Hỏi đáp: Muốn tách sổ đỏ khi chủ đất không cho mượn sổ

Muốn tách sổ đỏ khi chủ đất không cho mượn sổ

Câu hỏi

Năm 2003 mẹ tôi có mua một mảnh đất 126 m2 của ông A tại Thanh Trì - Hà Nội, khi mua bán có xác nhận của chính quyền UBND xã (trong giấy xác nhận, ông A có 126 m2 đất hợp pháp do ông cha để lại và bán lại cho mẹ tôi với giá 50.000.000 đồng). Tuy nhiên mảnh đất này là một phần của mảnh đất 400m2 đã có sổ đỏ và đứng tên ông B (ông B là anh ruột của ông A và mảnh đất này do tổ tiên để lại). Trước đó nhiều năm mảnh đất 126 m2 được ông B cho ông A (tuy nhiên chỉ là thỏa thuận cho miệng, không có giấy tờ xác nhận, tuy nhiên có bằng chứng cho việc này đó là việc ông A đã xây tường bao riêng mảnh đất 126m2 của mình). Hiện tại trên mảnh đất 126m2 này mẹ tôi đã xây dựng một căn nhà cấp 4 (năm 2006), và một căn nhà 2 tầng (năm 2008) và hiện gia đình tôi đang sống trong căn nhà này, không có va chạm hay xích mích gì với hàng xóm xung quanh. Khi xây dựng thì chúng tôi cũng chỉ báo cáo với trưởng thôn, nộp đủ các nghĩa vụ điện đường cho thôn. Tuy nhiên đến nay (2011) khi Mẹ tôi muốn mượn sổ đỏ của ông B để tiến hành tách sổ thì gia đình ông B gây khó dễ và không cho mượn. Vậy xin hỏi:
Đỗ Tiến Sinh
Pháp luật

Trả lời

1. Làm thế nào để tách được sổ đỏ?

Thứ nhất, theo như thông tin bạn cung cấp thì ông A được ông B cho mảnh đất có diện tích 126m2 chỉ trên cơ sở thỏa thuận miệng, không có giấy tờ xác nhận. Việc ông A xây tường rào bao quanh diện tích nói trên không phải căn cứ hợp pháp theo quy định của pháp luật để chứng tỏ quyền sở hữu. Như vậy, về mặt pháp lý thì quyền sở hữu mảnh đất có diện tích 400m2 này vẫn thuộc quyền của ông B (do ông B đang đứng tên trong sổ đỏ).

Thứ hai, việc mua bán được thực hiện giữa mẹ bạn và ông A sẽ bị coi là vô hiệu (không phải chủ sử dụng đất) vì vi phạm điều kiện về chủ thể ký kết hợp đồng.

Bên cạnh đó, việc mua bán được thực hiện vào năm 2003 nghĩa là luật áp dụng điều chỉnh giao dịch mua bán này là Luật Đất đai năm 1993. Theo khoản 2 Điều 31 Luật Đất đai năm 1993 thì thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại UBND huyện, ở đô thị làm tại UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, trong trường hợp này thì UBND xã xác nhận là không đúng thẩm quyền.

Thứ ba là việc mẹ bạn xây nhà vào năm 2006 và năm 2008 chỉ thông báo với trưởng thôn thì là chưa đủ. Không rõ bạn đã được cấp giấy phép xây dựng, đã ký ráp ranh với các hộ liền kề đề chứng tỏ đất không có tranh chấp hay chưa?

Qua những phân tích ở trên thì chúng tôi khuyên gia đình bạn không nên khởi kiện ra tòa mà thay vào đó nên sử dụng biện pháp thương lượng, hòa giải.

 Nếu gia đình bạn vẫn muốn khởi kiện thì nên trực tiếp tham khảo ý kiến pháp lý trước khi thực hiện việc khởi kiện.

2. Chi phí kiện tụng?

Trường hợp khởi kiện, bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà bạn có yêu cầu giải quyết.

Bạn có thể tham khảo mức án phí sơ thẩm đối với vụ kiện của bạn (nếu có) theo sau:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

 

Các văn bản liên quan:

Luật Kh&

Chuyên viên pháp lý - Cục Trợ giúp pháp lý
02/11/2014

Các mục liên quan:

Nguồn: www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=8271


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận