, bày giấy bút nghiên mực ngự ban... đều là cống phẩm thượng hạng. Sau khi thí sinh thi xong có thể mang đi, xem là phần thưởng của quan gia. Ngoại trừ cái này ra còn có một con dao nhỏ, không phải dùng gọt hoa quả mà là sửa chữ sai.

Bởi vì bài thi này là tập giấy Tuyên Thành trắng đặc chế, dày hơn gấp nhiều lần giấy Tuyên Thành bình thường, rất khó viết. Nếu viết sai chữ, không cho tẩy xóa chỉ có thể dùng dao nhỏ nhẹ nhàng cào chữ sai đi rồi viết lại. Bằng không thì xem như bẩn bài thi, trước đây là không được trúng tuyển, bây giờ lại trực tiếp trượt tam giáp, cũng rất thảm.

…..

Cuối cùng các Cống sĩ thanh niên bất giác xúc động thật lâu trước bàn thi ở đại điện hùng vĩ. Bọn họ nhớ lại thuở nhỏ học tập kham khổ, canh năm dậy, canh ba ngủ. Trải qua nhiều khảo nghiệm như vậy, nhiều thất bại như vậy mới ngồi trong đại điện này, trong lòng tràn trề hy vọng, phấn chấn và lo được lo mất, rất nhiều người lại thật lâu không thể bình phục...

Trần Khác lại không giống, hắn sáng sớm bị cha dạy dỗ một trận, ở đâu còn dám nghĩ tới nghĩ lui? Vừa ngồi trước bàn, hắn liền xé phong bì, mở cuộn giấy cuộn ra liền ngửi được mùi mực dầu nồng nặc.

Đề thi đình là hôm qua do quan xuất nghĩa thảo ra, quan gia khâm định. Sau khi đề thi định ra, do Ngự Dược viện dùng phương pháo bảo mật tốt nhất suốt đêm in ấn trong cung, bên ngoài có có thị vệ Hoàng Thành Ti canh giữ, nghiêm phòng có người dò xét đề thi. Sáng hôm sau mở đề thi lúc nãy in ấn xong, kịp phát cho các Cống sinh trước lúc thi.

Trần Khác nhìn đề thi này tổng cộng có ba câu, một thơ, một phú, một sách luận. Thời gian thi là cả một ngày, nộp bài trước khi mặt trời lặn, người không thể hoàn thành bài thi cũng phải nộp bài, thành tích này liệt vào cuối cùng.

Thời gian vẫn là rất cấp bách, không cho phép nghĩ ngợi lung tung. Hắn hít sâu một hơi, sau khi viết tên họ của mình lên bài thi liền tập trung chuyên chú lên ba câu hỏi.

Chỉ thấy đề thơ là “Loan đao thơ”, đề phú là “Dân giám phú”, đề sách luận là “Trọng tốn thân mệnh luận”. Theo lý mà nói, dựa theo tính quan trọng ba đề này, lần lượt là phú thứ nhất, thơ thứ hai, sách luận thứ ba. Nhưng năm gần đây địa vị của luận bắt đầu lên cao, cho nên cái nào cũng không thể xem thường.

Sau khi xét qua ba đề thi, Trần Khác liền mang “loan đao thi” hạ thủ trước. Thi đình ra đề rất chú ý, đều là lấy ra từ trong kinh điển nho gia, tuyệt sẽ không dẫn đến sai sót. Ví dụ đầu bài này là xuất từ “Lễ Ký”: “Cát đao chi dụng, loan đao chi quý, phản bản tu cổ, bất vong kỳ sơ dã”.

Cống sĩ có thể ngồi ở chỗ này đều có học vấn và tu dưỡng khá cao, phá đề làm thơ nhất định không thành vấn đề, chỉ cần xem ai làm tốt thôi. Trần Khác mười tuổi học thơ, lần lượt theo thầy Vương Phương, Âu Dương Tu, làm bạn với nhị Tô, Tằng Củng, lại sở trường về học thanh vận, đối với trình độ thơ từ đã là dày công tôi luyện.

Thiếu sót duy nhất của hắn chính là một phần trăm thiên tài, nhưng cũng may loại đề làm thơ của thi đình này trước giờ không vượt ngoài danh sách, đạt tới cấp bậc tinh phẩm thì đã đủ.

Dùng nửa canh giờ chuyên tâm huấn từ dụng vận, tìm chương trích câu, làm xong bài “Loan đao thi”, Trần Khác lại bắt đầu hạ thủ “Dân giám phú”. Đây là quan trọng trong quan trọng, cho dù địa vị của sách luận cao hơn, sợ là quan gia ở đây vô cùng bảo thủ nên cao không bằng luật phú.

Dùng suốt cả buổi trưa, Trần Khác mới thảo xong bài phú này, đang muốn cân nhắc tỉ mỉ thì có thái giám lắc chuông một cái, nhẹ giọng nói:
- Mời chư vị Cống sĩ dùng cơm trưa.
Sau đó liền có lao dịch phân phát thức ăn đến.

Bởi vì ăn trên bàn thi, nhất định không thể bảy đĩa tám chén, Ngự thiện phòng dùng loại hộp hình vuông màu đỏ hồng giống như hậu thế làm, cung cấp thức ăn cho các Cống sĩ.

Trần Khác đặt bút xuống, thu dọn bài thi, mở hộp ra xem, chỉ thấy bên trong chia ra tám ô vuông nhỏ, trong mỗi ô vuông đều có thức ăn như nhau, như quả vải trắng và thận, lươn cá xào, rau xào, canh mề mỗng, bốn ngọt hai chay một canh, còn có một hộp mì, đều là ngự trù dày công nấu nướng, tất nhiên vô cùng ngon miệng.

Nhưng số lượng cũng không nhiều, sẽ không đủ no bụng. Cái này không phải quan gia keo kiệt hay là Ngự thiện phòng cắt xén, mà là vì suy nghĩ cho thí sinh... Nếu ăn quá no, buổi chiều còn làm bài thi được không?

Tuy nhiên đại đa số cũng không mấy thèm ăn. Vì chút thức ăn này đại tửu lầu kinh thành đều có thể làm, hơn nữa làm còn ngon hơn. Nấn ná kinh thành gần nửa năm, bọn họ sớm đã chán rồi.

Trần Khác cũng không ngoại lệ, đơn giản nhét đầy bụng, liền đẩy hộp cơm tới góc bàn, tự có nội thị đến lấy đi. Hắn thì chuyên tâm trí tiếp tục trau chuốt phần “Dân giám phú”.

Thời gian thi đình rất khẩn trương, không thể tùy ý lãng phí. Trần Khác chỉ dùng nửa canh giờ viết nháp, sau đó viết lại.

Lúc này khoảng cách cuộc thi kết thúc còn hai canh rưỡi, Trần Khác còn lại một phần “Trọng tốn thân mệnh luận” cái gọi là “trọng tốn dĩ thân mệnh, cương tốn hồ trung chính nhi chí hành” xuất từ Kinh Dịch “tốn quái, thoán truyền”, thật ra chỉ biểu đạt một ý “trên dưới thuận theo”.

Trên dưới thuận theo, chính là thể hiện tâm tư của quan gia. Trần Khác bất giác thầm than một tiếng, Hoàng thượng Triệu Trinh tuy tuổi vừa gần năm mươi, đổi là đại thần bình thường, chính là lúc trẻ trung khỏe mạnh, phong quang vô hạn. Nhưng Triệu Trinh đã làm Hoàng đế hơn ba mươi năm, lại gặp nhiều ốm đau bệnh tật, vì vậy hùng tâm của ông đã sớm mất hết.

Hoàng thượng Đại Tống Triệu Trinh bây giờ một lòng một dạ chỉ muốn trên dưới thuận theo. Phần sách luận này nên viết thế nào liền có thể suy ra được, thậm chí ngay cả ngữ điệu của “Loan đao thi”, “Dân giám phú” đó cũng nên nhất trí như vậy, bằng không rất khó lấy được thứ hạng tốt.

Cũng may lúc Trần Khác đang thẩm đề thì phát hiện điểm này, cho nên thi phú đều làm cực kỳ cẩn thận... Kỳ thật “loan đao” là một loại thần binh, ở đây chính là chỉ Địch Thanh. Đối với việc triều đình nuốt lời, không bảo vệ quyền vị của công thần xã tắc, quan gia trước sau có hổ thẹn, vì loại tâm lý phức tạp đó nên mới ra đề này.








