Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017 được sưu tầm, tổng hợp các bộ đề ôn tập có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 theo TT 22 kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức cơ bản đặt nền móng vững chắc cho các lớp về sau, đồng thời cũng là tài liệu để các thầy cô giáo tham khảo ra đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5. Sau đây mời thầy cô cùng các em cùng tham khảo, tải về xem bản đầy đủ.
A. PHẦN ĐỌC:
a. Đọc thành tiếng:
Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút)
Đoạn 1: "Một sớm chủ nhật ............có gì lạ đâu hả cháu" Bài Chuyện một khu vườn nhỏ sách TV5 tập 1 trang 103.
Đoạn 2: "Sự sống cứ tiếp tục ............nhấp nháy vui mắt" Bài Mùa thảo quả sách TV5 tập 1 trang 114.
Đoạn 3: "Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài" Bài Hành trình của bầy ong sách TV5 tập 1 trang 118.
Đoạn 4: "Nhờ phục hồi ............vững chắc đê điều" Bài Trồng rừng ngập mặn sách TV5 tập 1 trang 129.
Đoạn 5: "Học thuộc lòng ba khổ thơ cuối bài" Bài Hạt gạo làng ta sách TV5 tập 1 trang 139.
Đoạn 6: "Y Hoa đến bên gài Rok ............xem cái chữ nào" Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách TV5 tập 1 trang 144, 145.
Đoạn 7: "Hải Thượng Lãn Ông ............cho thêm gạo, củi" Bài Thầy thuốc như mẹ hiền sách TV5 tập 1 trang 153.
Đoạn 8: "Khách đến xã Trịnh Tường ............đất hoang trồng lúa" Bài Ngu Công xã Trịnh Tường sách TV5 tập 1 trang 164.
b. Đọc thầm bài văn sau:
Trò chơi đom đóm
Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!
Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì?
A. Dùng đom đóm làm đèn
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê
Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết?
A. Anh nghe đài hát bài "Đom đóm" rất hay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài "Đom đóm".
C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài "Đom đóm".
Câu 3: Những từ nào trong câu "Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn tẻ nít nhà quê đâu có thú gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!" là đại từ?
A. Như thế B. Trẻ nít C. Đâu, gì, thế
Câu 4: Gạch chân dưới những từ ngữ làm chủ ngữ trong câu sau "Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi."
A. Tuổi thơ, những trò nghịch ngợm hồ nhiên
B. Những trò nghịch ngợm
C. Tuổi thơ qua đi
Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm?
A. Rất nhớ B. Rất yêu thích C. Cả a và b đều đúng
Câu 6: Từ "nghịch ngợm" thuộc từ loại:
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 7: "Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra". Tìm từ đồng nghĩa với từ " khoét".
Câu 8: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên.
A. PHẦN ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (1 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút).
...................................................................................................
Đoạn: "Một sớm chủ nhật ............có gì lạ đâu hả cháu". Bài Chuyện một khu vườn nhỏ - sách TV5 tập 1 - trang 103.
....................................................................................................
Đoạn: "Sự sống cứ tiếp tục ............nhấp nháy vui mắt". Bài Mùa thảo quả sách TV5 tập 1 - trang 114.
....................................................................................................
Đoạn: "Nhờ phục hồi ............vững chắc đê điều". Bài Trồng rừng ngập mặn sách TV5 tập 1 - trang 129
....................................................................................................
Đoạn: "Y Hoa đến bên gài Rok ............xem cái chữ nào". Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách TV5 tập 1 - trang 144, 145.
....................................................................................................
II/ Đọc thầm và làm bài tập (Khoảng 15 – 20 phút)
Cho đoạn văn sau:
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
Theo Mai Văn Tạo
Khoanh vào ý đúng nhất
Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Dữ dội, kéo dài.
b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.
Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? (0.5 điểm)
a. Tháng hai, tháng ba.
b. Tháng ba, tháng tư.
c. Tháng tư, tháng năm.
Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Cây đước.
b. Cây bình bát.
c. Cây bần.
Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? (0.5 điểm)
..............................................................................................................................................................................
Câu 5: Từ "Xanh rì" thuộc từ loại nào? (0.5 điểm)
a. Danh từ
b. Động từ
c. Tính từ
Câu 6: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận chủ ngữ là: (0.5 điểm)
a. Nhà cửa dựng dọc.
b. Nhà cửa.
c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh.
Câu 7: Trong đoạn văn "Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất" có mấy từ láy? (0.5 điểm)
a. 2 từ (Đó là: .....................................................)
b. 3 từ (Đó là: .....................................................)
c. 4 từ (Đó là: .....................................................)
Câu 8: Từ "Nhà" trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)
a. Nhà tôi có ba người.
b. Nhà tôi vừa mới qua đời.
c. Nhà tôi ở gần trường.
A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc tiếng (2 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc sau:
Bài: Thư gửi các học sinh - Trang 4 (từ Ngày hôm nay.........nghĩ sao)
Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác
Bài: Những con sếu bằng giấy - Trang 36 (từ Em liền lặng lẽ gấp sếu..... hòa bình)
Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ nguyện vọng hòa bình?
Bài: Một chuyên gia máy xúc - Trang 45 (từ Chiếc máy xúc.... công trường)
Hỏi: Dáng vẻ của A - lếch - xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy phải chú ý?
Những người bạn tốt - Trang 64 (từ đầu ............. trở về đất liền)
Hỏi: Vì sao nghệ sĩ A- ri - ôn phải nhảy xuống biển?
Bài: Cái gì quý nhất? Trang 85 (từ Nghe xong thầy mỉm cười rồi nói........ vô vị mà thôi)
Hỏi: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
Bài: Đất Cà Mau - Trang 89 (từ Cà Mau đất xốp.............thân cây đước)
Hỏi: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ - Trang 102 (Đọc từ đầu đến ...không phải là vườn!)
Hỏi: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Bài: Mùa thảo quả - Trang 113 (Đọc từ Sự sống..... hết bài)
Hỏi: Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
Bài: Trồng rừng ngập mặn - Trang 128 (từ nhờ phục hồi rừng......... vững chắc đê điều)
Hỏi: Nêu tác dụng của việc phục hồi rừng ngập mặn?
Bài: Chuỗi ngọc lam - Trang 134 (Đọc từ đầu đến người anh yêu quý)
Hỏi: Tại sao cô bé Gioan lại dốc hết số tiền tiết kiệm để mua tặng chị chuỗi ngọc lam?
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo - Trang 144 (Đọc từ đầu đến một nhát thật sâu vào cột)
Hỏi: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư lênh để làm gì?
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện - Trang 158 (Đọc từ Cụ Ún làm nghề thầy cúng..........mới chịu đi)
Hỏi: Khi mắc bệnh cụ Ún đã tự chữa bệnh bằng cách nào?
II. Đọc thầm và làm bài tập sau: (3 điểm).
Đọc thầm và làm bài tập sau:
Thầy thuốc như mẹ hiền
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận."
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Suốt đời, Lãn Ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH
* Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái (từ câu 1 đến câu 4) trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Thầy thuốc trong bài có tên là:
A. Thượng Hải Lãn Ông
B. Hải Thượng Lãn Ông
C. Hai Thượng Lan Ông
Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là:
A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì.
B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì.
C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
Câu 3. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
A. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra.
B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó.
C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai.
Câu 4. Tìm đại từ trong câu: "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.
A. người bệnh
B. người
C. tôi
Câu 5. Đặt câu với cặp từ biểu thị quan hệ tương phản "Tuy - nhưng":
Câu 6: Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào?
"Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương."
II. Phần viết:
1. Chính tả: (Nghe-viết) (15-20 phút)
Kì diệu rừng xanh
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu.
2. Tập làm văn: (30 Phút)
Đề bài: Hãy tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ ...) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.