Tài liệu: Ross: Miền băng giá

Tài liệu
Ross: Miền băng giá

Nội dung

Ross: Miền băng giá

Nam cực: Quê hương băng giá

Từ năm 1772 đến 1775, là khoảng thời gian thuyền trưởng James Cook mở ra chuyến vượt biển lịch sử lần thứ hai, ông là người đầu tiên lái tàu đi vòng Nam cực, nhưng ông chưa từng thấy đại lục, mỗi lần cố gắng vượt xuống phía Nam, ông đều bị vùng băng khổng lồ ngăn trở. Mãi đến năm 1840, thuyền trưởng nước Anh dày kinh nghiệm tên James Crake Ross giương buồm về Nam, và đi trót lọt qua dải băng nổi một cách an toàn, tiến vào vùng biển được gọi là biển Ross và phát hiện đảo Ross, miền băng chướng ngại được ông gọi là “Victoria”. Thời đó ông ghi nhận rằng: “Chúng tôi sẽ tìm cơ hội vượt qua núi tuyết Douvres và cố hết sức tiến sâu vào lục địa khổng lồ này”.

Giống như bất kỳ nhà thám hiểm nào, Ross đã lưu lại ấn tượng của mình. Núi băng cao từ 46 đến 61 mét, trôi trên mặt biển, trước mặt chỉ nhìn thấy một đồng băng vô tận. Trên thực tế, miền băng Ross là một khối băng nổi tựa như hình tam giác, độ dày mỏng của nó, tùy chỗ đều khác nhau. Mé trước biển dày khoảng 183 mét, phía quay vào đại lục, dày 300 mét. Diện tích của nó chiếm 542.344km2, lớn hơn cả nước Tây Ban Nha và tương đương nước Pháp.

Nó trôi nổi, trồi lên, hạ xuống theo thủy triều trong ngày. Phần lớn lớp băng vỡ thành núi băng phẳng có ghi chép rằng, núi băng lớn nhất: 335km x 97km, diện tích chừng 31.080km2, còn lớn hơn cả nước Bỉ.

Băng sơn Ross nhờ sông băng bồi đắp. Có nhiều sông băng như Beardmore, đều chảy qua dãy núi, cắt ngang Nam cực, những dòng băng từ đất liền (Marie Byrd) chảy ra sẽ bồi đắp thêm nhiều băng giá. Vào thập niên 1950, một chiếc tàu vượt qua biển Ross, gặp một núi băng, trên đá ló ra một góc nhà, đó là trạm kiểu Mỹ châu, do thượng tướng hải quân Byrd dựng lên cách đây 30 năm.

Phần lớn lớp băng đều chưa tan hết, mặt băng tương đối bằng phẳng, có thể mở mang một đội xe trượt tuyết. Mặt tuyết tơi xốp rất khó đi, chỉ có thể dùng chó hoặc máy kéo xe. Nếp sóng trên mặt tuyết đóng cứng, vì gió thổi gợn lên rất thường thấy; và khi nó cao trên 30cm, lại càng khó đi. Đường rãnh giữa các luống tuyết được tuyết rơi lấp đầy, mới thấy ta tưởng mặt tuyết bằng phẳng, làm người ngồi trên xe kéo cứ nhấp nhổm mãi không yên...

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423813209458750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Ross-Mien-ba...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận