Nghệ thuật và Phê bình là hai điểm cực mà cuộc đối thoại về “những con bệnh khó chiều” của Marcel Reich-Ranicki chuyển động ở giữa. Tự coi mình như bác sĩ của các văn nhân, người chăm sóc các tác giả, nhưng khi cảm thấy cần thiết ông cũng phẫu thuật họ, tất nhiên là không gây mê. Về sự “khó chiều” của các “con bệnh” khi mà họ phiến diện đưa ra nhận định, về nhà phê bình, ông thường nhắc nhở rằng một tác giả luôn đánh giá nhà phê bình tốt hay xấu theo giọng điệu mà ông này vừa mới nhận định tác phẩm gần đây nhất của anh ta. Nhưng, trong cả hai trường hợp, điều đó lại chưa thể hiện điều gì về sự chuấn xác của các tiêu chuẩn phê bình.
Nghệ thuật, tôi từng được học ở trường, xuất phát từ Năng lực - nếu xuất phát từ Nguyện vọng thì nó phải có tên là Wunst. Năng lực - từ này đã hơi lỗi thời - đã được thay thế bởi “sự chuyên nghiệp”. Chuyên nghiệp là cái được sáng tạo thủ công khéo léo, nhưng Nghệ thuật thì sao? Cái Dễ lại là cái Khó, là một câu nói thông dụng khác trong ngành giải trí. Người Đức chúng tôi bị nghi ngờ là gặp khó khăn với sự Dễ dàng. Tuy thế cũng có trào lưu ngược lại đòi hỏi vứt bỏ sự phân biệt “tai hại” giữa E và U, giữa Nghiêm túc (Ernst) và Giải trí (Unterhaltung) như gánh nặng thừa kế của người Teuton như sự đối lập từng còn được Thomas Mann tuyên truyền - giữa văn hoá và văn minh.
Theo cảm tưởng của tôi Marcel Reich-Ranicki chưa từng thật sự tham dự vào những cuộc tranh cãi rút cuộc là vô bổ ấy. Ông không bác bỏ những sự phân biệt đã được gọi tên mà cũng không mù quáng lấy nó làm của mình. Ông nói về Erich Kaestner, trong văn học có thể có không chỉ những người nhà Bach mà phải có cả những người nhà Offenbach nữa. Và cùng với điều đó ông tự thừa nhận niềm vui kể chuyện giải trí bằng âm nhạc - dù cho, có thể cũng bởi hoàn cảnh sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của mình đã không định sẵn để bản thân ông vui vẻ và điềm tĩnh hưởng thụ cuộc sống. Ông để Sự nghiêm túc tự nghiêm túc và sự Khó khăn tự khăn, và tuy vậy ông vẫn thử nói về nó một cách dễ dàng - chủ yếu là dễ hiểu. Bởi vậy ông nhận được nhiều sự tán thưởng, nhưng cả sự chống đối quyết liệt nữa: Các tiêu chuẩn của ông quá đơn giản, đánh giá của ông quá rõ ràng, nhận định của ông ấy có quyền lực quá lớn vì nó quyết định số phận của những cuốn sách và các tác giả.
Điều gì đã tạo ra sự mê hoặc không thể khuất phục, thường có tính áp đảo ấy từ ông ? Tôi muốn nói rằng có một sự thật không thể chối cãi là ông ấy đã ở phía bên kia của mọi cuộc tranh luận và đã đáp ứng được chính mình. Là nhà phê bình. Là người viết tiểu sử tự thuật. Và không phải đã hết, ông còn là một tác giả. Ông muốn đạt được những yêu cầu đặt ra cho người khác. Ông muốn truyện được kể sống động và hấp dẫn, có tính giải trí và dễ hiểu. Không muốn phải buồn chán, mà ông muốn được quyến rũ và được giải trí. Ông muốn tiêu khiển, muốn giải trí cho mình và cho người khác.
Năng khiếu truyền hình của ông là nguyên nhân khiến ông trở thành người tiêu khiển của phê bình văn học, là người duy nhất mà chúng ta có. Người ta có thể xếp ông ấy cùng một hàng với các nhà phê bình sáng tác như Friedrich Sieburg và Friedrich Luft, như Guenter Bloecker, Hans Mayer và Joachim Kaiser - nhưng với khí chất có duyên với truyền hình của ông, đi đôi với sự hiện diện và tài ứng đối, sở thích kể chuyện của ông ấy, được hỗ trợ bởi điệu bộ và nét mặt, những thứ mời gọi bạn và thù đến với những nỗ lực nhại lại thì không ai bằng được ông. Tất nhiên là ông phân cực. Tất nhiên, Truyền hình là một thế lực, và với nó ông cũng là một thế lực. Điều đó rốt cục nâng cao trách nhiệm của ông. Nhưng tranh luận với ông về điều đó có vẻ như thừa; vì hiện tượng Reich-Ranicki tự khắng định mình, đã phổ biến phần nào trong những cuộc độc thoại ‘một mình’ được tạo điều kiện cho ông sau khi hết bộ “tứ tấu” của những người Mainzel - không đếm xỉa đến sự vô lý nào đó không thể tránh khỏi với ông mà giờ đây không ai trực tiếp sửa lại nữa.
Truyền hình là phương tiện giải trí, khác với lời lẽ được in ra, nó vẫn là cái trừu tượng với đủ kiểu sinh động và ít nhất không được quên một chất lượng bút chiến; bởi vậy, nó gần với tư tưởng y như tình cảm. Hình ảnh sống động có thể cảm nhận được, đi ngay “xuống dưới da”. Nó cũng ở bề mặt. Vì thế truyền hình gặp khó khăn với việc truyền tải tách biệt những tình huống phức tạp. Nó kể những câu chuyện hư cấu và có thật, ngay cả khi không phải lúc nào cũng đúng, hay không hiếm khi được bịa đặt. Marcel Reich-Ranicki là một tài năng truyền hình lớn, vì ông là một người kể chuyện với cả linh hồn và thể xác. Điều đó có thể dễ dàng được truyền tải vào một cuốn sách không? Dù sao cũng có thể đáng sở hữu và đọc lại bằng giấy trắng mực đen những hồi ức, quan điểm, tư tưởng và những điều cốt yếu mà ông đã thể hiện trên Đài truyền hình Tây Nam và đài 3 Sat. Có một điều nào đó có thể có tác động mạnh mẽ và dễ hiểu hơn mà điều khác thì không. Từng độc giả sẽ tự quyết định cho mình.
Sự tường thuật - đó là từ khoá của tôi dành cho Ông. Những người theo thuyết cấu trúc cũng ít làm ông quan tâm như những ai tuyên ngôn giáo điều chính trị chính xác. Một truyện ngắn cần được kể hay, khi đó ông tha lỗi cho những anh hùng của mình nhiều chuyện, ngay cả khi không phải là tất cả. Trong khi ấy tôi đã muốn tranh luận với ông về vài tác giả chúng tôi không nhắc đến: về Guenter Grass và Martin Walser, Gottfried Benn và Emst Juenger, về Musil, Hoelderlin và Schiller. Khi ấy có lẽ sự nhất trí sẽ không thật nổi bật, có lẽ phần nào với Heine và Fontane. Nguyện vọng của ông ấy là chúng tôi giới hạn trong số những tác giả không còn ở bên chúng ta và vì thế có nguy cơ bị rơi vào quên lãng, hoặc những người dù gì cũng không còn được nghe và đọc gì nữa. Và trong số những tác giả ông quen biết. Không ít những điều ông gợi lại từ kí ức nhuốm màu cá nhân tương ứng và không khách quan, gồm cả những lầm lẫn. Nhưng, “Con người còn phấn đấu thì còn sai lầm”, hãy tấu lên lời trích Goethe của ông ấy để kết thúc. Anh ta có thể sai lầm, nếu có thể kể chuyện hấp dẫn sống động như Marcel Reich-Ranicki.
Peter Voss