Lớp Ngữ văn năm thứ 4 cúa chúng tôi được bố trí về làng La Khê, cách Thanh Xuân (Hà Nội) chừng mười cây. Tôi được xếp ở cùng Nguyễn Cao Cấp và Nguyễn Đức Long tại nhà bác Hè ở ngay đầu làng. Cả hai bác đều đã ở tuổi ngoại 50. Mái tóc ai cũng phơ phất muối tiêu. Bác gái ở nhà nội trợ. Bác trai đạp xích lô. Bác có bốn con: hai gái, hai trai. Thanh Xuân - cô con gái cá xấp xỉ tuổi chúng tôi - vừa là nhân viên trạm bơm của Hợp tác xã nông nghiệp vừa làm nghề dệt vải gia công tại nhà. Khắp làng này không nhà nào không lách cách tiếng thoi đưa.
Cái tên La Khê - Suối Lụa nghe nói có từ thời cổ xưa khi làng này mới ra đời. Là một làng cổ nói danh nghề dệt lụa, lại cận kẻ đất kinh thành nên sự kết hợp giữa văn minh và truyền thống hiện hữu khá rõ. Con đường dân vào làng, vào các dong ngõ đều được lát gạch đựng, có chỗ đã mòn vẹt theo thời gian. Hầu như không dòng nào, nhà nào không có cổng và tường xây bao quanh. Điều lạ là sự kín cổng cao tường ấy không hề làm cho tình làng nghĩa xóm ở đây bị đóng khép, cạn vơi như ở các thành phố lớn mà ngược lại, góp phản cũng có thêm mối quan hệ thân thiện quý nhau, trọng nhau, hài hòa với nhau theo tinh thần "yêu nhau rào giậu cho kín".
Có lẽ vì vậy mà suốt hơn 1 năm gắn bó với miền quê này, chưa bao giờ tôi nghe có tiếng cãi cọ, to tiếng, la mắng, xích mích trong quan hệ láng giềng. Sự quan tâm gắn bó chia sẻ buồn vui, "tối lửa, tắt đèn" có nhau giữa lân bang với nhau thì nồng thắm hiếm đâu có được. Chả thế mà vừa nghe tin tôi có mặt ở nhà bác Hè, hàng chục người trong làng kéo đến thăm hỏi như người thân quen xa cách từ lâu.
'Trong số những người đến thăm tôi tối ấy có một đôi thanh nữ thật duyên dáng tên là Lê và Hằng. Bác Ngô Văn Nhượng - một người đàn ông đã luống tuổi, tóc hoa râm - chỉ tay vào Hằng, cười nói với thái độ tự nhiên thật vui, thật hài:
- Anh Ký ạ! Cô Hằng này mấy hôm nay nghe tin anh sắp về cứ thấp thỏm hoài. Tối nay vừa nghe tin anh có mặt, cô ấy vội sang rủ con Lê nhà tôi đến thăm anh bằng được đấy!
Anh xem có duyệt được không? Hoa khôi của làng La Khê chúng tôi đấy!
Mọi người cùng phá lên cười kèm theo tràng vỗ tay rôm rả. Còn Hằng thì khép nép giấu mặt vào sau lưng Lê. Để ý, tôi nhận ra Hằng chừng mười tám đôi mươi, dáng người thanh thanh, gầy gầy. Khuôn mặt trái xoan, xinh xắn. Nước da trắng hơi xanh. Đôi mát thoáng nét buồn xa xăm. Trước lúc chia tay, dù rất kín đáo tôi vẫn nhận ra nơi Hằng một ánh nhìn đầy tâm trạng.
Sau này càng tiếp xúc, càng tìm hiểu, tôi càng ngỡ ngàng về mảnh đất La Khê. "Gái La Khê không mê cùng thích". Ngoài Hằng và Lê - hai cô gái tôi được gặp buổi đầu tiên, còn biết bao cô gái khác cũng xinh đẹp, dễ thương không kém. Đó là Chiến là Dân con cụ Hai, là Nụ co n bà Vinh, là Tám con cụ Bính, là My, là Mỵ, là Mến... Da ai cùng trắng. Tóc ai cũng dài. Nụ cười ai cũng duyên dáng cởi mở. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, phúc hậu, khả ái. Quả thật cô gái nào nơi mảnh đất suối lụa này cũng dễ khiến người khác thấy quý, thấy say dẫu mới gặp lần đầu.
Phải chăng cái hình tượng "Em ngồi dệt vải quay tơ/ Anh ngồi đọc sách ngâm thơ chiều chiều" đã ám ảnh gợi nhắc cái duyên giữa chúng tôi - những chàng sinh viên Văn khoa với các thiếu nữ nơi xứ lụa này chăng? Chả thế mà chỉ sau thời gian ngắn, anh bạn Cao Cấp của tôi và cô Thanh Xuân - con của ông bà chủ nhà - đã yêu nhau thắm thiết lúc nào không hay. Lê với Huy Hòa thì chẳng những yêu nhau mà còn nên duyên chồng vợ sau khi ra trường và xa cách nhiều năm. Còn Thu Hằng với tôi không ngờ cũng quý nhau, thân nhau và thương nhau với bao kỷ niệm đẹp đẽ khó quên.
La Khê cũng là quê hương của nữ nhà thơ xinh đẹp, tài hoa nổi tiếng "Thuyền và biển" Xuân Quỳnh. Cũng là nơi nằm chung xã với thôn La cá - một địa danh lịch sử, nơi Bác Hồ tá túc để viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Đây còn nổi danh là vùng đất võ có tiếng xưa nay. Chiều chiều trên sân chùa Bà (một danh thắng tâm linh đã được xếp hạng di tích văn hóa), hàng trăm thanh thiếu nhi cả nam lẫn nữ nối tiếp truyền thống ông cha cùng nhau rộn ràng bài ca võ học dưới sự chỉ giáo của cụ cả Bính - võ sư danh tiếng từng đoạt giải 3 trong một cuộc tỉ thí võ thuật toàn xứ Bắc Kỳ trước năm 1945. Dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm", mái đầu, chòm râu đã nhuộm trắng màu thơi gian, cụ vẫn tâm huyết miệt mài truyền giáo ngọn lửa đam mê võ thuật cho bao thế hệ trẻ của làng La suốt mấy chục năm qua.
Mời các bạn đọc tiếp chương tiếp theo!