Bài thơ này có cách viết rất sáng tạo, ví dụ lấy “Vật tận kỳ dụng, nhân tận kỳ tài” hay lấy “đao giả binh dã, bất tường chi vật, thánh nhân đương thận dụng” làm luận điểm thì không tồi. Nhưng để kết hợp tâm lý của quan gia thì cách viết thích hợp nhất chính là nghĩ cách tháo giải khúc mắc của quan gia.




Cho nên Trần Khác nói, loan đao thu ở trong võ, vừa có thể bảo vệ lưỡi đao, lại sẽ không ngộ thương mình. Một khi có chuyện, lại có thể rút đao ra khỏi vỏ, giải quyết được chuyện quân vương thiên hạ, không tin bài thơ này không trúng lòng quan gia.




Mà ngữ điệu của “Dân giám phú” chính là ca tụng công đức, không chỉ nịnh bợ đương kim, còn khoe khoang Thái Tổ Tống Chân Tông. Đây là cách viết an toàn nhất.... Lúc đầu thi hội, Trần Khác trả lời đề vô cùng gấp gáp, không thể không mạo hiểm viết một lượt sách luận tràn đầy mùi vị gia pháp, mục đích là vì thu hút hảo cảm của Vương An Thạch. Cùng một đạo lý, bây giờ lại viết hoa sắc rực rỡ, vạn nhà sinh Phật, cũng là vì dành được thiện cảm của quan gia.




Bài dự thi trước giờ đều như vậy.




…..




Ý đã định, câu chữ tựa tuôn chảy như suối. Trần Khác làm xong bài gác bút xuống, cách nộp bài còn nửa canh giờ.




“Lần này chắc chắn có thể đạt xuất thân tiến sĩ rồi?”. Hắn thở thật dài, muốn kiểm tra tỉ mỉ lại một lần, lại thấy một lão thái giám mặt mũi hiền lành mặc áo dài tím đi qua. Người này Trần Khác cũng biết, chính là đại nội tổng quản bên cạnh quan gia Hồ Ngôn Đoái.*




Hồ công công chỉ chỉ quan gia trên ngự tọa, lại chỉ chỉ bài thi của Trần Khác.





Trần Khác ngạc nhiên nhìn về hướng Triệu Trinh, chỉ thấy quan gia mỉm cười gật đầu, liền biết đây là muốn lấy bài của mình. “Bà mẹ nó, ta còn chưa kiểm tra”. Hắn lẩm bẩm trong lòng, nhưng nào dám không theo?




Hồ Ngôn Đoái liền thu bài thi và cả bản nháp của Trần Khác.




Cảnh tượng này, tất nhiên lạc vào trong mắt các vị giám khảo giám thị. Nhưng cũng không kỳ lạ, vì quan gia mới là chủ khảo. Ông ta buồn bực cả ngày ở ngự tọa, đối với bài thư làm xong trước tất nhiên sẽ thấy thích. Đương nhiên cũng có thể là quan gia quen người này, xuất phát từ quan tâm muốn nhìn một chút, tóm lại là chuyện thường tình của con người.




Nhưng quan khảo vẫn nhìn chằm chằm biểu tình của quan gia, thấy phản ứng của y đối với bài thi này, bọn họ phải đánh giá thành tích phù hợp với kỳ vọng của quan gia mới được.




Tống Kỳ bị viễn thị, ở chỗ xa nhìn rất lành nghề. Chỉ thấy quan gia vừa chấm bài vừa mỉm cười, thậm chí còn cười ái ngại... Phụng dưỡng vị quân vương này hai mươi năm, Tiểu Tống biết đây là quan gia được người ta nịnh bợ, nhưng lại ngại biểu hiện.




“Xem ra Trạng Nguyên khoa này không phải người này còn thuộc về ai nữa”. Lão đoán quan gia sẽ viết lời bình lên bài thi, hoặc là chấm Trạng Nguyên tại chỗ.




Nhưng làm lão không ngờ chính là Triệu Trinh cũng không nói gì, bảo người đem bài giao cho giám khảo để vào trong rương.




“Bà mẹ nó, mình toi rồi, cái này không phải chơi mình chứ?”, Tống Kỳ nhất thời phát điên... Bài thi đó vừa vào cái rương thì lão không thấy được nữa, lúc chấm bài là chấm bản sao, hỏi lão làm sao tìm ra bài thi đã được ngự lãm này?




Bài bị thu rồi, Trần Khác cũng không biết làm gì, trước vua không dám lỗ mãng, đành ngồi mốc mỏ chờ thu bài.




Không dễ chờ tới sắc trời tối mờ, liền nghe giám khảo hạ lệnh một tiếng:
- Tất cả dừng bút!




Lập tức có người đi xuống, thu cả bài thi lẫn bản nháp. Lúc này vẫn có thí sinh vẫn chưa sao chép xong, nhưng cũng không dám vì cái nhỏ mà bỏ cái lớn, đành ngoan ngoãn nộp bài, sau đó làm bộ dạng dậm chân đấm ngực.




Quan thu bài thu tất cả bài thi lại, đặt trong cái rương lớn, sau đó dán niêm phong lên, đưa tới chỗ niêm phong ở hậu điện.




Các Cống sĩ dưới dẫn dắt của quan viên Hồng Lư Tự đứng dậy xếp hàng, hành lễ với quan gia. Sau khi chờ Triệu Trinh rời khỏi, mới có quan lại dẫn dắt nối đuôi nhau ra Đông Hoa môn.




Mười ngày sau sẽ xướng danh thi đình, trong thời gian mười ngày này thí sinh vừa nhẹ nhõm vừa khẩn trương, khó tránh khỏi vừa thấp thỏm vừa vui sướng....
Sau khi bài thi của các Cống sĩ đưa đến sở niêm phong, do quan biên bài đối chiếu, đồng thời dán giấy che tên họ quê quán, lại lấy mấy bộ chính của nhiều chữ Hán trong “Tự thư” hợp thành một chữ không ai nhận ra làm số đại diện cho mỗi bài thi. Sau khi sắp thứ tự cho mỗi bài thi xong thì giao cho quan phong di sao chép đối chiếu. Sau khi do quan điểm kiểm kiểm tra không có sai sót, bài thi của khoa tiến sĩ nộp vào sở khảo hiệu tiến sĩ, bài thi của chư khoa thì nộp cho sở khảo hiệu chư khoa.




Trong đơn biểu của sở khảo hiệu tiến sĩ, tám vị quan sơ khảo dùng thời gian hai ngày sơ thẩm ba trăm hai mươi bốn bài thi tiến sĩ.




Trong đó cấp bậc thứ nhất thì học thức thâm sâu, diễn từ tinh thuần, xuất chúng dị thường, không ai sánh bằng.




Cấp bậc thứ hai tài học phải thông, văn lý chặt chẽ, thuộc bậc người cao trong quần chúng.




Cấp bậc thứ ba thì học nghiệp khá, văn lý câu thông, người được ban xuất thân tiến sĩ nhất định phải từ cấp ba trở lên.




Cấp bậc thứ tư tài nghệ hơi khá, văn lý thô thông, cũng ban xuất thân tiến sĩ.




Cấp bậc thứ năm văn lý sơ thiển, sức học giảm rõ ràng. Nhưng bây giờ ngoài người bỏ thi hay làm sai thì không đánh rớt một người, cho nên đám người này liền thùng rỗng kêu to.




Sau đó phong kín thứ bậc phán định giao cho sở phúc khảo, do quan phúc khảo chấm bài lại lần nữa. Hai ngày sau sở phúc khảo trình giao thứ hạng đã định cho sở tường định, do hai vị quan tường định Thượng thư Lễ bộ Thị lang Tống Kỳ và Tri chế cáo Lưu Sưởng, mở thứ hạng của quan sơ khảo đã định đối chiếu với thứ hạng quan phúc khảo đã định. Nếu hai người thống nhất, thì theo thứ tự mà tấu. Nếu hai người có khác biệt thì thẩm duyệt bài thi lần nữa, hoặc là theo định đoạt của quan sơ khảo, hoặc là theo định đoạt của quan phúc khảo.




Nếu quan tường định cho rằng phán định của sơ khảo phúc khảo đều không phù hợp, cũng có thể sắp thứ hạng khác, cho nên trên thực tế hai vị này chính là chủ khảo của thi đình.




Lúc này là ngày thứ sáu chấm bài, sơ khảo phúc khảo đã kết thúc, tất cả bài thi đều trình tới trước mặt hai vị quan tường định để bọn họ phán định thứ tự. Đây không phải công việc khó khăn, vì không phải tình huống cực kỳ đặc biệt, quan tường định vẫn lấy kết luận sơ khảo phúc khảo làm chủ.




Xé niêm phong của quan sơ khảo, đối chiếu phán định của quan phúc khảo, nếu là thống nhất thì trực tiếp định thứ hạng. Vì phán bài thực ra là có tiêu chuẩn mà theo, như học thức, từ lý, ưu khuyết điểm linh tinh nên không khó phán định. Cho nên trong tình huống bảy phần kết quả sơ khảo phúc khảo là giống nhau, ba phần bài thi còn lại, rốt cuộc nên lấy sơ khảo hay là phúc khảo làm chuẩn, hai vị đại học giả nổi tiếng xa gần vừa xem thì hiểu ngay.




Trong thời gian hơn một ngày, hai người chấm xong tất cả bài thi. Công việc *còn lại là từ hai mươi lăm bài thi cấp một, hai chọn ra mười bài để trình ngự tiền, cho quan gia khâm định cuối cùng.




Còn có vấn đề chính là bài thi mà quan gia ngự lãm qua có trong hai mươi lăm bài thi này hay không? Nếu cuối cùng không trình lên, quan gia nhất định sẽ không hài lòng.




Điều này gây khó cho Tống Kỳ và Lưu Sưởng, hai ông chưa ai từng thấy qua bài thi đó, làm sao chọn đúng từ hơn ba trăm bài?




Nhưng tên của thí sinh đó hai người đều biết, chính là Trần Trọng Phương Trần Khác đại danh đỉnh đỉnh đó. Lưu Sưởng liền biết đó là cái đinh trong mắt của Nhữ Nam vương gia, chỉ mong hắn rớt vào hạng ba trở về sau, cho nên cũng không nóng lòng.




Tống Kỳ lại cố ý muốn tìm ra bài thi của Trần Khác, lão lật xem rồi gom toàn bộ bài thi của những người khả nghi... Thi hội năm nay tổng cộng có hai bài “Hình thưởng trung hậu chi chí luận”, thanh danh của hai bài luận này lan rộng, một là Tô Thức Mi Sơn làm, còn lại là Trần Khác Thanh Thần làm, hai bài thi này đã lưu truyền rộng rãi. Tống Kỳ cũng từng xem qua, lão biết người trước nói nhân từ, người sau nói pháp trị, vừa đúng trái ngược nhau.




Cho nên theo Tống Kỳ thấy, văn phong của Tô Thức tất nhiên ôn hòa, Trần Khác lại sắc bén dám nói, lão liền nhắm tiêu chuẩn này mà chọn hết những bài thi thẳng thắn.




Thời gian lại qua nửa ngày, Lưu Sưởng có chút không nhịn được nói:
- Tử Kinh, không thể vì một người này mà chậm trễ toàn bộ chấm bài thi. Huống hồ tú tài của khoa này nhiều như vậy, ông và ta chỉ cần theo lẽ công tiến ưu, tin rằng quan gia sẽ không để ý trong danh sách mười người đứng đầu rốt cuộc có bài thi đó không.




- Ha ha, quan tường định chúng ta, tuy được gọi là chủ khảo, nhưng cũng chỉ là chọn thay cho quan gia, đương nhiên phải lấy thánh tâm làm chủ.*
Tống Kỳ nói xong lại xếp bài thi sắc sảo vào mười bài đứng đầu.




- Cái này cũng không phải là “khoa thẳng thắn can gián”...*
Lưu Sưởng bất giác lẩm bẩm nói:
- Ông sẽ làm quan gia khó chịu đó...




Tống Kỳ lại kiên định ý kiến của mình, cuối cùng lựa chọn ra mười bài thi đứng đầu mà quan gia “vừa ý”.


Sáng sớm ngày hôm sau, quan gia thăng tọa điện Sùng Chính, các giám khảo chia ra trái phải hai hàng, thị vệ Hoàng Thành Ti mang toàn bộ bài thi tới trong điện, Tống Kỳ trình lên mười bài thi được chọn ra. Lúc này tất cả bài thi, bao gồm mười bài thi tốt này chưa mở niêm phong, không ai biết bài nào là do người nào làm.

Hồ Ngôn Đoái nhận lấy khay, trình tới ngự tiền. Quan gia xem tỉ mỉ mười bài thi này trước, cuối cùng khâm định thứ tự.



