Hỏi đáp: rnXin chào Bác sĩ !rnNăm nay tôi 53 tuổi. Vào năm 2007 tôi đi xét nghiệm thì kết quả đường huyết cao khoảng 9 mmol/l. Từ đó đến nay, ng&agra...
rnXin chào Bác sĩ !rnNăm nay tôi 53 tuổi. Vào năm 2007 tôi đi xét nghiệm thì kết quả đường huyết cao khoảng 9 mmol/l. Từ đó đến nay, ng&agra...
Câu hỏi
rnXin chào Bác sĩ !rnNăm nay tôi 53 tuổi. Vào năm 2007 tôi đi xét nghiệm thì kết quả đường huyết cao khoảng 9 mmol/l. Từ đó đến nay, ngày nào tôi cũng uống thuốc theo toa của BS khám bệnh ở bảo hiểm y tế gồm : thuốc hạ đường huyết, tim, huyết áp, mở... Điều lo lắng của tôi là thời gian uống thuốc quá dài và tiếp tục uống nũa cho đến hết đời thì có để lại hậu quả nào không ? Mong được Bác sĩ tư vấn.rnChân thành cảm ơn ! rn
Tất cả thuốc điều trị bệnh tiểu đường đều làm giảm đường máu nhưng khi được dùng không thích hợp ( dùng liều quá cao hoặc bệnh nhân bỏ bữa ăn) có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết – nghĩa là đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không có các biện pháp thích hợp làm tăng đường máu trở lại (ăn uống thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê. Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp tránh tình trạng tăng đường huyết hoặc hạ đường huyêt đột ngột, tránh ăn kiêng quá mức.
- Dị ứng thuốc: Biểu hiện bằng ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt khi gặp những dấu hiệu như vậy người bệnh nên dừng thuốc và quay trở lại với bác sĩ điều trị để được đổi thuốc hoặc thay đổi liều dùng.
- Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng hoặc đi tiêu chảy (metformin – Glucophage). Tác dụng phụ này có thể tránh được khi sử dụng với liều thấp hơn và uống sau khi ăn. Nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và bị tiêu chảy sau khi đã sử dụng đúng theo khuyến cáo, chắc chắn đành phải ngưng uống metformin.Trường hợp bệnh nhân uống acarbose (Glucobay), vì thuốc này làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường trong lòng ruột, do vậy sẽ có cảm giác đầy chướng bụng. Tác dụng phụ này không gây vấn đề nghiêm trọng lâu dài, nó có thể đỡ hoặc không còn khi giảm liều thuốc (hoặc là ngưng sử dụng thuốc).
- Tác dụng phụ trên gan, thận: khi uống sulphonylurea hoặc chất ức chế DPP-IV. Có thể phát hiện dễ dàng bằng xét nghiệm máu đơn giản. Những tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng uống thuốc.
- Giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim. Do vậy, những thuốc này (rosiglitazone và pioglitazone) không được dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim. Để đảm bảo sức khỏe và tránh được tác dụng phụ của thuốc trị bệnh tiểu đường anh cần sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ và kết hợp đi khám định kỳ. Khi kiểm soát đường huyết tốt anh sẽ ít bị biến chứng mắt, thận, thần kinh, đái tháo đường. Những biến chứng này không những làm giảm tuổi thọ người bệnh mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh đái tháo đường.