Tài liệu: Hỏa Sơn Băng Tuyết

Tài liệu
Hỏa Sơn Băng Tuyết

Nội dung

Hỏa Sơn Băng Tuyết

Núi lửa trấn giữ đường tới Nam Cực

Ngày 9 tháng 1 năm 1841, James Clake Ross và Francis Claozer đáp tàu Tanlo và tàu Erebus của hải quân hoàng gia tiến vào vùng biển Ross. Ba ngày sau, họ thấy một dãy núi hết sức ngoạn mục, ngọn cao nhất của nó đo được 2.438m, Ross gọi ngọn này là Ademiler. Tàu men theo dãy núi, chạy tiếp về Nam. Ngày 28 tháng 1 năm 1841, căn cứ vào sổ hải hành trên tàu Erebus (do bác sĩ Robert McCormick ghi), họ kinh ngạc thấy “một núi lửa to lớn đang sôi sục cao độ”, họ gọi đó là Erebus; gần đó là núi Tanlo, đã tắt lửa.

Lúc bấy giờ, khoa địa chất vẫn còn non trẻ, nên hai nhà thám hiểm ngạc nhiên khi thấy núi lửa còn hoạt động mà có băng tuyết bao phủ là một hiện tượng lạ khó tin nhưng có thật. Nhà địa chất ngày nay đã không còn kinh ngạc trước hiện tượng đó nữa, vì bất luận núi lửa nào, ở đâu họ đều có thể giải thích nguyên nhân tồn tại của nó, còn khí hậu chẳng qua chỉ đóng vai phụ. Trên thực tế, núi lửa ở Nam cực là sự thường. Dù tuổi địa chất của các núi lửa tương đối lâu đời, vì trước khi Nam cực còn chưa ở vào vị trí vùng cực như hiện nay, nên nó chỉ có tính đại biểu. Đá núi lửa là vật biểu thị quan trọng trong vận hành cấu tạo lục địa và có thể giúp cho ta vẽ lại bản đồ đại lục cổ đại? Khu núi lửa McMurdo còn rất trẻ về địa chất trong vùng biển Ross và các núi lửa nằm trên khu vực Marie Byrd, đúng là đấu hiệu vận hành, kiến tạo Châu Nam cực thời kỳ địa chất gần đây.

Đối với các du khách đến đây du lịch, núi lửa Erebus trên đảo Ross tỏa sáng như một ngọn hải đăng rực rỡ... Xưa kia, leo núi là một mục tiêu của các nhà thám hiểm, còn ngày nay, các tay leo núi rất ưa chuộng. Từ năm 1907 đến 1909, một đoàn thám hiểm sáu người, do giáo sư Ekwall Davis dẫn đầu leo lên núi này. Ngày 10 tháng 5 năm 1908, họ lên tới đỉnh núi cao 3.794 mét. Ở đấy, họ phát hiện có miệng núi lửa, đường kính 805 mét, sâu 274 mét, lòng núi là một hồ dung nham nhỏ, đến nay vẫn tồn tại, Eberus là một trong ba núi lửa lớn trên thế giới và có một lịch sử lâu đời. Năm 1974 - 1975, một đội địa chất của New Zealand leo vào miệng núi lửa chính và xây một doanh trại ở đấy, nhưng khói bụi dữ dội trong núi đã ngăn cản họ luồn sâu vào lòng núi. Ngày 17 tháng 9 năm 1984, núi lửa lại một lần nữa, phun dung nhan ra ngoài. Đến nay nó vẫn đang là đối tượng nghiên cứu hiện tượng địa chất vận hành, các nhà thám hiểm hiện đại cũng không chống nổi sự quyến rũ kéo nhau đến núi này chụp ảnh các cảnh sắc, góc cạnh ngoạn mục, mà các nhà thám hiểm thời xưa phải nhờ bàn tay khéo léo của họa sĩ vẽ lại. Những bức đẹp nhất trong số tranh này do bác sĩ y khoa và nhà bác học Edward Wilson vẽ. Các nhà thực vật học cũng có hứng thú đặc biệt với cảnh vật hùng vĩ của núi sông. Vùng này nhờ đất đai ẩm thấp và được núi lửa sưởi ấm, nên thảm thực vật trên đảo thực là phong phú, đa dạng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423814179927500/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Hoa-Son-Bang...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận