Sách: Người Gia Rai Ở Tây Nguyên

Người Gia Rai Ở Tây Nguyên
290.000
Tác giả: Nhiều Tác GiảBìa cứng. Xuất bản tháng 12/2012. NXB Thông TấnSố trang: 186. Kích thước: 20 x 20cm. Cân nặng: 820 gr
53a6e50d7f8b9aec248b4598

vi
186
20 x 20cm.

Mô tả

Suốt một thời kỳ lịch sử rất lâu dài, Tây Nguyên là vùng sinh sống của các bộ lạc độc lập và tự trị. Trong đó đông nhát, mạnh nhất, chặt chẽ nhất là người Gia Rai, sống ở vùng bắc Tây Nguyên.

 

Gia Rai là tên đồng bào tự gọi, cùng với các tên khác là Giơ rai, Chơ ray, Mthur, Tơ buăn. Tiếng nói của người Gia Rai thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo.

 

Ngưòi Gia Rai có các nhân vật rất đặc biệt gọi là P’tao Pui, P’tao Ia và P’tao Anghin, đó là Vua Lửa, Vua Nước và Vua Gió. Đây là những thủ lĩnh tinh thần và tâm linh rất độc đáo trong xã hội Gia Rai, đóng vai trò là người giữ mối quan hệ giữa thần linh và con người, giữa thế giới “bên trên” và xã hội trần thế.

 

Đồng bào Gia Rai có lịch sử gắn liền với sản xuất nương rẫy. Lễ tỉnh ruộng rẫy tổ chức vào lúc lúa đương thì con gái, cầu mong lúa xanh tốt tuơi nảy nhiều nhánh, cho nhiều thóc. Lễ nhập thóc vào kho cầu hồn lúa yên ổn trũ ngụ trong kho. Lễ cúng thần lớn nhất của họ là cúng thần một con trâu...

 

Cũng như người Ê đê, người Gia Rai có một kho tàng văn nghệ độc đáo và phong phú. Điều này thể hiện ở vốn văn học truyền miệng rất giàu có, ở kho tàng dân vũ và quân vũ, tiếp đến là sự đa dạng về nhạc cụ. Đó là đàn tơ rưng bằng giàn ống nứa treo trên dây đã thu hút hàng triệu thính giả trong và ngoài nước, rồi đàn Klông pút, đàn tưng nưng... Đặc biệt là bộ cồng chiêng đi kèm với trống cái bịt da khi tấu lên rất ấn tượng gợi lên không gian bao la hùng vĩ của Tây Nguyên.

 

Cuốn sách ảnh Người Gia Rai Ở Tây Nguyên với những hình ảnh và bài viết trong cuốn sách sẽ là minh chứng sinh động, chân thực về nguồn gốc lịch sử, bản sắc văn hóa, phong tục lễ hội của dân tộc Gia Rai. Cuốn sách sẽ cung cấp thông tin, tư liệu bổ ích đối với độc giả.




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận