Hỏi đáp: Xác nhận người có công với cách mạng trong trường hợp thất lạc toàn bộ giấy tờ lý lịch

Xác nhận người có công với cách mạng trong trường hợp thất lạc toàn bộ giấy tờ lý lịch
Admin Portal
Pháp luật

Trả lời

 

Thực tế cho thấy, cụ Nguyễn Thị Hải tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, cụ lại bị thất lạc toàn bộ giấy tờ nên vẫn chưa được công nhận là cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa. Tuy nhiên, ông An vẫn có thể làm các thủ tục cần thiết đề nghị công nhận cụ Hải là cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa. Căn cứ vào quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP và Thông tư số 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28/5/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc hoàn thành xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ, UBND xã và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm giải quyết việc này cho gia đình cụ Hải, cụ thể, UBND xã phải căn cứ vào các xác nhận để làm thủ tục công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa, đó là: căn cứ xác nhận của Tỉnh uỷ xác nhận cụ Hải hoạt động trong thời kỳ tiền khởi nghĩa; căn cứ Lý lịch đảng viên của cụ Hải; căn cứ xác nhận của 2 người cùng hoạt động thời kỳ tiền khởi nghĩa và được hội nghị lão thành cách mạng ở địa phương thừa nhận.

Trong trường hợp cụ Hải không còn Lý lịch đảng viên do bị thất lạc giấy tờ, UBND xã có thể hướng dẫn ông An bổ sung thêm vào hồ sơ “Xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ về thời gian hoạt động cách mạng của cụ Hải”. Khi đó, ông An có thể gửi bản khai đến Hội phụ nữ tỉnh Lạng Sơn đề nghị cơ quan này xác nhận thời gian hoạt động của cụ Hải trước Cách mạng tháng Tám.
Trình tự, thủ tục giải quyết như sau:

- Tổ chức hội nghị lão thành cách mạng của xã để xác nhận việc cụ Hải có tham gia hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945 (căn cứ vào các hồ sơ, giấy tờ đã có);

- Tổ chức họp báo cáo Hội đồng xác nhận người có công của xã để xem xét, kết luận;

- Niêm yết công khai biên bản đề nghị xác nhận người có công tại trụ sở UBND xã. Sau 15 ngày, nếu không có khiếu nại thì hoàn thành việc xem xét, làm thủ tục hồ sơ và gửi lên UBND huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện).

UBND huyện kiểm tra, lập thủ tục hồ sơ trình xét cấp giấy chứng nhận và hoàn chỉnh hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục công nhận.

Khoản 3, khoản 4 Điều 36 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP quy định:

“Người hy sinh hoặc bị thương từ ngày 30/9/2005 trở về trước do một trong những trường hợp quy định tại Điều 3, Điều 11 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP mà chưa được xác nhận là liệt sỹ hoặc thương binh thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi.

Tiếp tục xem xét và công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, thương binh, liệt sỹ, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày với những hồ sơ đã hoàn thiện trước ngày Nghị định số 54/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và kết thúc trước ngày 30/9/2006”.

Đối với những hồ sơ chưa hoàn thiện hoặc những hồ sơ lập mới thì thực hiện theo hướng dẫn mới.

 

 

Các văn bản liên quan:

Nghị định 54/2006/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

Thông tư 09/2001/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn việc hoàn thành xác nhận Người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ

Admin Portal
02/11/2014

Nguồn: www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=4748


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận