Hỏi đáp: Chào GS: rnGS cho em hỏi mỗi lần đến tháng em lại bị đau thắt bụng dưới vào ngày đầu tiên,kèm theo những hiện tượng như:chóng mặt,người lạnh toát,chảy mồ hôi,chân tay bủn rủn không thể đứng vững.rnEm ...

Chào GS: rnGS cho em hỏi mỗi lần đến tháng em lại bị đau thắt bụng dưới vào ngày đầu tiên,kèm theo những hiện tượng như:chóng mặt,người lạnh toát,chảy mồ hôi,chân tay bủn rủn không thể đứng vững.rnEm ...

Câu hỏi

Chào GS: rnGS cho em hỏi mỗi lần đến tháng em lại bị đau thắt bụng dưới vào ngày đầu tiên,kèm theo những hiện tượng như:chóng mặt,người lạnh toát,chảy mồ hôi,chân tay bủn rủn không thể đứng vững.rnEm có đi khám và bác sĩ bảo không việc gì, nhưng em đọc báo thấy đau bụng kinh thì trường hợp bị đau thắt có thể là nguy cơ tiềm ẩn của 1 bệnh nào đó nên em rất lo. Xin bác sĩ tư vấn cho em.Em xin cảm ơn.
Nguyễn Linh
Sức khỏe

Trả lời

 

Chào bạn.

Hiện tượng đau bụng kinh ở phụ nữ rất thường gặp. Hành kinh là do sự bong tróc nội mạc tử cung theo chu kỳ. Đau bụng khi có kinh là do sự co thắt của tử cung mạnh, để tống xuất máu kinh ra ngoài.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng hành kinh có thể quy về mấy phương diện sau:

- Sự co thắt quá độ của tử cung: Áp lực co thắt tử cung của người đau bụng hành kinh và người bình thường cơ bản là giống nhau. Nhưng do sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

- Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy, huyết áp cao là nhân tố quan trọng tạo thành sự co thắt không bình thường của tử cung.

- Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Chất Prostaglandin E2 (PGE2) làm co thắt cơ tử cung. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh hàm lượng PG trong máu người đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Trong một cơ thể, hàm lượng PGE2 và PGF2a cũng khác nhau, tỷ lệ GPF2a/PGE2 không tương đồng ở những khoảng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những kích thích đó có thể dẫn đến sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, gây đau đớn.

Ở người bị chứng lạc nội mạc tử cung, quan hệ giữa chứng đau bụng hành kinh và hàm lượng PG càng rõ ràng. Hàm lượng PGF2a trong huyết thanh và dịch khoang bụng của họ cao hơn người không đau bụng hành kinh.

Trương hợp của bạn được coi là thống kinh, bạn nên lưu ý để đến cơ sở y tế có chuyên khoa sản - phụ thăm khám, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan đến thống kinh và có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không. 


Để hạn chế tình trạng đau bụng và tình trạng khó chịu mỗi khi đến chu lkif kinh nguyệt, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

Chườm nước nóng: Dùng khăn bông dấp nước ấm và chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài. Ngoài ra, có thể dùng chai thủy tinh nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng.

 

- Đắp gừng tươi: Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.

 

- Dán cao hoặc xoa dầu: Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.

 

- Massage nhẹ: Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

 

Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh, bạn nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, chua...

 

Lưu ý thêm, vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày thường có hiện tượng trương hơi, gây khó chịu cho bạn


Chúc bạn sức khỏe.

tuvansuckhoe24h.com.vn
01/02/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/10519/Chao-GS-rnGS-cho-em-hoi-moi-lan-den-thang-em-lai-bi-dau-that-bu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận