Sách: Phúc Ông Tự Truyện - Những Tư Tưởng Trác Việt Của Nhà Cách Tân Vĩ Đại Fukuzawa Yukichi

Phúc Ông Tự Truyện - Những Tư Tưởng Trác Việt Của Nhà Cách Tân Vĩ Đại Fukuzawa Yukichi
119.000
Tác giả: Fukuzawa Yukichi. Dịch giả: Phạm Thu GiangBìa mềm. Xuất bản tháng 05/2013. NXB Thanh NiênSố trang: 527. Kích thước: 14 x 20.5cm. Cân nặng: 480 gr
53a6e41b7f8b9a77248b4570

vi
527
14 x 20.5cm.

Mô tả

“Để bảo vệ độc lập, không còn cách nào ngoài con đường tiến tới văn minh. Lý do duy nhất để người dân nước ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia.”

-  Fukuzawa Yukichi

 

Cuốn tự truyện Phúc Ông Tự Truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên vóc dáng một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.

 

Có thể nói, chưa đọc Phúc ông tự truyện thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời của riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật khuôn mẫu ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.

 

Đây là cuốn sách rất có giá trị với những ai quan tâm đến lịch sử, văn hoá và con người Nhật Bản muốn tìm hiểu tiến trình phát triển nước Nhật hiện đại.

 

 

“... Fukuzawa cho rằng nền độc lập của quốc gia cũng như của các cá nhân không thể tách rời khỏi kiến thức và văn minh. Độc lập dân tộc đối với ông không phải chỉ là giành được quyền tự trị vào tay nhân dân Nhật Bản mà nền độc lập thật sự chỉ giành được bằng việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập giành được sẽ mau chóng mất đi, để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác.


... Những tư tưởng của Fukuzawa cũng ảnh hưởng lớn tới tư tưởng cứu nước của những nhà Nho học Việt Nam đầu thế kỷ XX với Duy Tân Hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Đông kinh Nghĩa thục của Phan Châu Trinh, Lương Văn Can...”

 

Nguyễn Cảnh Bình





Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận