Căn phòng quả là bé. Chắc chỉ to hơntúp lều đựng dụng cụ làm vườn của bố mẹ tôi ở Avon một chút, nhưng cũng chỉ mộtchút thôi. Đã thế nó lại co lại chỉ còn một nửa sau khi tôi bày biện đồ đạc ra.Vốn ngớ ngẩn không có kinh nghiệm, tôi cho là nó rộng như một phòng bình thườngvà quyết định mua một chiếc giường đôi, một hòm đựng quần áo, một hoặc hai bàncon kê cạnh giường. Lily và tôi lấy ô tô của Alex đi đến cửa hàng Ikea, thiênđường của các sinh viên vừa tốt nghiệp, và mua một loạt đồ gỗ tuyệt đẹp sángmàu, cùng một tấm thảm dệt pha các màu lam nhạt, lam đậm, thanh thiên và chàm.Hệt như chuyện mốt, trang trí nội thất không thuộc về các mặt mạnh của tôi: tôitin là Ikea đang trong “chu kỳ xanh lam”. Chúng tôi sắm đồ trải giường có chấmxanh và cái chăn mềm nhất bán trong cửa hàng. Lily còn thuyết phục tôi mua mộtchiếc đèn ngủ bọc giấy dó của Trung Hoa. Tôi chọn thêm mấy tranh đen trắng đóngkhung sẵn để bổ sung cho bức tường gạch đỏ sẫm còn trống. Lịch thiệp, thông dụng,pha một chút tư tưởng Thiền. Thế là căn phòng đầu tiên trong đời tôi tại thànhphố lớn đã hoàn chỉnh.
Hoàn chỉnh nghĩa là… trước khi đồ gỗ được chở đến nhà. Ngắmnghía một căn phòng xem chừng không hẳn giống như lấy thước ra đo chiều dài chiềurộng của nó. Chẳng có gì vừa. Sau khi Alex lắp xong giường và đẩy nó sát vào bứctường gạch trống trơn (“ Bức tường dang dở”, gọi theo kiểu Manhattan) thì nó đãchoán hết diện tích phòng. Tôi phải xua mấy ông thợ chở cái hòm quần áo sáungăn kéo, hai chiếc bàn con và cả chiếc gương to trở về cửa hàng. Họ và Alex bằngcách nào đó đã nâng được giường lên để tôi luồn tấm thảm ba màu xuống dưới, vàmỗi bên lòi ra một gang tay thảm xanh dưới con quái vật gỗ khổng lồ đó. Do cáiđèn giấy dó không còn chỗ trên hòm hay bàn con nữa nên tôi đặt bén xuống nềnnhà, đúng vào cái rẻo 15 phân còn thừa ra giữa thành giường và cửa kéo của tủtường. Khi thử treo mấy bức tranh đen trắng lên bức tường gạch còn trống thìtôi thất bại thảm hại, mặc dù đã dùng cả băng cách điện, đinh, dây thép, keodán, băng dính hai mặt mà không sao gắn nổi chúng lên tường. Sau gần ba giờ đồnghồ vật lộn, tay chân trầy xước rớm máu, tôi đành đặt tranh lên bậu cửa sổ. Téra đó là cách tối ưu, che luôn được một phần góc nhìn xuyên vào phòng tôi củabà hàng xóm đối diện, chỉ cách chừng hai thước từ bên kia sân trời. Vấn đề ởđây chẳng phải là sân trời thay cho đường chân trời của New York, là hòm quầnáo không có chỗ hay tủ tường quá hẹp để nhét vào một cái áo khoác mùa đông –căn phòng này là của tôi, căn phòng đầu tiên do tôi tự trang trí nội thất theoý mình, không bị bố mẹ hay người cùng phòng nói chọc vào. Yêu quá.
Tối Chủ nhật, trước ngày làm việc đầu tiên, tôi chỉ bận tâmmỗi chuyện duy nhất là ngày mai sẽ mặc đồ gì. Kendra, cô bạn mau chuyện hơntrong hai người ở cùng, thỉnh thoảng ngó vào và nhẹ nhàng hỏi có giúp được tôichuyện gì. Hai cô này thì ngày nào cũng mặc đồ công sở quá ư cổ hủ đến nơi làmviệc, vì vậy tôi xin kiếu luôn những góp ý của họ về thời trang. Tôi chạy đi chạylại trong phòng – nếu được phép thì dùng từ “chạy” trong phạm vi bốn bước chân– rồi ngồi phịch xuống mép giường sát màn hình tivi. Mặc gì khi đi làm hôm đầutiên cho bà chủ bút ăn mặc đúng mốt nhất của tạp chí thời trang tiên phong nhấtvề mốt? Cố nhiên tôi đã nghe nói về Prada (từ mấy cô bạn người Nhật du lịchbalô ở Brown) và Louis Vuitton (vì bà tôi vẫn xách mấy cái túi in đầy kí tự ấyra đường, không ngờ là chúng thuộc hạng sành điệu đến mức nào) hay có thể cảGucci nữa (đố ai kiếm ra lấy một người không biết hiệu Gucci!). Nhưng tôi khôngcó lấy đến một thứ đồ hiệu nào cả, mà kể ra nếu có thì tôi cũng chẳng hiểu sẽxoay xở đặt chúng vào đâu trong cái phòng tí tẹo của tôi. Tôi lại vào phòng –hay đúng hơn là cái đệm kẹp giữa hai bức tường – nằm lăn ra trên cái giường đôixinh đẹp và thúc luôn mắt cá vào cạnh giường. Mắt tóe đom đóm.
Sau bao nhiêu khổ sở vật vã để chọn lựa, tôi quyết định sẽ mặcmột chiếc áo pull xanh nhạt, váy đen dài đến đầu gối và ủng đen. Do đã biết làcái cặp sách hôm phỏng vấn bị ngược đãi ra sao nên tôi chọn một túi kẹp nách bằngvải thô màu đen. Hình ảnh cuối cùng còn nhớ lại tối hôm đó là tôi mặc váy và xỏủng cao gót , nhưng không khoát áo, liêu xiêu đi quanh chiếc giường đồ sộ, rồingồi thừ ra vì kiệt sức.
Chắc là tôi thiếp đi vì quá mệt mỏi, rồi không phải vì đồnghồ báo thức mà là chính sự bồn chồn đã dựng tôi dậy vào đúng năm giờ rưỡi. Tôinhảy bổ khỏi giường. Đầu óc như muốn bung ra sau cả tuần căng thẳng. Bây giờtôi còn đúng một tiếng rưỡi để tắm, mặc quần áo và đi phương tiện công cộng từcái ký túc xá nửa mùa này vào đến nội thành – nỗi ám ảnh kinh hoàng cho đến bâygiờ. Cũng có nghĩa là tôi mất một tiếng xe cộ và nửa tiếng để tô vẽ mặt mày.
Vòi tắm là một ác mộng, mỗi lần vặn nước nó huýt như còi vàchỉ cho ra nước hơi âm ấm. Khi tắm xong và chuẩn bị bước ra ngoài phòng tắm lạnhnhư băng thì nước lại nóng như sôi. Mất đến ba ngày sau tôi mới rút ra kinhnghiệm: tôi nhảy khỏi giường, vặn nước, và chui lại vào chăn ngủ nướng thêm 15phút trong khi đồng hồ báo thức réo ba lần, rồi quay trở lại phòng tắm để bắt đầuhai, khi gương đã mờ hết vì hơi ẩm và nước nóng tuyệt vời – tuy rằng chỉ chảy mộtdòng nhỏ ti tỉ.
Tôi chui vào bộ trang phục gò bó, chỉ hai mươi lăm phút từkhi tỉnh giấc là đã ra đến ngoài đường – kỷ lục cá nhân! Sau đó cũng chỉ cần cómười phút là tìm đến bến tàu điện ngầm gần nhất. Kể ra thì tối qua tôi nên đithăm dò trước một lần quãng đường này, nhưng tôi ngoan cố không thèm nghe lờikhuyên đó của mẹ, còn lần đi phỏng vấn tuần trước thì tôi đi taxi. Tôi cũng rấtngán đi xuống mạng lưới tàu điện ngầm chằng chịt. Nhưng may sao có một người ngồisau quầy thông tin nói tiếng Anh, hướng dẫn tôi đi tuyến số 6 đến phố 59. Đếnđó chỉ cần xuống bên phải đi bộ hai dãy nhà là đến Madison. Quá đơn giản. Tôilên toa tàu lạnh ngắt và vắng người, giữa tháng Mười một ngoài tôi ra ít kẻ nàodở hơi ra đường vào cái giờ mọi người còn ngáy khò khò. Thôi thì đến đâu hayđó, chưa thấy gì trục trặc cả - cho đến khi tôi xuống tàu và đi lên mặt đất.
Tôi lên cầu thang gần nhất, trên phố là một bầu không khí lạnhngắt mà nguồn sáng duy nhất hắt ra từ một hiệu ăn mở 24/24. Sau lưng tôi là cửahiệu bách hóa Bloomingdale’s, ngoài ra thứ gì cũng lạ lẫm cả. Elias Clark,Elias Clark, Elias Clark, mày trốn đâu rồi? Tôi quay một vòng 180 độ và phát hiệnra biển tên phố: 60. À ha, phố 59 không thể xa phố 60 lắm đâu. Vấn đề chỉ là đivề hướng nào bây giờ? Madison ở về phía nào của Lexington? Tôi không nhận ranét gì quen thuộc từ lần đi phỏng vấn lần trước, vì hôm đó tôi xuống xe ngaytrước cửa tòa nhà Elias Clark. May mà đã tính dôi thêm khối thời gian, tha hồmà lạc đường. Tôi ngơ ngác đi lại mấy bước và chui vào một quầy bán đồ ăn đểmua cà phê.
“Xin lỗi, tôi đi tìm tòa nhà Elias Clark, ông có thể chỉ chotôi đi theo hướng nào được không?” Tôi hỏi một ông đang tíu tít ở bàn thu ngân.Tôi cố không mỉm cười một cách khả ái, thực hiện đúng theo lời khuyên của mọingười, rằng tôi chớ quên mình không còn ở chốn Avon nhà quê nữa. Dân ở đây vốnnghi ngại những cử chỉ thân thiện. Ông ta cau có nhìn tôi, tôi lúng túng khôngrõ có phải ông ta cho mình là khiếm nhã không, và mỉm cười thân thiện.
“Một dollar,” ông chìa tay ra.
“Ông đòi tiền chỉ đường hay sao?”
“Một dollar, nâu hay đen, muốn gì?”
Tôi ngớ ra nhìn ông ta một lát mới hiểu ra là tiếng Anh củaông ta chỉ đủ để nói chuyện cà phê. “Ông cho xin cà phê với sữa, cám ơn.” Tôiđưa một dollar rồi ra ngoài. Ngơ ngác hơn cả lúc nãy, tôi hỏi người bán báo,người quét đường, cả một người đang đẩy xe bán dạo đồ ăn sáng. Không ai đủ hiểutôi để chỉ hướng đi tới phố 59 và Madison. Tôi có cảm giác như bị đưa về Delhivới trầm cảm và kiết lị. Không! Tôi sẽ tìm ra đường!
Sau mấy phút ngược xuôi giữa các tòa nhà văn phòng giờ nàyđang dần dần tỉnh ngủ, đột nhiên tôi đứng ngay trước cửa ra vào của tòa nhàElias Clark. Sau những tấm kính là tiền sảnh sáng choang trong khung cảnh ràngrạng sáng sớm, thoạt trông có vẻ ấm cúng và mời mọc. Nhưng khi tôi toan đẩycánh cửa xoay bước vào thì nó đứng im. Tôi mắm môi đẩy mạnh hơn, và chỉ khi tôilấy hết sức bình sinh tì cả người vào tấm kính thì nó mới hơi nhúc nhích, thoạttiên rất chậm chạp, rồi thì đột ngột quay nhanh đến nỗi tôi bị tấm cửa phía saudộng vào lưng , suýt đẩy tôi lao vào tiền sảnh. Tôi díu hai chân và may mà chưangã. Một gã ngồi sau quầy an ninh cười phá lên. “ Cái cửa khốn nạn quá nhỉ? Côkhông phải người đầu tiên bị, và cũng sẽ không phải là người cuối cùng đâu,” hắnta cười rung cặp má nung núc thịt. “ Người ta đón tiếp cô hơi bị dở đấy.”
Tôi thoáng nhìn gã và biết rằng không thể có cảm tình với loạingười này, cũng như gã sẽ chẳng ưa mình, bất kể tôi nói gì hay làm gì. Vì vậytôi cười cho qua chuyện.
“ Tôi là Andrea,” tôi nói, rút găng ra và đưa tay qua mặt quầy.“ Hôm nay là ngày làm việc đầu tiên của tôi ở Runway. Tôi là trợ lý mới củaMiranda Priestly.”
Gã cười rống lên, gật cái đầu tròn ra sau đầy khoái trá. “Haha ha, này Eduardo, ra đây xem này, Miranda lại kiếm thêm được một nô lệ mớiđây này! Cô ở đâu đến thế hả cô bé? Từ nhà quê ra đúng không? Bà ấy sẽ súc miệngcô trong chớp mắt, ha ha ha!”
Trước khi tôi tìm ra câu trả lời thì một người đàn ông kháctrông bộ cảnh phục giống hệt gã này đi tới và nhìn tôi dò xét. Tôi đã chuẩn bịtinh thần đón nghe vài câu giễu cợt khả ố, nhưng không phải, thay vào đó ôngquay sang nhìn thẳng vào mắt tôi.
“ Tôi là Eduardo, còn thằng ngố này tên là Mickey,” ông nóivà chỉ tay vào gã kia đang tỏ vẻ bực mình vì sự nhã nhặn của ông làm tịt tròđùa. “ Chị không cần để ý tới hắn làm gì, hắn chọc ghẹo chị ấy mà,” ông nói giọngNewYork pha lẫn phương ngữ Tây Ban Nha và lôi cuốn sổ ghi tên ra. “Chị điền cácthông tin vào phần này, tôi sẽ đưa chị một thẻ thông hành tạm thời để lên tầngtrên. Nói với phòng nhân sự là chị cần một thẻ có dán ảnh.”
Chắc là vẻ mặt tôi lúc đó lộ rõ vẻ hàm ơn, nên ông ta chợtlúng túng và đẩy cuốn sổ qua mặt bàn. “Đây, chị điền vào đi. Chúc chị nhiều maymắn – đó cũng là thứ chị rất cần đấy.”
Lúc đó tôi quá bối rối và mệt mỏi nên không hỏi ông có ẩn ýgì, vả lại chẳng cần hỏi cũng đoán ra. Cả tuần qua, từ khi nhận làm việc cho đếnhôm nay mặc dù bù đầu chuẩn bị tôi cũng đã hỏi dò chút ít về bà sếp mới củamình. Qua những thông tin trên Google tôi ngạc nhiên biết rằng Miranda Priestlyra đời ở East End, London, với tên khai sinh là Miriam Princhek. Gia đình bàkhông khác gì các gia đình theo Do Thái giáo chính thống ở thành phố: bần hànnhưng mộ đạo. Cha bà thỉnh thoảng làm những công việc vặt vãnh, chủ yếu dành thờigian để nghiên cứu các bài kinh kệ Do Thái, vì vậy gia đình sống nhờ vào sự trợgiúp của địa phương. Bà mẹ mất khi sinh hạ Miriam nên các con bà được bà ngoạinuôi nấng. Cả thảy 11 anh chị em! Hầu hết theo gương ông bố, kiếm những công việclao động chân tay và thì giờ còn lại để cầu nguyện; vài người tự lực leo lên đượcđại học, sớm thành hôn và sinh con đàn cháu đống. Miriam là người duy nhất đichệch khỏi truyền thống gia đình.
Miriam tích cóp những đồng tiền thỉnh thoảng được anh chịdúi cho và bỏ học ba tháng trước khi hết phổ thông để đi làm trợ lý cho một nhàtạo mẫu trẻ mới nổi người Anh, giúp anh ta tổ chức các show thời trang theomùa. Chỉ vài năm sau, Miriam đã tạo được tên tuổi riêng trong làng mốt London.Buổi tối bà học tiếng Pháp và tìm được việc làm trợ lý biên tập cho tạp chíChic ở Paris. Ở thời điểm ấy bà đã không quan hệ gì với gia đình nữa: họ khônghiểu nổi quan điểm sống của bà, còn bà thì mặc cảm về sự sùng tín cổ hủ và địavị xã hội thấp kém của họ. Sợi dây nối với gia đình bị đứt hẳn sau khi bà nhậnviệc ở tờ Chic và và cô gái Miriam Princhek hai mươi tư tuổi biến thành MirandaPriestly, đổi cái tên lồ lộ vẻ quê kệch thành một danh tính điệu đà. Cách phátâm đặc London cũng nhanh chóng nhường chỗ cho giọng nói kiểu cách của kẻ có họcvấn cao, và chưa đầy ba mươi tuổi sự biến hóa màu nhiệm từ con nhà lao động lênbậc vai vế trong xã hội đã hoàn tất. Cứ thế bà nhanh chóng và liên tục leo hếtcác thang bậc trong làng xuất bản tạp chí.
Mười năm liền bà cầm lái cho con tàu Runway Pháp, sau đóElias Clark đưa bà lên ngôi chủ bút của số Runway phát hành trên thị trường Mỹ- đỉnh cao nhất của giấc mơ ngày. Bà cùng hai con gái và ông chồng hồi ấy – mộtngôi sao nhạc rock lăm le kiếm cơ may thăng tiến ở Mỹ - chuyển đến một căn hộpenthouse ở đại lộ số 5 cắt phố 75 và khai trương một thời kỳ mới: kỷ nguyênPriestly đã kéo dài được gần 6 năm tính đến ngày đi làm đầu tiên của tôi.
Số tôi đúng là may hơn khôn: tôi sẽ làm việc gần một thángtrời trước khi Miranda quay trở lại văn phòng. Như mọi năm, Miranda nghỉ phép từmột tuần trước lễ Tạ ơn qua tận năm mới. Thông thường thì bà nghỉ mấy tuần ởcăn hộ mà bà còn giữ lại ở London, nhưng năm nay tôi nghe nói là bà lôi chồngcon sang trang trại của Frederic Marteau ở St Barth’s ở hai tuần, sau đó họ vềParis vui lễ Noel và giao thừa ở khách sạn Ritz.
Tôi cũng được cảnh báo trước là bà chỉ nghỉ phép theo “ danhchính ngôn thuận” chứ bất cứ lúc nào cũng có thể bắt liên lạc được và làm việcsuốt ngày, và điều đó cũng đúng với mọi nhân viên của bà. Tôi được tập huấn vàdạy bảo trong khi “ bà lớn” không có mặt, tránh cho bà phải phiền muộn về nhữngsai phạm khó tránh của tôi trong giai đoạn học nghề. Nghe có vẻ lợi cho tôi.Đúng bảy giờ, tôi ghi tên vào sổ đăng ký của Eduardo và lần đầu tiên đi quahàng rào xoay. “ Chú ý tư thế!” Eduardo gọi với sau lưng tôi trước khi cửathang máy dập lại.
Emily đợi tôi ở khu lễ tân, nom mệt mỏi rõ rệt và lếch thếchtrong chiếc T-shirt trắng bằng thun nhàu và quần túi bên rất thời thượng. Với cốccà phê Starbucks trong tay, cô đang giở qua số Runway mới của tháng 12. Đôigiày cao gót của cô đặt chình ình lên mặt bàn kính. Nịt vú đăng ten màu đen hiệnrõ qua lớp vải bông của T-shirt. Son của cô hơi bị lem ra quanh môi và miệng cốccà phê, mái tóc đỏ uốn sóng bù xù rủ xuống tận vai, khiến trông cô như vừa chuitừ giường ra sau khi ngủ bảy mươi hai tiếng liền.
“ Xin chào,” cô làu bàu, đưa mắt dò tôi từ đầu đến chân nhưmột nhân viên an ninh. “ Ủng đẹp đấy.”
Tim tôi đập rộn. Cô ta khen thật, hay nói mỉa? Giọng cô khóđoán. Chân tôi đau nhừ, và các ngón chân như bị thắt lại, nhưng nếu tôi muốn đượcngười của Runway khen đẹp thì phải cắn răng chịu đựng thôi.
Emily ngắm tôi thêm một lúc rồi rút cẳng khỏi mặt bàn, thởdài đầy kịch tính: “ Nào, bắt đầu thôi. Cực may mắn cho chị là sếp không có mặtở đây,” cô nói. “ Không có nghĩa là bà ấy không phải là sếp tốt, tất nhiên, màvì bà ấy là sếp tốt,” cô bồi thêm rất nhanh – một cú thụt vòi cổ điển đúng kiểuRunway. Cứ mỗi khi người nào đó lắm mồm để buột ra một câu mang tính tiêu cực vềMiranda – kể cả khi có lý – là run như cầy sấy vì sợ đến tai Miranda, và vội lấpliếm ngay. Một trong những kiểu giết thời gian sướng nhất của tôi khi đi làm làquan sát các đồng nghiệp hớt hải cải chính những lời phạm thượng mà họ thốt ra.
Emily quét thẻ thông hành của mình qua máy kiểm tra điện tửvà chúng tôi im lặng đi cạnh nhau dọc hành lang hun hút đến phòng Miranda nằmchính giữa tầng. Cô mở cánh cửa dẫn vào phòng trợ lý, quẳng túi và áo choànglên một trong hai chiếc bàn kê ngay trước cửa vào cấm cung của Miranda .“ Kialà bàn của chị ,” cô chỉ sang chiếc bàn gỗ phía đối diện, mặt bàn hình chữ Llát formica trơn bóng. Trên đó là một chiếc máy tính iMac mới cứng màu ngọclam, điện thoại, khay để đồ linh tinh. Trong ngăn kéo có sẵn bút , kẹp giấy vàsổ ghi chép. “ Tôi để lại mấy đồ cũ của tôi cho chị và đặt mua các dụng cụ vănphòng mới cho riêng tôi, như thế đơn giản hơn.”
Emily vừa được lên chức biên tập viên chính và nhường lại ghếtrợ lý biên tập cho tôi. Cô giải thích rằng sau hai năm làm biên tập viên chínhcho Miranda cô sẽ trực tiếp nhảy lên ban biên tập thời trang của Runway. Ba nămthâm niên làm trợ lý là một cơ sở vững như bàn thạch để tiến chân trong làng thờitrang. Riêng tôi thì vẫn thích níu lấy hy vọng rằng một năm hầu hạ này sẽ đủ đểtiếp bước tới The New Yorker. Allison sau khi rời chân trợ lý cho Miranda cũngđã leo lên vị trí mới ở bộ phận thẩm mỹ, chịu trách nhiệm về thử nghiệm và viếtbài về phấn da, kem dưỡng ẩm và mỹ phẩm tóc.
Tôi chưa hình dung nổi vị trí trợ lý cho Miranda sao lại đạttrình độ làm công việc đó, tuy nhiên tôi rất có ấn tượng. Hứa gì làm nấy: ailàm việc cho Miranda sẽ có cơ hội tiến thân.
Các cộng tác viên khác lần lượt đến nơi vào khoảng mười giờ,tổng cộng chừng năm mươi người trong ban biên tập. Bộ phận thời trang đông nhất,tất nhiên, ngót ba mươi người, kể cả các trợ lý về phụ trang. Các bộ phận viếtbài, thẩm mỹ và nghệ thuật không thể thiếu. Hầu như ai cũng dừng chân ngó vàotiền sảnh của Miranda để tán gẫu vài câu với Emily, buôn mấy tin mới nhất về bàsếp và điểm mặt cộng tác viên mới. Buổi sáng đấu tiên tôi làm quen hàng chụcngười, khuôn mặt nào cũng sáng láng, nụ cười hiện hàm răng trắng muốt, và có vẻnhư họ thực sự muốn làm quen với tôi.
Tất cả đàn ông đều ẽo ợt lại cái, hoành tráng trong quần davà T-shirt dệt gân bó chít như lớp da thứ hai, phô hết những làn cơ bắp hoàn hảo.Giám đốc nghệt thuật, một người đàn ông đứng tuổi với mái tóc vàng màu sâm banhhơi thưa trông như mục đích duy nhất của cuộc đời là ganh đua với Elton John;ông đi giày lười bằng lông thỏ mà tô lông mi đậm mascara. Không thấy ai phản ứnggì. Tôi cũng có mấy người bạn trong các nhóm đồng tính ở trường địa học, nhưngkhông ai dám khoe lộ liễu như vậy cả. Ở đây tựa nhu người ta đứng giữa buổichon diễn viên đóng vở nhạc kịch về đồng tính Rent, tất nhiên phục trang ở đâytử tế hơn. Quỷ cái vận đồ Prada - Chương 04-P2
Đám phụ nữ, hay gọi cho đúng là “Girl”, mỗi người đẹp một kiểuriêng. Nhìn chung phải nói là mê hồn. Đa số trông như khoảng hai mươi lăm tuổi,ít ai quá ngưỡng ba mươi lấy một ngày. Hầu như ai cũng mạng hạt xoàn khủng khiếpở ngón đeo nhẫn - dấu hiệu đã thành hôn – song không thể tưởng tượng trong số họđã có ai từng sinh nở, kể cả trong quá khứ lẫn tương lai xa xôi. Đi ra lượnvào, họ lướt yểu điệu trên những gót giầy mười phân lênh khênh, bay tới bên bàntôi, chìa bàn tay trắng như sữa với bộ móng dài mài giũa cẩn thận và tự giớithiệu là “Jocelyn, làm cùng chỗ Hpoe”, “Nicloe ở bộ phận thời trang” và"Stef, phụ trách thời trang”. Người duy nhất dưới 1.80 mét là Shayna, mảnhmai đến mức có cảm giác cô không thể mang thêm lấy một phân chiều cao nào nữa.Không ai mang quá 50kg lên bàn cân.
Tôi ngự trên chiếc ghế xoay và cố nhớ hết tên mọi người, độtnhiên cô gái đẹp nhất mà tôi từng thấy trong đời bước vào. Cô mắc một chiếc áolen cashmere hồng, trong như dệt bằng những đám mây. Suối tóc trắng đến sửng sốtchảy tràn xuống lưng. Trông cô gầy đến mức khó tin có đủ sức đứng vững, song côdi chuyển với dáng vẻ yểu điệu của một vũ nữ. Gò má cô sáng hồng, và hột kimcương trong vắt nặng đến mấy cara trên chiếc nhẫn đính hôn tỏa ánh lấp lánh vôthường. Tựa như đã nhận ra tôi ngó chòng chọc vào viên kim cương, cô gí sát tayvào mũi tôi.
“Tự sáng tác đấy” cô tuyên bố trong khi mỉm cười với bàn taymình và nhìn vào mắt tôi. Tôi đưa mắt dò sang hỏi Emily, nhưng cô ta lại bậnnói điện thoại. Tôi tưởng cô gái mới vào ám chỉ viên kim cương mà cô tự thiết kế,nhưng cô nói ngay: “Màu quá lộng lẫy, đúng không? Một lớp Marshmallow và một lớpBallet Sliper, đúng ra là sơn Ballet Sliper trước rồi đè lớp sơn phủ lên. Tuyệtđỉnh - lấp lánh như thế mà trông không như sơn bằng White Out. Tớ nghĩ là từ giờtrở đi tớ chỉ chọn màu này mỗi khi đi chăm sóc móng tay!” Nói xong cô quay gótvà lướt ra khỏi phòng. Vâng, rất hân hạnh được làm quen, tôi gửi theo một câuchào nhẩm trong óc tới tấm lưng cô nàng đang oai vệ bước ra ngoài.
Gặp gỡ các cộng tác viên kể cũng vui; trông ai cũng có vẻ dễmến và thân thiện, trừ cô nàng dở hơi say mê sơn móng tay ai cũng tỏ ra thíchthú làm quen với tôi. Emily không rời tôi một bước, cô tận dụng mọi cơ hội đểchỉ bảo công việc. Cô giảng giải cho tôi hay, ai thực sự quan trọng, ai khôngđược phép làm mếch lòng, ai nên bắt thân bằng được vì đó là người tổ chức nhưngcuộc vui hoành tráng nhất. Lúc tôi kể lại chuyện cô gái sơn móng tay, mặt Emilysáng lên.
“Ôi” cô rên lên; tôi chưa thấy cô phấn khích như vậy với bấtcứ người nào từ nãy đến giờ. “Một người tuyệt diệu, phải không?”
“Vâng, đúng, có vẻ dễ thương. Nhưng tôi không có cơ hội nóigì nhiều cô ấy chỉ khoe móng tay của mình thôi.”
Emily mỉm cười rạng rỡ và tự hào: “Thế đấy, chị không biếtcô ta là ai à?”
Tôi vắt óc xem cô ta có giống ai đó trong số minh tinh màn bạc,ca sĩ hay người mẫu, nhưng bó tay không biết xếp cô ta vào đâu. Hay thật, thìra là một người nổi tiếng! Có thể cô ta không tự giới thiệu vì cho rằng ai cũngbiết mình. Nhưng tôi thì không. “Không, tôi không biết thật, người nổi tiếngà?”
Ánh mắt đáp lại của Emily pha lẫn sửng sốt và phẫn nộ: “Hừm,thôi được” cô dài giọng nhấn mạnh chữ thôi được và nguýt tôi đến rách mắt, đồ nhàquê dốt nát. “Đó là Jessica Duchamps.” Cô đợi. Tôi đợi. Im lặng. “Đúng là chịkhông biết đó là ai sao?” Một lần nữa tôi soi lại cáca danh mục VIP trong đầu,cố liên hệ với thông tin mới nhận được, rồi đành bó tay. Quả thật tôi chưa từngnghe cái tên ấy bao giờ. Và bắt đầu chán cái trò đánh đố này.
“Emily, tôi chưa hề thấy mặt cô ta lần nào, và tên cô tacũng chẳng gợi nhớ điều gì. Chị có thể cho tôi biết cô ta là ai không?” Tôi hỏi,cố không mất chút bình tĩnh còn sót lại. Nói cho cùng thì tôi cũng cahửng thèmbiết cô ấy là ai, nhưng rõ ràng Emily không chịu bỏ cuộc trước khi chứng minhđược căn bệnh dốt nát của tôi đã hết thuốc chữa trị.
Giờ thì Emily cười rất kẻ cả: “Tất nhiên, sao chị không nóingay? Jessica Duchamps là…là Duchamps! Chắc chị nghe rồi, nhà hàng Pháp danhgiá nhất New York! Bố mẹ cô ấy là chủ nhà hàng, giàu không tưởng tượng nổi. Cókhủng khiếp không?”
“Thật hả?” Tôi giả đò kinh ngạc, thì ra người ta phải biết đếncô gái đẹp ngất trời ấy, chỉ vì bố mẹ cô làm nhà hàng? “Hay ra phết.
Tôi đón mấy cuộc điện thoại bằng câu “Đây là văn phòngMiranda Priestly” đã khá trôi chảy, tuy vậy cả Emily và tôi đều e ngại nếuchính Miranda gọi đến và tôi không biết phải làm gì. Có lần tôi đã phát hoảngkhi một người phụ nữ không xưng tên lảm nhảm chuyện gì đó với giọng Anh đặc sệt.Tôi lúng túng đưa máy cho Emily, quên rằng có thể chuyển cuộc gọi qua đó.
“Bà ấy đấy” tôi thì thào năn nỉ, “bắt điện đi.”
Và lần đầu tiên tôi được thưởng thức ánh mắt đặc biệt màEmily dành riêng cho mình, cô nhướng mày và vênh cằm lên, lộ rõ cảm xúc nửathương hại, nửa căm ghét.
“Miranda? Emily đấy” cô nói, nụ cười tươi rói hiện trênkhuôn mặt, cứ như là Miranda sắp chui qua đường dây điện thoại và nhìn thấy cô.Im lặng. Lo lắng. “Mimi? Xin lỗi nhé! Cô nhân viên mới tưởng chị là Miranda!Vâng, tôi biết, Nhộn thật đấy. Tôi đoán là phải dạy lại bài không nhất thiết giọngAnh nào cũng là của sếp!” Cô nhìn tôi đầy hàm ý, cặp lông mày nhướng lên, naycòn nhích cao thêm một đoạn.
Trong khi cô tiếp tục tán chuyện với đầu dây bên kia, tôi tiếptục 3ab5 nhận điện thoại và ghi lại tên để Emily gọi lại. Gần trưa, khi bụng bắt đầucồn cào, tôi nhấc máy và nghe một giọng Anh ở đầu kia.
“A lô, Allison phải không?” Giọng người hỏi lạnh băng, nhưngđầy quyền uy. “Tôi cần một cái váy.”
Tôi giật bắn minh, úp tay lên ống nghe. “Emily, bà ấy đấy, lầnnày đúng đấy” tôi rít lên, vung ống nghe lên để Emily chú ý. “Bà tấy cần mộtcái váy.”
Emily quay lại, nhìn thấy bộ mặt hoảng hốt của tôi và dậpngay máy xuống, không đủ thì giờ nói “Tôi sẽ gọi lại sau” hay thậm chí “Goodbye”. Cô nhấn nút chuyển cuộc gọi của Miranda sang máy mình rồi úp ngay lên mặtnụ cười tươi rói:
“Miranda? Emily đây. Tôi có thể làm gì?” Cô vớ cây bút và viếtngoay ngoáy, trán hằn sâu nhưng nếp nhăn. “Vâng, nhất định, tất nhiên rồi.” Thếlà xong. Tôi nhìn cô dò hỏi.
“Có vẻ như chị nhận được nhiệm vụ đầu tiên rồi đấy. Ngày maiMiranda cần vài thứ, trong đó là một cái váy, chậm nhất là tối nay phải đưa ramáy bay ngay.”
“Ok, bà ấy cần loại váy nào?” Tôi hỏi lại, thực sự choángsau khi thấy sếp bà chỉ cần phẩy tay một cái là phải gửi ngay một cái váy theođường máy bay đến tận St Barth’s.
“Miranda không nói rõ.” Emily lẩm bẩm trong khi nhấc điệnthoại.
“Jocelyn, tôi đây, sếp cần một cái váy, tôi sẽ gửi nó theomáy bay của bà Marteau đêm nay để đưa sang đó cho sếp. Không, tôi không rõ.Không, bà ấy không nói. Tôi không biết thật đấy. Ok, cảm ơn.” Cô quay sang vànói với tôi: “Việc sẽ phức tạp hơn, vì bà ấy không nói rõ. Bà có quá nhiều việcphải làm, không có thì giờ cho mấy chi tiết lặt vặt, bây giờ không biết lấy vảinào, màu nào, cắt kiểu nào, hiệu nào. Nhưng không sao. Tôi có số đo của Mirandarồi, tôi cũng biết rõ gu để đoán bà ấy muốn gì.Tôi vừa gọi Jocelyn bên bộ phậnthời trang, cô ấy sẽ đặt đưa đến đủ đồ để chọn.” Tôi tưởng tượng ra cảnh các loạiváy khác nhau rầm rập tiến vào trong tiếng kèn trống rộn ràng.
Tuy nhiên sự việc diễn ra không hẳn thế. Đi đặt váy là bài họcđầu tiên cuẩ tôi về những cái lố bịch diễn ra ở Runway, mặc dù tôi phải công nhậnlà mọi thứ diễn ra với độ chính xác của một chiến dịch quân sự. Khi có nhu cầu,Emily hoặc tôi thông báo cho các trợ lý thời trang - tổng cộng tám người, tất cảđều có quan hệ mật thiết với các nhà tạo mốt và cửa hiệu đã chọn lựa. Các trợlý ngay tức khắc gọi điện tới những mối quan hệ ở các nhà hàng thời trang, và nếuđược thì lục tung các cửa hiệu khắp Manhattan và nói rằng bà Miranda Priestly,đúng thế, đích thân Miranda Pristly, vâng, Miranda Priestly chứ còn ai nữa, cầnmột món hàng nhất định. Trong vòng mấy phút, phòng tiếp thị và quảng cáo củaMichael Kors, Gucci, Prada, Versace, Fendi, Armani, Chanel, Barney’s, Chloé,Calvin Klein, Bergdorf, Roberto Cavalli và Saks phái ngay nhân viên (tùy trườnghợp, họ còn đích thân) đem đến mọi chiếc váy có ít nhiều hy vọng được MirandaPriestly để mắt tới. Tôi quan sát thấy quá trình đó diễn ra chuẩn mực như biênđạo múa balê vậy, mỗi mắt xích trong guồng máy đó biết rõ ở bộ phận nào ai sẽlàm gì và làm như thế nào trong khâu tiếp theo. Trong việc này, giống như nhữngvụ việc hầu như diễn ra hàng ngày, Emily sai tôi đi kiếm một loạt các thứ khácmà chúng tôi sẽ gửi đi cùng với chiếc váy tối nay.
“Xe của chị đang đợi ở phố 58,” cô nói trong khi đồng thờinâng hai máy điện thoại lên và nguệch ngoạc viết những việc giao cho tôi lên tờgiấy viết thư của Runway. Cô chỉ ngừng việc một cút để ném cho tôi chiếc điệnthoại di động và nói: “Cầm lấy, đề phòng tôi cần gọi hoặc chị có việc gì cần hỏilại. Chớ tắt máy. Và bao giờ cũng phải bứat điện thoại.” Tôi đón chiếc điện thoại,tờ giấy và chạy xuống phố 58 bên sườn tòa nhà, vẫn chưa biết làm sao tìm ra chiếcôtô “của tôi” đỗ ở đâu. Cũng chẳng rõ tại sao lại gọi là ôtô “của tôi” nữa.Song chỉ mới bước chân ra đến vỉa hè và đang ngơ ngác ngó quanh thì một ngườiđàn ông tóc hoa râm béo quay, mồm ngậm tẩu tiến lại.
“Cô là nhân viên mới của bà Priestly?” Ông ta lè nhè hỏi,hàm răng vàng khè khói thuốc vẫn cắn chặt chiếc tẩu màu gụ. Tôi gật đầu. “Tôilà Rich, phụ trách đội xe. Khi nào cần xe thì cứ báo với tôi. Tóc chưa, tócvàng?” Tôi lại gật đầu và rụt cổ leo lên ghế sau của chiếc ghế Cadillac đen đợisẵn. Rich đóng cửa đánh sầm và vẫy tay.
“Cô đi đâu?” Tiếng người lái xe hỏi làm tôi sực nhớ không biếtđi đâu. Tôi moi tờ giấy trong túi ra.
Nơi đến đầu tiên: cửa hàng Ralf Lauren, số 355 phố 57
Tây, lầu 6.
Tìm Leanne, muốn gì có nấy.
Tôi nói địa chỉ cho tài xế roòi ngó qua cửa kính. Một giờchiều, ngày tháng Mười một lạnh căm căm. Tôi, một con nhãi ranh hai mươi ba tuổiđược tài xế chở trên một chiếc Cadillac đen bóng tới cửa hiệu cảu Ralf Lauren.Bụng sôi lên vì đói. Mất gần bốn mươi lăm phút luồn lách qua dòng xe cộ vào giờnghỉ trưamới đi xong quãng đường ngắn, lần đầu tiên tôi biết thế nào là nạn ùntắc xe ở thành phố lớn. Tài xế thả tôi xuống, anh ta sẽ lượn vài vòng quanh khunhà, đợi tôi xong việc quay lại. Ở quầy lễ tân trên lầu 6 tôi hỏi tìm Leanne,đúng lúc một cô bé dễ thương nhảy chân sao từ cầu thang xuống, nom giỏi lắm làmười tám tuổi.
“A lôôô!” Cô líu lo kéo dài âm “ô”. “Chị là Andrea, trợ lý mớicủa Miranda đúng không? Ở đây ai cũng mê bà ấy lắm. Chúc mừng chị đã vào hội!”Cô ta cười toe toét. Tôi cũng cười toe toét. Thoắt một cái, cô lôi một túinylon to tổ bố dưới gầm bàn ra và đổ hết ra sàn. “Đây này, chúng tôi có quần bòloại Caroline thích, ba mầu khác nhau, một loạt T-shirt nữa. Còn Cassidy thì rấtmê váy kaki của Ralph Lauren, tôi gửi chị một chiếc màu ô liu và một chiếc màughi đá.” Váy bò, áo khoác Denim, thêm mấy đôi tất tuôn một đống ra khỏi túi; vàtôi há hốc mồm; chỗ quần áo này đủ mặc cho ít nhất bốn, năm đứa trẻ con. Nhưngcaroline và Cassidy là những của nợ nào cơ chứ? Tôi ngơ ngác ngắm núi quần áo.Có người nào tử tế lại đi mặc quần bò hiủphalph lauren, lại những ba màu khácnhau nữa?
Chắc là vẻ mặt tôi không được thông minh cho lắm, chả thế màLeanne ý tứ xây lưng lại và nói trong khi xếp lại đống đồ vào túi. “Tôi biết làmấy cô con gái nhà Miranda sẽ rất thích. Chúng tôi trang bị quần áo cho mấy côbé từ nhiều năm nay và Ralph Lauren bao giờ cũng tự tay lựa đồ đấy.” Tôi đưa mắtnhìn cô đầy vẻ biết ơn rồi chất túi lên vai.
“Chúc chị may mắn.” Leanne gọi với theo trong khi cửa thangmáy đóng lại, miệng cười rạng rỡ. “Chị thật may mắn có được công việc siêu hạngnày…” Chẳng cần phải nghe hết câu, tôi cũng nhẩm ra trong đầu khúc còn lại:hàng triệu cô gái sẵn sàng xin chết để được làm việc này đấy. Và ở giây phút đầutiên trong đời được bước chân vào cửa hàng của nhà tạo mốt nổi tiếng và khuân đốngquần áo trị giá hàng nghìn dollar về, tôi cũng tin là cô ta nói đúng.
Một khi đã biết đường đi lối lại, mấy tiếng còn lại trongngày cũng nhanh chóng trôi đi. Tôi tự hỏi, liệu có ai phản đối chuyện mình dànhra một phút đi kiếm chiếc bánh mì kẹp hay không, vì quả thật tôi không có sự lựachọn nào khác. Từ khi nhét được một chiếc bánh sừng bò vào bụng lúc bảy giờsáng nay tôi chẳng ăn thêm gì. Mà bây giờ đã gần hai giờ chiều rồi. Tôi bảo tàixế đỗ trước một quầy bán đồ ăn, vào mua một chiếc bánh kẹp gà tây với mù tạc mậtong, và trước lúc quay ra cũng nhân thể lấy luôn cho anh ta một cái nữa. Anhchàng há hốc mồm, khiến tôi ngại răng đã làm anh ta khó xử.
“Tôi nghĩ chắc anh cũng đói bụng rồi.” tôi nói. “Suốt ngàyđi xe vòng vèo trong thành phố, nhất định anh không có thời gian nghỉ ăn trưa.”
“Cảm ơn, rất cảm ơn cô, tôi lái xe cho các cô gái của EliasClark đã hai mươi năm rồi, tôi biết họ không thân thiện lắm. Tôi thấy cô khác hẳn.”anh ta nói với giọng địa phương nặng trịch không rõ miền nào, mắt nhìn tôitrong gương chiếu hậu. Tôi mỉm cười đáp lại và bỗng có một linh tính chẳnglành. Nhưng cảm giác ấy cũng vụt biến, chúng tôi khoan khoái gặm bánh trong lúcgiao thông bị tắc nghẽn và nghe nhạc CD ưa thích của anh ta, nghe như tiếng mộtngười đàn bà hét inh tai nhức óc bằng một ngôn ngữ lạ hoắc trên nền đàn sitar.
Điểm tiếp theo mà Emily viết cho tôi là nơi lấy một đôi quầnsoóc trắng cho Miranda tập thể thao. Tôi nghĩ là ở Polo, nhưng trên giấy ghi rõlà Chanel. Chanel cũng làm đồ thể thao sao? Tài xế đưa tôi tới một tiệm tưnhân. Bà bán hàng đã luống tuổi, da mặt căng nhiều lần đến nỗi mắt híp tịt lại,trao cho tôi một đôi quần cộc vải thun Lycra trắng, cỡ 0, gắn bằng kim vào mắctreo bọc lụa và tất cả bọc trong một túi nhung. Tôi nhìn chiếc quần tí xíu nhưcho một đứa sáu tuổi rồi ngó qua bà bán hàng.
“Hừm, bà có tin là Miranda sẽ mặc đồ này không?” Tôi ngập ngừnghỏi lại.
Bà ta nhìn tôi trừng trừng và ngoạc mồm ra như một con quáivật chuẩn bị xơi tái tôi: “Tôi hy vọng thế, cô em ạ, đấy là đồ may đo theo đúngsở thích riêng của Miranda,” bà cấm cảu nói trong khi trao cho tôi gói đồ béxíu. “Cho gửi lời trân trọng nhất của ông Kopelman.” Vâng, thưa bà. Của ai cũngđược.
Điểm tiếp theo trên tờ giấy Emily đưa cho tôi là J&RComputer World gần tòa thị chính, tận đầu kia thành phố. Có vẻ như đó là cửa hiệuduy nhất ở New York bán trò chơi điện tử Warriors of the West mà Miranda địnhmua tặng Maxime, con trai nhà Frederic và Marie-Élise Marteau. Lần này xe đi mấthơn một tiếng. Tôi mò ra được là điện thoại di động này gọi ngoại tỉnh được,thích quá, tôi gọi luôn về nhà cho bố mẹ để kể về công việc tuyệt vời ra sao.
“Bố à? Con đấy. Andy đây. Bố đoán xem con đang ở đâu nào?Vâng, tất nhiên đang giờ làm việc, nhưng con lại ngồi trên xe, có tài xế chở đivòng quanh Manhattan. Con đã xong việc ở Ralph Lauren và Chnel, bây giờ đi muatrò chơi điện tử nữa, sau đó con đưa mọi thứ đến nhà riêng của Frederic Marteauở đại lộ Park Avenue. Toàn các nhà tạo mốt siêu hạng! Không, mấy đồ này khôngcho ông Marteau, Miranda đang ở St Barth’s và Marie –Élise sẽ bay tới đó đêmnay. Vâng, phi cơ riêng đấy bố ạ!”
Giọng bố tôi hơi thận trọng, nhưng ông rất vui khi thấy tôisung sướng. Tôi hoanf toàn không bận tâm làm một chân sai vặt có bằng đại học.Sau khi trao túi quần áo Ralh Lauren, quần soóc và trò chơi game cho người gáccổng lịch thiệp của tòa nhà lộng lẫy ở đại lộ Park Avenue (thì ra người ta gọikhu nhà đó là Park Avenue!) tôi quay về tòa nhà Elias Clark. Vào đến văn phòng,tôi thấy Emily đang ngồi xếp bằng tròn dưới sàn nhà như một người da đỏ, đanggói quà tặng bằng giấy trắng và thắt băng trắng. Cô ngồi giữa một núi hộp trắngđỏ, phải đến vài trăm hay vài ngàn chiếc hộp giống hệt nhau nằm chồng chất giữahai cái bàn của chúng tôi và tràn túa cả vào phòng Miranda. Emily không thấytôi đang đứng quan sát cô, mỗi hộp cô chỉ cần hai phút, cộng với mười lăm giâyđể thắt chiếc băng xa-tanh trắng. Cô cử động nhịp nhàng, không thừa lấy một giây,đặt các hộp trắng đã gói xong lên núi hộp chất sau lưng mình.Đống hộp đã góixong mọc cao dần, nhưng đống chưa gói cũng chẳng hề nhỏ đi. Tôi ước tính là côcòn làm bốn hôm nữa cũng chưa chắc đã xong.
Tôi phải hét lên để át tiếng đĩa CD nhạc thập kỷ 80 t