Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2016 - 2017 tổng hợp đề kiểm tra học kì I lớp 10 môn Văn của nhiều trường THPT trong cả nước. Đề thi môn Văn có đáp án đi kèm, giúp các ôn tập các kiến thức tiếng Việt; nhớ được nội dung khái quát của một văn bản đã học, từ đó biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận văn học. Chúc các bạn học tốt.
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I |
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC | Môn: Ngữ văn – Lớp: 10 |
Năm học: 2016-2017 | Thời gian: 90 phút |
I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
MƯỜI CÁI TRỨNG
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
(Ca dao Bình Trị Thiên)
Câu 1: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 1.
Câu 3: Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây?
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng):
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
II. Phần Làm văn: (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
I. Đọc Hiểu (3đ)
1. Liệt kê/lặp từ/ lặp cấu trúc ngữ pháp (cú pháp)/tăng cấp (tăng tiến)/ẩn dụ...
(HS có thể kể một trong các biện pháp tu từ trên)
2. - Tác dụng của liệt kê, lặp từ, lặp câu trúc, tăng cấp: Liệt kê và nhấn mạnh nỗi khổ của người lao động xưa.
- Biện pháp ẩn dụ: "Trứng ung" – những mất mát liên miên xảy ra đối người lao động.
=> Hình ảnh tượng trưng về nỗi khổ của người lao động xưa.
(HS có thể chọn một biện pháp nghệ thuật, chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó và nêu đúng tác dụng).
3. - Câu ca dao là lời tự động viên mình của người lao động xưa.
- Là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn lạc quan, tin tưởng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.
(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo một trong hai nội dung trên)
4. - Nội dung: HS có thể nói về một trong các thông điệp sau:
- Hình thức:
(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo thể hiện suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về một thông điệp gợi ra từ câu ca dao)
II. Phần Tập làm văn (3đ)
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (0,25)
2. Xác định được vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão. (0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
MB (0,5)
TB
KB: Nhận xét đánh giá: Con người và thời đại nhà Trần (Thời đại Đông A) thật gần gũi, đẹp đẽ. (0.5)
4. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. (0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu trong tiếng Việt. (0,25)
SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT TRẠI CAU | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn; Lớp: 10 (Chương trình cơ bản) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề |
ĐỀ SỐ: 2
Câu 1 (4,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
a.(1đ) Hãy xác định tên bài thơ, tên tác giả trong đoạn thơ trên?
b. (1đ) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong câu thơ sau: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
c. (2đ) Từ hai câu thơ sau:
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
Viết một đoạn văn ngắn (10 đến 15 câu) suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên trong xã hội hiện nay.
Câu 2 (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi.
Câu 1 (4,0 điểm)
a. - Tên bài thơ: Tỏ lòng (Thuật hoài) (0,5đ)
- Tên tác giả: Phạm Ngũ Lão (0,5đ)
b. - NT: so sánh, phóng đại: ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu. (0,25đ)
- Tác dụng: (0,75đ)
-> Hình ảnh quân đội nhà Trần hiện lên sôi sục khí thế quyết chiến quyết thắng, đó là sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta.
(HS diễn đạt thêm)
c. HS viết thành đoạn văn và phải đảm bảo nội dung sau:
"Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu"
Câu 2 (6,0 điểm) Phân tích bài thơ "Cảnh ngày hè" (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi.
1. Yêu cầu về kĩ năng:
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở kiến thức về nhà văn, về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý sau:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: (0,5đ)
2. * Bức tranh thiên nhiên ngày hè:
-> Nhận xét: Bức tranh chân thực mang nét đặc trưng của mùa hè ở thôn quê, kết hợp hài hòa đường nét và màu sắc. Bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống (nguồn sống ấy được tạo ra từ sự thôi thúc tự bên trong, đang ứ căng, tràn đầy trong lòng thiên nhiên vạn vật, khiến chúng phải "giương lên", "phun" ra hết lớp này đến lớp khác. (0,5đ)
* Bức tranh cuộc sống sinh hoạt và tấm lòng với dân, với nước.
-> Bức tranh miêu tả cuối ngày nhưng không gợi cảm giác ảm đạm. Bởi ngày sắp tàn nhưng cuộc sống không ngừng lại, thiên nhiên vẫn vận động với cuộc sống dồi dào, mãnh liệt, bức tranh thiên nhiên vẫn rộn rã những âm thanh tươi vui. (0,25đ)
3. Bài thơ cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc: yêu thiên nhiên và luôn nặng lòng với dân với nước. (0,5đ)
Mời các bạn tải tài liệu về để xem được bản đầy đủ.