Tài liệu: Đảo Cô Đơn

Tài liệu
Đảo Cô Đơn

Nội dung

Đảo Cô Đơn

Hòn đảo cô đơn hẻo lánh nhất trái đất là đảo Bouvet nằm trong vùng Nam Đại Tây dương. Bất kỳ nhà thám hiểm gan dạ nào, dù họ có nhiệt tình đến đâu cũng như hoa sớm nở tối tàn, vì đó là một nơi khiến người ta sợ hãi, nó là một núi lửa đang hoạt động, dốc đá cheo leo, chung quanh bị băng giá che phủ. Thời tiết trên đảo thường rất tồi tệ, mọi ý đồ đổ bộ lên đảo rất khó thực hiện, Nếu có người nào bị đày lên đảo này, họ sẽ cảm thấy vô cùng hiu quạnh; lục địa gần nhất là bờ biển Nam Cực, gọi là Kurannin Maud, chưa hề có dấu chân người trong vòng 1.689km và Cape Town của Nam Phi, cách xa 2.558km.

Đảo Bouvet do nhà hàng hải Pháp Bouvet, phát hiện ngày 1 tháng 1 năm 1739. Lúc bấy giờ ông muốn tìm kiếm một nơi mà một người Pháp tên là Polmel de Ganneville (thế kỷ 16) đã miêu tả nơi ấy là “Thiên Đường Nhiệt Đới”. Tuy đến đó, nhưng Bouvet không thể đổ bộ vì có một thủy thủ bệnh nặng, ông buộc phải quay về. Ông tin chắc đã phát hiện bờ biển châu Nam cực và đặt tên cho nó là “Mũi Hải hành” (The Cape of Circunavigate). Ông ghi lại kinh độ và vĩ độ của đảo, nhưng khi trở về Pháp, ông đã báo cáo là, cái ông phát hiện không phải là “Thiên Đường Nhiệt Đới”. Sau đó, các tay thám hiểm hàng hải nổi tiếng như thuyền trưởng James Cook và James Crake Ross, nối tiếp đi tìm đảo này, nhưng đều uổng công. Họ cho thất bại của họ là tìm lầm chỗ, mà Bouvet, giống như các nhà hàng hải khác thời bấy giờ, chưa có đồ đo đường kinh độ chính xác. Vì lúc bấy giờ chưa hề có phát minh đó. Đường biển chính xác là điều kiện số một để tìm ra một đảo nhỏ, diện tích chỉ vỏn vẹn có 51km2 và cao 935 mét.

Nhiều năm, sau khi Bouvet phát hiện đảo này, vẫn có người nghi ngờ thực sự có hòn đảo này không? Khoảng 70 năm sau, có hai người đánh cá voi người Anh: James Linsey và Thomas Hopper (năm 1808) đã tìm lại đảo này. Năm 1822, người Mỹ, Ben Jamin Morell là người đầu tiên đặt chân lên đảo này, để tỏ ý kính trọng đối với người xưa, đã đặt tên cho nó là đảo Bouvet. Ngày 16 tháng 12 năm 1825, George Norris chỉ huy đội săn bắt hải báo của Anh, lại tới đảo này, và đổi tên nó là Liverpool, kể là tài sản Nước Anh, Norris còn đặt tên cho đảo Thompson gần đó và cho nó là đảo bắt nguồn từ núi lửa. Từ đó về sau, đảo này cũng không ai nhìn thấy, bởi nó bị coi là mất tích. Quan điểm thời đó cho rằng, nó bị hủy diệt vào năm 1896 sau lần phun lửa. Những người tìm đến sau đó đã chấm lại tọa độ của đảo Bouvet. Nhưng, mãi đến năm 1898, đội khảo sát Đức mới xác định tọa độ của nó một cách đáng tin cậy, đó là vĩ tuyến 54026’ và đông kinh tuyến 3024’ , xem ra nó chênh lệch rất xa với đông kinh tuyến 28030’ mà Bouvet đã chấm.

Sinh vật hoang dã trên đảo Bouvet thuộc hệ Nam Đại Tây dương, nhưng vì đất đai bị băng tuyết phủ kín nên thảm thực vật rất nghèo nàn. Trên đảo có chim cánh cụt và hải báo. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các đội săn bắt hải báo và cá voi đến đây hoạt động. Ngoài ra rất hiếm người ghé qua, lại chưa hề có ai ở đó qua mùa đông. Đây quả là một hòn đảo xa xôi hẻo lánh nhất thế giới.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633430070132812500/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Dao-Co-Don.h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận