Chào bác sĩ! Mẹ cháu bị tiểu đường đã 6 năm, mẹ 46 tuổi. Hơn một năm nay mặt mẹ cháu hay bị mờ, nhiều lúc k nhìn thấy, mẹ có đi khám v&ag...
Câu hỏi
Chào bác sĩ! Mẹ cháu bị tiểu đường đã 6 năm, mẹ 46 tuổi. Hơn một năm nay mặt mẹ cháu hay bị mờ, nhiều lúc k nhìn thấy, mẹ có đi khám và trình bày với bác sĩ tiểu đường theo bảo hiểm y tế ở bệnh viện tỉnh Gia Lai và uống thuốc tiểu đường đều đặn theo toa. Hiện tại, mẹ cháu đang vừa uống thuốc, vưa tiêm insulin ngày 2 lần tại nhà. Tuy nhiên vài tháng gần đây, dù lượng đường trong máu có giảm nhưng huyết áp mẹ tăng cao và mắt mẹ vẫn bị mờ và hay có dịch nhờn chảy ra! Cháu lo lắng lắm! Cho cháu hỏi: Mắt mẹ cháu bị như vậy có nặng lắm không? Phái điều trị như thế nào ạ? Cháu cảm ơn nhiều lắm!
Với bệnh nhân đái tháo đường, việc tăng đường máu trực tiếp gây tổn thương và phá hủy các mạch máu ở võng mạc. Võng mạc chính là nơi tập trung ánh sáng và là nơi có rất nhiều dây thần kinh. Võng mạc, giống như một cái máy quay phim, có thể ghi nhận lại tất cả các hình ảnh, nhưng khác với máy quay phim là nó còn có khả năng chuyển các hình ảnh này thành các tín hiệu điện tử mà não có thể nhận biết và giải mã được. Trong võng mạc có một vùng nhỏ có tác dụng ghi nhận những hình ảnh nhỏ, những chi tiết rất sắc nét gọi là hoàng điểm (macula). Võng mạc và hoàng điểm được nuôi dưỡng bởi nhiều mao mạch nằm ở trong và ở phía sau võng mạc.
Khi đường máu tăng phá hủy các mạch máu ở võng mạc sẽ gây ra bệnh võng mạc ĐTĐ, một trong những căn bệnh có nguy cơ gây mù cao cho người bệnh. Ngoài ra, các bệnh nhân ĐTĐ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh mắt khác như đục thủy tinh thể, glaucoma, tắc động mạch võng mạc...và cũng là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp.
Về mắt mẹ bạn cũng nên được khám chuyên khoa mắt để được khám và sử dụng thuốc ngăn chặn không làm tiến trình bệnh nặng lên. Mẹ bạn cần phải được sử dụng thuốc huyết áp để tránh bị bệnh tai biến tuy nhiên cũng vẫn phải kiểm soát đường huyết để tránh các biến chứng lên thận, hệ thần kinh và mạch máu....