TÔI KỂ CHUYỆN LOÀI VẬT ĐỂ GIÁO DỤC CON NGƯỜI- La Fontaine Cuốn sách gồm: Con công và nữ thần(dịch: Đinh thị Liêu), Sư tử và con muỗi(dich: Nguyễn Văn Vĩnh), Cây Sồi và cây Sậy(dịch: Xuân Diệu), Ve và Kiến(dịch: Nguyễn Văn Vĩnh). Ngụ ngôn La Fontaine luôn gần gũi và mang ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc. Con công và nữ thần, khuyên con người đừng đố kỵ, đừng thấy một lại đòi hai và so bì.Vì mỗi loài một phẩm chất. Sư tử và con muỗi, mỗi loài có một biệt tài chỉ vì một xích mích nhỏ mà “ Tức cùng sư tử trao liền chiến thư”, muỗi thắng vẻ vang nhưng nào ngờ “ Mạng nhện đâu lại kết ngang đường,/ Muỗi ta vướng phải ai thương.”. Chính vì vậy mà “Cuộc cạnh tranh có nhiều thù nghịch,/ Kẻ nhỏ thường nên kệnh kẻ to,/ Nhiều khi việc lớn chẳng lo,/ Mà ra chút việc nhỏ nhò chẳng xong.”. Cây sồi và cây sậy, cuộc trò chuyện làm ta hiểu rõ hơn làm người chớ cậy lớn mà khinh nhỏ, lợi ích khác nhau- hiểm hoạ cũng khác nhau... để trước cơn bão l
74d8
ớn: “Cây sồi đứng vững vàng; cây sậy cong mình cuốn,/ Nhưng trận gió càng mạnh thêm, lồng lộn,/ Đến nỗi nhổ cho bật cả dễ cây./ Đầu chạm tới mây và chân đụng xứ Diêm Vương dưới đất.”. Ve và kiến đó là bài học về tính chu toàn, biết lo xa để không có ngày như Ve: “ Vác miệng chịu khúm lúm,/ Sang chị kiến cho vay,/ Dăm ba hạt qua ngày.”. Ve lười lao động, suốt mùa hè chỉ ca hát đến khi “Đến kỳ gió bấc thổi,/ Nguồn cơn thật bối rối./ Một miếng cũng chẳng còn./ Ruồi bọ không một con.”. Đó là kết cụ của ve: “ Kiến rằng; -Xưa chú hát,/ Nay thử múa coi đây.”.