Sách: Kỹ thuật đo lường kiểm tra trong chế tạo cơ khí

Kỹ thuật đo lường kiểm tra trong chế tạo cơ khí
45.000
1970
53a6e4647f8b9acb248b4567

vi
19x27 cm

Mô tả

Cuốn Kỹ thuật đo lường kiểm tra trong chế tạo cơ khí cung cấp các kiến thức cơ sở kỹ thuật đo cho các kỹ sư chế tạo máy để khi giải quyết công nghệ sản xuất có thể đưa ra được quy trình công nghệ hợp lý, cókhả nǎng giải quyết vấn đề về kỹ thuật đo lường- kiểm tra chất lượng sản phẩm, hơn thế có thể thiết kế các gá lắp kiểm tả cho các trang bị công nghệ chế tạo sản phẩm, chọn được độ chính xác hợp lý cho phương pháp đo.

Cuốn sách trình bày các vấn đề cơ bản nhất của kỹ thuật đo mà không đi tỉ mỉ, cụ thể vào cấu tạo, hoạt động của dụng cụ đo nào.

Trọng tâm của cuốn sách dành cho những vấn đề phương pháp đo để xác định thông số hình học trong các chi tiết cơ khí. Ngoài ra, để phục vụ cho công tác nghiên cứu và thực nghiệm, cuốn sách còn trình bày các kiến thức cơ bản, tóm tắt về lý thuyết sai số và phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm, các kiến thức không thể thiếu trong công tác đo lường, kiểm tra sản xuất để đánh giá có tính chất thống kê chất lưọng sản phẩm, máy móc....

MỤC LỤC:

Chương 1: Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong đo lương

Mở đầu

Các khái niệm cơ bản trong kỹ thuật đo lường

Các nguyên tắc cơ bản trong khi đo

Chương 2: Phương pháp đo các thông số hình học và các chỉ tiêu chất lượng của chi tiết cơ khí

Phương pháp đo kích thước thẳng

Phương pháp đo kích thước góc

Phương pháp đo kích thước lỗ

Phương pháp đo kích thước lớn

Phương pháp đo kích thước tế vi

Phương pháp đo các thông số chỉ tiêu chất lượng chính của chi tiết cơ khí

Phương pháp đo các thông số của chi tiết ren

Phương pháp đo các thông số bánh răng

Phương pháp đo độ cứng bề mặt

Chương 3: Lý thuyết sai số - phương pháp xử lý kết quả đo thực nghiệm

Khái niệm về sai số đo và phân loại

Sai số ngẫu nhiên - Phương pháp tính các thông số đặc trưng

Sai số hệ thống - Phương pháp khử sai số hệ thống

Sai số thô - Các chỉ tiêu sai số thô

Xử lý kết quả đo gián tiếp

Độ chính xác và độ tin cậy của kết quả đo

Phương pháp xác định mối quan hệ thực nghiệm

Chương 4: Chọn phương án đo

Chọn phương pháp đo

Chọn độ chính xác của phương pháp đo

Chọn số lần đo

Phụ lục

Trân trọng giới thiệu!




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận