Thiên Hạ Kiêu Hùng Chương 853 : Điều kiện chuộc

Chương 853: Điều kiện chuộc

Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: metruyen





Lý Thế Dân đã hiểu ra ngọn nguồn, y cũng trầm tư một lát mới cất giọng nói:
- Khởi bẩm phụ hoàng, nhi thần cũng muốn nói ra ý kiến của mình.

Lý Uyên gật gật đầu:
- Hoàng nhi cứ nói đi!

- Phụ hoàng, đối với các thế lực lớn bây giờ, tài nguyên quý giá nhất không phải tiền lương, mà là nhân khẩu. Hơn nữa việc này đối với triều Tùy mà nói, càng mang ý nghĩa trọng đại. Bất kể là Hà Bắc hay là Trung Nguyên, bọn họ liên tục bị ảnh hưởng bởi chiến loạn, nhân khẩu giảm xuống rõ rệt. Từ những số liệu năm trước có thể thấy, Dương Nguyên Khánh muốn bắt hai mươi nghìn gia quyến của binh lính Quan Trung, nhằm lôi kéo binh lính Quan Trung thành tinh nhuệ của quân Tùy. Ý của nhi thần là, bất kể như thế nào, không thể để gia quyến của tù binh đi theo triều Tùy. Thà rằng xuất binh đoạt lại quận Nam Dương và quận Tích Dương còn hơn.



Lý Kiến Thành hừ lạnh một tiếng:
- Chỉ sợ còn chưa đoạt lại hai quận, ngay cả Kinh Tương cũng bị đánh mất.

Lý Thế Dân nhiều lần bị chế nhạo, cũng có chút căm tức. Y trợn mắt nhìn thẳng Lý Kiến Thành nói:
- Chẳng lẽ ý của hoàng huynh là, muốn đem gia quyến của tù binh đưa cho quân Tùy, chuộc lại những binh lính đã bị bắt?

- Ta không có nói như vậy, ta chỉ muốn phản đối việc dùng vũ lực đoạt lại hai quận. Nên trước nghe điều kiện của Dương Nguyên Khánh rồi quyết định sau.

Nói đến đâ không để ý tới Lý Thế Dân nữa, mà khom người thi lễ trước Lý Uyên nói:
- Phụ hoàng, nhi thần đề cử Trần tướng quốc làm người chủ trì đàm phán, đại biểu cho Đại Đường, thương lượng việc trao trả tù binh.

Lý Thế Dân không chút nào yếu thế, cũng khom người nói:
- Phụ hoàng, Bùi tướng quốc và Dương Nguyên Khánh đã từng quen biết. Ông ấy thích hợp với việc đàm phán với triều Tùy hơn. Nhi thần đề cử ông ấy làm chủ trì đàm phán.

Hai người huynh đệ đều muốn tranh đoạt quyền đàm phán với triều Tùy. Trong lòng hai người đều hiểu rõ, nếu phụ hoàng cho gọi năm vị tướng quốc đến ngự thư phòng thương lượng, chắc hẳn người chủ trì đàm phán phải nằm trong số họ.

Trước mặt, thế lực của hai huynh đệ có thể coi là ngang nhau. Từ sau khi Lưu Văn Tĩnh bị giết, gia tộc Đậu thị liền được nhập vào làm tướng quốc, chức Hộ Bộ Thượng Thư do Đậu Tấn nhậm chức, đồng thời đảm nhiệm chức Thượng Thư Hữu Phó Xạ.

Mà Đậu gia thì ủng hộ Lý Thế Dân. Hơn nữa, Bùi Tịch còn là người ủng hộ trung kiên nhất của Lý Thế Dân. Như vậy, trong bộ máy chính quyền triều đinh, Lý Thế Dân đã đạt được sự cân bằng với Lý Kiến Thành. Đây cũng là nguyên nhân mà Lý Uyên đem quyền phân phối quân sự của hai quận Ba Thục và Hán Trung đưa cho Lý kiến Thành. Lý Uyên muốn Lý Kiến Thành cũng có sự cần bằng trong quân đội.

Thế lực chính trong triều của Lý Kiến Thành là Trần Thúc Đạt và Độc Cô Chấn. Mà Tiêu Vũ là phái trung gian. Mặc cho thế lực của hai huynh đệ cân bằng, nhưng thế lực quan văn trong triều đình, Lý Kiến Thành vẫn chiếm ưu thế lớn.

Gần như có bảy phần quan văn là ủng hộ Lý Kiến Thành.

Lý Uyên trầm tư một lát, liền chậm rãi nói:
- Mặc kệ Dương Nguyên Khánh chiếm lĩnh quận Nam Dương và quận Tích Dương là có mưu đồ gì, thì việc đàm phán vẫn phải hoàn thành. Trẫm cho rằng việc đàm phán lần này nên giao cho Tiêu tướng quốc. Tiêu tướng quốc là người có nhiều kinh nghiệm. Trần tướng quốc và Bùi tướng quốc cũng được, nhưng riêng về kinh nghiệm thì không bằng.

Lý Uyên đưa ra một chiêu hòa giảng, không thiên hướng về bên nào, mà phái vị trung gian là Tiêu Vũ đi đàm phán. Kỳ thực, Tiêu Vũ chỉ có ý nghĩa đại biểu, những quyết sách vẫn nằm trong tay của Lý Uyên.

…………

Lúc này Dương Nguyên Khánh tiến vào cảnh nội của nhà Đường. Trước mắt hắn chính là phía bắc quận Hội Ninh, là một mảnh đất nằm ở phía đông sông Hoàng Hà. Nơi đây có địa hình là rừng núi, ở giữa là những mảng bình nguyên cùng sa mạc. Đất đai rất là cằn cỗi, nhân khẩu lại thưa thớt.

Nhưng đây cũng là đường hành lang đi đến Hà Tây. Lướt qua phía tây Hoàng Hà là tới quận Võ Uy, là nơi có nhiều thương nhân lui tới.

Quân Đường trú binh ở nơi này ước chừng có hơn ngàn người. Ngoại trừ vài tòa thú bảo, đóng quân chủ yếu đều tập trung ở huyện Hội Ninh. Tuy nhiên lúc này, một ngàn đóng quân toàn bộ đã đầu hàng triều Tùy.

Bùi Hành Nghiễm dẫn mười ngàn kỵ binh Tùy đột nhiên đánh tới, khiến quân Đường ở nơi này không có chỗ có thể trốn, chỉ đành phải đầu hàng. Đến khói lửa cảnh báo cũng chưa kịp đốt.


Quận Hội Ninh là trọng điểm thị sát lần này của Dương Nguyên Khánh Trong một ít trí nhớ từ kiếp trước, hắn biết gần huyện Hội Ninh là có một dãy núi, trong dãy núi có chứa rất nhiều của cải. Ở hậu thế, vùng này được đổi tên là Bạch Ngân, lấy tên của một loại kim loại nặng.

Đáng tiếc lúc ban đầu hắn quên mất chuyện này, không có đoạt lấy quận Hội Ninh. Một mực cho đến về sau, lúc hắn nghĩ tới việc tìm mỏ bạc, mới có quan viên nói cho hắn biết, quận Hội Ninh từ thời Hán đã được coi là nơi sản xuất bạc trắng. Mới khiến hắn nhớ tới nơi này là mỏ quặng lớn ở hậu thế.

Thời này, Đường triều khai thác mỏ đồng là ở Hán Trung và Ba Thục, đội tìm mỏ còn chưa chạm đến quận Hội Ninh. Dương Nguyên Khánh phải vượt trước Đường triều, cướp lấy chỗ mỏ giàu khoáng sản này.

Người dẫn đường cho Dương Nguyên Khánh là một vị huyện úy của huyện Hội Ninh. Tên ông ta là Trương Phóng Nông, tuổi tầm bốn mươi, là dân bản xứ. Cho nên ông ta rất quen thuộc đường đi ngõ tắt cùng địa lý nơi đây.

Ông ta chỉ vào mấy dãy núi trụi lủi phía xa nói:
- Mấy ngọn núi kia, dân bản xứ gọi là núi Long Bảo. Rất nhiều dân bản xứ ở đấy đều làm nghề tinh luyện kim loại thô. Đại khái là vào năm Khai Hoàng thứ chín, Văn Đế cấm tư nhân luyện quặng, nên một số hầm quặng bị bỏ hoang. Về sau cũng không thấy quan phủ khai thác mỏ ở đây.

Dương Nguyên Khánh ngắm nhìn dãy núi phía xa xa. Đó cũng không phải là dãy núi có nhiều cây cối. Phần lớn những dãy núi này đều là đất đá, thực vật cũng ít sinh trưởng. Cả dãy núi đều hiện lên màu xanh đỏ.

Việc khai thác mỏ kim loại của triều Tùy sớm nhất là ở quận Diêm Xuyên. Tuy nhiên ở đó chủ yếu khai thác là quặng sắt, mỏ đồng không có nhiều lắm. Cho nên một khi khai thác xong mỏ, bọn họ phải tìm công việc khác để làm.

Mấy dãy núi thuộc quận Hội Ninh này là nơi có giàu tài nguyên đồng, là thứ mà hắn hiện giờ rất cần. Quan trọng hơn, nơi này còn nương tựa vào Hoàng Hà, có thể lợi dụng Hoàng Hà để vận chuyển khoáng thạch đi quận Linh Võ để tinh luyện kim loại.

Dương Nguyên Khánh gật gật đầu hỏi:
- Các quan viên trong công bộ và Thiếu Phủ đã có thu hoạch gì chưa?

Trước khi Dương Nguyên Khánh rời đi Thái Nguyên, hắn đã phái các quan viên trong Công Bộ và Thiếu Phủ dẫn thợ thủ công đến nơi này tìm mỏ khoáng sản. Nghe nói đã có thu hoạch.

Lúc này, một gã quan viên tiến lên khom người bẩm báo:
- Khởi bẩm điện hạ, chúng ta đã tìm được một mỏ bạc và hai mỏ đồng. Bất kể là hàm lượng đồng hay bạc, đều vô cùng phong phú. Hơn nữa quận Linh Võ còn chứa nhiều than đá, hoàn toàn có thể tinh luyện kim loại ngay tại nơi đây.

Bùi Hành Nghiễm có chút lo lắng nói:
- Nhưng điện hạ, nơi này dù sao cũng là trong địa phận của Đường triều. Ty chức lo lắng Đường triều không từ bỏ ý đồ.

Dương Nguyên Khánh lại thản nhiên cười:
- Yên tâm đi! Ta sẽ khiến Lý Uyên phải ngoan ngoãn cắt nhường quận Hội Ninh cho ta.
Một vị quan viên Công Bộ chỉ đường cho Dương Nguyên Khánh đến một dãy núi dài chừng mười dặm. Đây là một dãy núi có lốm đốm màu xám bạc cùng màu nâu của đất. Có thể nhìn rõ ràng mỏ đồng và mỏ bạc nằm nằm lồ lộ ở trên. Mà bên trái là một nhánh sông, tên là Tổ Lệ, trực tiếp đổ vào Hoàng Hà. Chiều rộng của sông chừng mấy trượng. Bởi vì nơi này là hạ du, nước sông rất sâu, có thể cho thuyền lớn ngàn thạch đi qua.

Dương Nguyên Khánh dùng roi ngựa chỉ hướng con sông, hỏi Trương Phóng Nông:
- Con sông này cách Hoàng Hà còn xa lắm không? Thuyền có khả năng đi qua?

- Hồi bẩm điện hạ, nơi này cách Hoàng Hà còn có hai mươi dặm. Ra thung lũng này, đi về phía trước vài dặm là huyện Lương Xuyên, thành của huyện tựa vào Hoàng Hà mà xây. Con sông đi qua huyện rồi đổ vào Hoàng Hà.

Nói tới đây, Trương Phóng Nông nhặt lên một tảng đá nhìn kỹ một chút, đưa cho Dương Nguyên Khánh cười nói:
- Trước đây mọi người hay tới nơi này ‘Nhặt vàng’, kỳ thực chính là nhặt những khối đồng. Điện hạ, nơi này đúng là một mỏ đồng lộ thiên.

Dương Nguyên Khánh tiếp nhận khối đồng, chỉ cảm thấy khối đồng nặng trịch, có màu vàng đỏ hiện lên. Quả nhiên là một mỏ đồng lộ thiên. Hắn gật gật đầu, lại hỏi:
- Những mỏ đồng lộ thiên như vậy có nhiều không?

- Trước kia, trên khắp bãi sông đều có. Nhưng sau bị nhiều người lấy, nên càng ngày càng ít. Tuy nhiên trên núi vẫn còn có. Phỏng chừng khối đồng này chính là lăn từ trên núi xuống.

Dương Nguyên Khánh ngẩng đầu nhìn hướng đỉnh núi. Trong lòng hắn thầm nghĩ, tòa dãy núi cực lớn này còn có thể khai thác ít nhất phải một ngàn năm, hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu đúc tiền của Đại Tùy. Trong lòng hắn có chút hưng phấn.

Bọn họ dần đi tới một cái lều dựng bằng đá và nhánh cây. Hai mươi mấy người thợ thu công tinh luyện kim loại đang bận rộn. Bọn họ là được điều tới từ quận Linh Võ, với nhiệm vụ chính là tinh luyện kim loại khoáng thạch, xem xét số lượng khoáng thạch đồng và bạc.

Dương Nguyên Khánh xoay người xuống ngựa, đi đến gần lều. Đứng ở trước lều là mấy quan viên trong Công bộ. Người cầm đầu đúng là Công bộ Thị lang Lý Xuân.

Nguồn: tunghoanh.com/thien-ha-kieu-hung/quyen-11-chuong-853-msNaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận