Hỏi đáp: Bác sĩ cho em hỏi, em năm nay 23 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của em cũng tương đối đều đặn nhưng không hiểu vì sao tháng nào tới chu kỳ kinh nguyệt là em cũng bị ...
Bác sĩ cho em hỏi, em năm nay 23 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của em cũng tương đối đều đặn nhưng không hiểu vì sao tháng nào tới chu kỳ kinh nguyệt là em cũng bị ...
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi, em năm nay 23 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của em cũng tương đối đều đặn nhưng không hiểu vì sao tháng nào tới chu kỳ kinh nguyệt là em cũng bị đau bụng kinh không thể chịu nỗi,đau đến nỗi tái cả mặt,e có dùng Cao Ích Mẫu nhưng không khỏi nên tháng đến chu kỳ kinh nguyệt e cũng phải uống thuốc giảm đau DOLFENAL.Xin bác sĩ cho e hỏi như vậy có nguy hiểm gì không và có uống thuốc đó có bị vô sinh không?
Hiện tượng đau bụng kinh ở phụ nữ rất thường gặp. Hành kinh là do sự bong tróc nội mạc tử cung theo chu kỳ. Đau bụng khi có kinh là do sự co thắt của tử cung mạnh, để tống xuất máu kinh ra ngoài.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng hành kinh có thể quy về mấy phương diện sau:
- Sự co thắt quá độ của tử cung: Áp lực co thắt tử cung của người đau bụng hành kinh và người bình thường cơ bản là giống nhau. Nhưng do sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.
- Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy, huyết áp cao là nhân tố quan trọng tạo thành sự co thắt không bình thường của tử cung.
- Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Chất Prostaglandin E2 (PGE2) làm co thắt cơ tử cung. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh hàm lượng PG trong máu người đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Trong một cơ thể, hàm lượng PGE2 và PGF2a cũng khác nhau, tỷ lệ GPF2a/PGE2 không tương đồng ở những khoảng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những kích thích đó có thể dẫn đến sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, gây đau đớn.
Ở người bị chứng lạc nội mạc tử cung, quan hệ giữa chứng đau bụng hành kinh và hàm lượng PG càng rõ ràng. Hàm lượng PGF2a trong huyết thanh và dịch khoang bụng của họ cao hơn người không đau bụng hành kinh.
Bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau đây để giảm chứng đau bụng kinh mỗi tháng: Chườm nước nóng, đắp gừng tươi, massage nhẹ...
Tình trạng đau đớn quá mức khi có kinh nguyệt bạn cũng nên đi khám, như bạn biết đau bụng kinh có thể do lạc nội mạc tử cung gây ra. Trên thị trường có sản phẩm Phụ Lạc Cao giúp hỗ trợ điều trị đau bụng kinh và lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Kết quả nghiên cứu trên 50 bệnh nhân cho thấy: Đối với bệnh nhân chưa phẫu thuật, thì sau 3 tháng điều trị duy nhất bằng Phụ Lạc Cao, có tới 93,3% bệnh nhân giảm rõ rệt các triệu chứng đau bụng kinh, đau vùng hạ vị…, trong đó 26,7% hết đau hoàn toàn.