Nhìn trong khay lụa vàng chất đầy mười bài thi, tâm tình của Triệu Trinh có chút kích động. Mặc dù đây đã là lần thứ mười mấy quan gia chấm bài thi rồi, nhưng nghĩ ngợi mỗi một đại danh thần chính là thuộc hạ theo mình bước vào con đường làm quan như vậy, mở ra cuộc đời huy hoàng cho bọn họ, sáng lập ra một triều Đại Tống phồn thịnh chưa từng có, Triệu Trinh luôn cảm thấy vô cùng vinh quang.

Bình phục tâm tình, y cầm bài thi trên cùng lên. Bài thi sắp xếp theo thứ tự này chính là thứ tự của các quan chấm thi sơ định, có điều xếp hạng thi đình phải được khâm định, cho nên chỉ dùng loại ám chỉ không tiếng động này.

Quan gia dưới bình thường tình huống đều tán thành chấm bài thi quan định ra thứ tự, chỉ làm cá biệt cải biến, quyết định thứ tự sau lại mở ra niêm phong, nhưng hủy đi phong sau còn có thể sửa đổi thứ tự, chủ yếu là sửa đổi Trạng Nguyên ứng cử viên. Hoàng đế có cái đặc quyền này, theo toàn bộ suy xét làm ra cuối cùng điều chỉnh, tuy nhiên loại tình huống này là cực ít phát sinh đấy. Quan gia trong tình huống bình thường đều tán thành thứ tự quan chấm bài thi định ra, chỉ làm việc khác là quyết định tứ tự sau đó lại mở niêm phong ra. Nhưng sau khi mở niêm phong còn có thể thay đổi thứ tự, chủ yếu là sửa chọn Trạng Nguyên, Hoàng đế có đặc quyền này, từ suy xét toàn bộ tới điều chỉnh cuối cùng, nhưng tình hình này rất ít xảy ra.

Mở bài Trạng Nguyên của quan định ra, Triệu Trinh trước tiên nhìn thơ, sau đó lật tới chỗ quan trọng trong quan trọng là “Dân giám phú”. Chỉ thấy mở đề của bài thơ này là “thiên giám bất viễn, dân tâm khả tri”. Hoàng đế nhất thời không có tình cảm tốt, Hồ Ngôn Đoái bên cạnh bất giác thè lưỡi, trong lòng tự nhủ phạm đại kỵ của quan gia.

Thấy cảnh tượng này, Tống Kỳ nhất thời tay chân lạnh buốt, xem ra nịnh bợ lần này đã vỗ lên đùi ngựa rồi.

Quả nhiên Triệu Trinh gác bài thi này qua một bên, cầm bài tiếp theo mở ra xem, vẫn là loại văn tự sắc bén này, chân mày bất giác hơi chau lại. Xem bài tiếp theo, vẫn là không nhịn nổi, lại lật mấy bài đều là một dạng. Cuối cùng Triệu Trinh không nhịn được nói:
- Bài thi của khoa này đều là loại miệng lưỡi nhà quan sao?

Đây chính là nguyên nhân Triệu Trinh không thích những bài thi này... Trong năm nay, vì chuyện lập trữ, y bị đủ loại can gián, từ đắng gián, trào phúng gián đến tử gián làm cho chết đi sống lại, thế nên vừa nhìn thấy loại bài thi lời lẽ chính nghĩa này thì nhức đầu.

Hai vị quan tường định vội vàng tiến lên thỉnh tội, Tống Kỳ giải thích:
- Những bài thi này tài văn chương tung hoành, có phong nhuệ của thiếu niên, chính là tân huyết mà triều đình khan hiếm.

- Lưu ái khanh cũng nghĩ như vậy sao?
Triệu Trinh nhìn Lưu Sưởng nói.

- Vi thần quả thực có bất đồng ý kiến, đây không phải khoa thi nói thẳng mà là chọn lựa tiến sĩ tể tướng tương lai.
Lúc này cứu trường thi là việc ưu tiên, về mặt mũi của Tống Kỳ có khó coi không cũng không phải chuyện Lưu Sưởng quan tâm.
- Vi thần thiết nghĩ, còn tưởng là lấy văn tự trung chính bình hòa làm chủ, về những bài thi lời nói khoa trương này, cho dù tài văn chương cao tới đâu cũng không thể cho hiển danh.
Dừng lại một chút, ông đưa ra lý do :
- Những người trẻ tuổi còn chưa vào con đường làm quan này biết bao nhiêu nội chính ngoại tình? Chưa gì họ đã nói bốc nói phét, phê bình quốc quân quốc chính, văn phong này quả thật không nên để phát huy.

- Vậy tại sao khanh đồng ý sắp xếp của Tống khanh gia?
Sắc mặt của Triệu Trinh ôn hòa một chút.

- Vi thần kính trọng Tống thị lang, cho rằng sắp xếp như vậy cũng không phải không thể.
Lưu Sưởng nói:
- Nhưng lúc vi thần chấm bài thi, cũng chọn mấy bài thi tài văn chương nổi bật, có chút đại khí, sau đó xếp hạng mười người.

- Trình lên.
Triệu Trinh vẫy tay, Lưu Sưởng liền trình mấy bài thi ông vừa ý tới ngự tiền.

Triệu Trinh cầm bài trên cùng nhất, trực tiếp tìm được “Dân giám phú” liền thấy mở đầu là “Vận khải nguyên thánh, thiên lâm triệu dân, giám hành sự dĩ vi giới, nạp tư dân vu chí thuần”, sắc mặt liền từ từ giãn ra. Lúc ông đọc tới “vận khải nguyên thánh”, xúc động mà viết: “thử vị Thái Tổ”, đọc tới “thiên lâm triệu dân” lại viết: “thử vị Thái Tông”.

Đọc “giám hành sự dĩ vi giới” viết: “thử vị tiên đế”, đọc tới “nạp tư dân vu chí thuần” lại ngạc nhiên viết: “Phu hà cảm đương!”. Nói xong ông liền gõ nhịp nói:
- Phú này tuy không sát đề nhưng quy mô rất lớn, nên làm Trạng Nguyên.

Quan gia khâm định thì còn gì để nói nữa? Thế là chúng giám khảo nhất tề hành lễ nói:
- Chúc mừng quan gia chọn được nhân tài thực sự!

Triệu Trinh cười cười, lại nhìn mấy bài, nói:
- Cứ theo thứ tự Lưu khanh gia sắp xếp, bài thi chữ “kỷ” này thứ nhất, chữ “tập” thứ hai, số tự “sất” thứ ba.
Ông dù sao cũng là Hoàng đế trên dưới thuận theo, lại nhìn Tống Kỳ vẻ mặt xấu hổ nói:
- Thứ tự tiếp theo theo Tống khanh gia sắp xếp.

- Tuân chỉ.
Chúng giám khảo cùng đồng thanh đáp.

Thế là tại chỗ mở bài niêm phong liền thấy tên đầu tiên là Trần Khác người Mi Châu, thứ hai là Chương Hành người Kiến Châu, thứ ba là Đậu Biện người Tào Châu.

Lúc này vấn đề xuất hiện, chỉ thấy bên trên tên của Trạng Nguyên Trần Khác viết chữ “quan”. Đây có nghĩa là có quan nhân, chiếu theo quy định, có quan nhân không được làm Trạng Nguyên, cho thấy chiếu cố của triều đình với sĩ tử bình dân.

Chỉ có thể lọt vào Bảng nhãn, Bảng nhãn lúc đầu thì Chương Hành là Trạng Nguyên.

Sau tam đỉnh giáp, truyền lư (tức xướng danh) là La Khải, sau đó là Trịnh Ung, Chu Sơ Bình, Lã Huệ Khanh, Tương Chi Kỳ, Tô Thức, Tằng Củng, Chương Đôn, Chu Quang Đình, Tằng Bố, Lâm Hi, Sử Nguyên Đạo, Vương Thiều, Lương Đảo, Tô Duy Hiền, Tô Triệt, Lưu Nguyên Du, Đặng Oản, Tống Đoan Bình, Trần Du, Giáp Đản, Trương Tái...

Ngũ Lang lọt vào tam giáp, nhưng nhìn thấy Trình Hạo cùng tam giáp với y, còn có gì không hài lòng chứ?

Nhưng đây cũng không phải thứ tự cuối cùng, vì còn có một lần thi diện (phỏng vấn) nhắm vào mười người đứng đầu, gọi là tiểu truyền lư.

Truyền lư, chính là xướng danh kim điện kích động lòng người.


Lẽ ra truyền lư cùng ngày ở cung vàng điện ngọc, mới có thể biết thứ tự của tiến sĩ. Nhưng thực tế trước một ngày, quan gia cho triệu kiến người đứng đầu thi đình ở điện Tập Anh, tục xưng “Tiểu truyền lư”, mục đích là để quan sát phong độ nghi dung của tam đỉnh giáp sắp ra lò, phòng ngừa trường hợp ngoài ý muốn. Ví dụ như hình tượng của lão huynh nào đó đáng khinh, hoặc bệnh gù nghiêm trọng, hoặc ngoại hình bị khiếm khuyết, vậy thì cho dù tài hơn Lý Đỗ cũng không tránh khỏi đành ở nhóm sau.

Bởi vì mục đích của khoa cử là chọn ra quan viên đại diện triều đình quản lý bá tính. Tam đỉnh giáp lại là bộ mặt đại diện của triều đình, ít nhất về hình tượng không thể mất mặt.

Một ngày trước tiểu truyền lư, Lễ bộ liền phái viên thông tri tới mười thí sinh đỗ đầu, và nói cho bọn họ biết nên chuẩn bị tốt. Ngoại trừ ăn mặc tương ứng, còn phải tìm một vị quan viên đồng hương, ngày hôm sau cùng bọn họ vào cung yết kiến.

Bên Trần gia được báo rồi, người cả nhà tất nhiên mừng khôn xiết. Trần Khác lại khó có thể tin, hắn cảm thấy mình có thể vào nhị giáp thì rất may mắn rồi, bây giờ lại vào hàng mười người đỗ đầu, chẳng lẽ là ông trời mù mắt rồi?

- Ta đã nói gì nào? Trần Hi Lượng vẻ mặt sáng lên, ra sức vỗ vai Trần Khác, cũng không ngại đau tay, lớn tiếng nói:
- Con nhất định được! Sao có thể không được chứ? Cũng không xem con trai của ai...

Nói rồi liền cùng Tào thị bắt đầu khẩn trương chuẩn bị trang phục bội sức ngày thứ hai vào cung. Y phục vẫn là áo dài trắng, bội sức chủ yếu là hà bao và thắt lưng trung hiếu, đây là tập tục quan trường từ triều Hán đến nay, lưu truyền ngàn năm. Về phần quan viên đồng hương thì không phiền người khác, Trần Hi Lương tự mình ra trận.

Sáng hôm sau, hai cha con liền tới ngoài Đông Hoa môn. Không lâu sau, đám người Chương Hành, Tô Thức, Lã Huệ Khanh cũng tới rồi, mọi người đều có chút như rơi vào trong mộng. Sau khi nhìn nhau thăm hỏi, liền im lặng chờ triệu kiến... Càng là lúc nhân sinh đắc ý, bọn họ lại càng cẩn thận, tránh để lại ấn tượng ngông cuồng kiêu căng cho người ta.

Đợi sau khi người tới đông đủ, quan viên Lễ bộ trong lúc trực lư ngoài cửa Đông Hoa tranh thủ dạy bọn họ lễ nghi cung đình yết kiến khi gặp quan gia. Thật ra trước khi thi đình thì đã có dạy bảo chuyện này, nhưng một mặt người quá nhiều, mặt khác hiệu quả dạy một lần cũng rõ rồi. Cho nên lúc thi đình, các Cống sĩ cử chỉ thất thố, làm trò hề, khiến quan viên phụ trách dạy bảo bọn họ như gánh vác trên lưng.

Cho nên lúc này, nắm bắt tốt khoảng thời gian trống trước yến kiến, lại lâm trận mài gươm cho bọn họ. Lấy ra một cái ghế giả làm Hoàng đế, dạy bọn họ tất cung tất kính thi lễ, sửa từng động tác cho bọn họ.

Dạy động tác qua mấy lần xong, quan viên phụ trách dẫn đường bọn họ kỳ quái nói:
- Sao còn không triệu kiến?
Nhìn sắc trời, lẽ ra lúc này tiểu truyền lư phải kết thúc rồi mới phải.

Nguồn: tunghoanh.com/nhat-pham-giang-son/quyen-5-chuong-275-l7Qaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận