Sách: Cà phê Hàng Hành (Tuyển truyện ngắn hay báo Văn Nghệ)

Cà phê Hàng Hành (Tuyển truyện ngắn hay báo Văn Nghệ)
58.000
53a6e4237f8b9a77248b4578

vi
368
14 x 20,5 cm

Mô tả

Tuyển tập truyện ngắn chọn lọc Cà phê Hàng Hành,  là món quà xứng đáng gửi tới bạn đọc, như sự chắt lọc một quá trình, với tính văn chương sắc nét, sôi động của một mảng sáng tác nhiều ấn tượng trong văn xuôi tiếng Việt năm qua.
 Trong không gian chủ yếu của lối trần thuật hiện thực, hướng tới các thể tài thời cuộc, tâm lý đời sống, tình yêu, và bắt đầu chạm tới cái bất ổn trong tâm thức, các nhà văn đã tiếp tục khắc họa đồng thời cái vừa bộn bề vừa chi li của hiện thực, nhưng quan trọng hơn, là cái mới mẻ trong diện mạo sáng tác của mình.
 Những phía khuất hơn, xa hơn của hiện thực địa lý cũng như tâm lý, những góc nhìn một thời còn được xem là cấm kỵ… nay phần nào đã được đồng hiện tương xứng trong thứ ánh sáng khoan dung, vì con người, mà chỉ có trải qua thời gian và nhiều mất mát, lắng vào những chứng nghiệm văn hóa, người ta mới đạt được.
 Nguyễn Huy Thiệp mới hơn, ở chỗ ông cập nhật nhiều thông tin cụ thể hơn trong giọng điệu nhuần nhuyễn của một thứ cảm hứng đời sống đang lệch khỏi quỹ đạo bình ổn. Khối u ( Trần Đức Tiến ) tiêu biểu cho loạt truyện ngắn gần đây của ông, lướt nhẹ như không vào cái huyền ảo, thông qua đối lập giữa cái bợt bạt rỗng tuếch của đời thường với cái phi lý kỳ lạ, để bắt đầu chạm tới tâm thức bất an trong đời sống hiện đại của con người. Thần nữ đi chân không ( Trần Thùy Mai ) giấu một thông điệp xã hội và suy cảm thân phận chặt chẽ đến từng tiểu tiết trong một ngụ ngôn cảm động, trau chuốt.
“Phát hiện của năm” là những cá tính văn chương mới mẻ: cái trực diện, sòng phẳng, sôi nổi, và đặc biệt là tinh thần dân chủ, độ lượng của Mc Ammond Nguyen Thi Tu khi phản tỉnh về đạo đức cũng như tình cảm của con người trong Lông ngỗng trắng. Triết lý con người u uẩn, mà tươi ròng qua những chi tiết vẫn còn ánh lên sắc máu, ánh thép, mùi ruộng vườn cháy ngút của những cuộc chiến tranh đau thương mà dân tộc vừa trải qua, nhìn từ cả hai phía, trong Buồn vui mấy lần của Nguyễn Đặng Mừng. Thụy Anh còn “mực tím” nhưng da diết và khoát đạt trong bộc lộ dòng cảm xúc, suy tưởng với Vĩnh biệt Lusia.
 Những sáng tác này là sự cố gắng cảm động để ghi lại một cách chân thực hơn, chân thực nhất có thể với cảm xúc, não trạng, những trôi dạt, vẫy vùng hay lắng lại… của tâm trí trong một thứ hiện thực văn chương xa rộng hơn cái mắt thấy hay cái được cho thấy.           
Và cũng có thể hiểu rằng, như vậy là mỗi người viết có truyện ngắn tới tay bạn đọc hôm nay, đều đang lặng lẽ lên đường…
 



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận