Sách: Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính - Ngân Hàng Trung Ương, Bong Bóng Tín Dụng Và Ảo Tưởng Về Thuyết Thị Trường Hiệu Quả

Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính - Ngân Hàng Trung Ương, Bong Bóng Tín Dụng Và Ảo Tưởng Về Thuyết Thị Trường Hiệu Quả
55.000
Tác giả: George Cooper. Dịch giả: Minh Khôi, Thủy NguyệtBìa mềm. Xuất bản tháng 10/2008. Số trang: 238. Kích thước: 13x20.5x1.3cm. Cân nặng: 240 gr

vi
238
13x20.5x1.3cm.

Mô tả

Cuốn sách này được viết ra như một câu trả lời cho cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay nhằm lý giải nguyên nhân tại sao nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng lại bị mắt kẹt trong đám bong bóng giá tài sản tưởng chừng như vô tận do các cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra. Cuốn sách miêu tả quá trình tạo nên những vòng quay lẩn quẩn này và sau đó, chỉ ra lý do đằng sau những sai lầm trong chính sách đã làm trầm trọng thêm những chu kỳ ấy.

Cuốn sách sẽ đưa ra những thảo luận sâu sắc hơn về cách chúng ta nên đổi mới các chính sách kinh tế vĩ mô và giúp đa số độc giả hiểu về tính bất ổn tài chính và ngân hàng trung ương. Nếu chúng ta có ý định phá vỡ các chu kỳ bùng vỡ (booms and busts) nguy hại, mọi chủ thể tham gia nền kinh tế cần nhận thức được chính xác vai trò và những giới hạn của các chính sách kinh tế vĩ mô. Các chính trị gia và người dân cần nhận thức rõ ràng việc áp dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa để ngăn chặn ngay lập tức những suy thoái kinh tế là điều không thể. Các ngân hàng trung ương nên quay trở lại với mục đích chính của mình là quản lý quá trình tạo tín dụng và cần phải học cách chung sống với những sức ép từ phía các chính trị gia cũng như từ khu vực kinh tế tư nhân đòi mở rộng việc bơm tín dụng không ngừng vào nền kinh tế.

Trọng tâm của cuốn sách này nằm ở lý luận rằng hệ thống tài chính của chúng ta không vận hành theo các quy luật của thuyết thị trường hiệu quả, như nhận thức phổ biến về kinh tế hiện nay. Quan điểm của tác giả là hệ thống tài chính của chúng ta vốn bất ổn, không hề có trạng thái cân bằng ổn định và thường thiên về hướng tạo nên những chu kỳ bùng vỡ nguy hại. Tác giả cho rằng tình trạng không ổn định này đỏi hỏi các ngân hàng trung ương phải quản lý quá trình tạo tín dụng. Tuy nhiên, tác giả cũng lý giải việc các chính sách của ngân hàng trung ương theo thời gian đã trượt từ mục tiêu bình ổn các hoạt động kinh tế sang thái cực ngược lại, khuyếch đại các chu kỳ bùng – vỡ, làm bất ổn thêm nền kinh tế của chúng ta.

Mục lục:

1. Lời cảm ơn
2. Lời nói đầu
3. Giới thiệu
4. Các thị trường hiệu quả và các ngân hàng Trung ương
5. Tiền, ngân hàng và ngân hàng Trung ương
6. Các thị trường ổn định và không ổn định
7. Những lập luận mập mờ
8. Các thống đốc (ngân hàng Trung ương)
9. Minsky gặp gỡ Mandelbrot
10. Đối mặt với ảo tưởng về thị trường hiệu quả
11. Các kết luận



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận