Đảo Tasmania
Trên đảo sót lại rừng cổ đại, hoàn hảo nhất nhưng 1/4 trên đảo, vẫn là hoang nguyên đích thực
Cách đây khoảng 250.000 năm, Tasma-nia mà các khu vực khác của Úc, New Zealand, Nam cực, Nam Mỹ, Phi châu và Ấn Độ đều là một phần của đại lục Ganvana khổng lồ. Đại lục tối cổ đó, chiếm một nửa diện tích lục địa toàn cầu, phần lớn khu vực nó che phủ là rừng ôn đới. Khu rừng còn sót lại chính là đảo Tasmania.
Rừng chiếm diện tích 10.813km2, ngày nay khu này trở thành đất di sản hoang nguyên thế giới, bao gồm 4 công viên quốc gia, 2 khu bảo tồn và nhiều rừng châu lập. Hiện nay rừng hoang nguyên đích thực ngày càng hiếm có, mảnh rừng lớn này là nguồn vốn quý báu, độc nhất nên đã được bảo vệ và gìn giữ nghiêm ngặt.
Hoang nguyên này từ bờ biển, lùi mãi vào giữa đảo Tasmania, cao hơn mực nước biển 1.615 mét. Từ ven biển trở vào, rừng cây luôn xanh tươi, vừa có rừng rụng lá. Trong điều kiện khí hậu ẩm thấp ôn hòa như vậy, có nhiều giống thực vật cành rậm lá xanh, cao vút tầng mây, sản sinh gỗ quí được khắp thế giới tìm mua, nên hiện nay rừng cũng vị đe dọa cưa chặt, khai thác quá mức.
Sự sai biệt nổi rõ giữa rừng ôn đới và rừng nhiệt đới Tasmania, là ở số cây mọc rất ít, rừng ôn đới có không quá 8 giống, dù thảm thực vật bên dưới như rêu, loại cây quyết và địa y... mọc lên tươi tốt. Giống cây đặc chủng của nó có thủy thanh cương họ đào kim nương và lệ bách họ Franklin. Trong đó có một số cổ thụ đã được 2.000 năm trở lên, còn sống đến nay và còn có loài thông “vua Pyri”, chúng là giống còn sót đích thực của rừng lục địa tối cổ Ganvana. Nhiều khu có cây khuynh diệp, đó là loài hiển hoa mọc cao ngất ngưởng, hình thành một tâng cây vươn cao đến 91 mét. Cây rừng mọc trên địa thế tương đối cao, nhân vì thời tiết lạnh lẽo cuồng phong mà thân cây thường bị bẻ gãy, cong queo...
Australia nhờ tách khỏi đại lục Ganvana để có dịp trở thành hệ động vật độc đáo như loài có vú, có túi và đơn khổng hợp thành; mà đảo Tasmania là một điển hình. Rừng sản sinh rất nhiều động vật, loại cá và thực vật chỉ riêng đảo này mới có. Hệ động vật bao gồm mấy giống có túi như: con lửng, chuột túi (nâu đỏ, sói có túi...). Riêng sói túi đã có thời sinh sản đông đúc, nhưng hiện nay dường như đã tuyệt tích trên đảo này. Trong 150 giống chim đã ghi nhận thì loại chim quý báu nhất của Australia là vẹt bụng vàng, màu sắc sặc sỡ, rất xinh đẹp.