Tài liệu: Khối Đá Kỳ Quan

Tài liệu
Khối Đá Kỳ Quan

Nội dung

Khối Đá Kỳ Quan

Khối đá đơn độc, vĩ đại có một không hai trên hoang mạc Úc châu

Ở giữa nước Úc nóng bỏng có khối đá Ayers vĩ đại, nằm ở góc Tây Nam. Khối đá nâu vàng khổng lồ này dài 2.400 mét, rộng 1.600 mét, cao 348 mét, sừng sững trên bình nguyên sa mạc, là khối đá đơn độc lớn nhất thế giới. Một con đường dẫn từ suối nước nóng Elis thông đến khách sạn cho du khách lái xe hơi ở gần khối đá đơn độc, giúp cho du khách có dịp trèo lên khối đá khổng lồ, thể nghiệm kỳ quan bằng chính công sức của họ, tia sáng từ đá phản chiếu biến hóa từ sớm đến chiều mà hiện ra. Dưới ánh chiều tà: khối đá khổng lồ phản chiếu tia bạch quang như tia sáng trong quả cầu thủy tinh phát ra, rồi chuyển dần thành tia ảm đạm, cuối cùng tàn dần, trở thành khối đá đen sậm khổng lồ. Ban ngày, khối đá được nắng chiếu vào, phản chiếu màu nâu quít rồi sang đỏ sậm. Những người dậy sớm, ngắm thấy khối đá thật rực rỡ, mỹ lệ mà mông lung. Trèo lên đó không khó, nhưng cái nóng gay gắt của sa mạc Úc khiến việc này trở thành nguy hiểm. Cái cần mang theo bên mình nhất là nước. Nếu không, người sẽ bị say nắng và đuối sức vì nóng, còn phải liều với sự dầu dãi với nắng và nhiễm vào tia tử ngoại quá độ.

Năm 1872, một người Âu đầu tiên phát hiện khối đá Ayers, lúc bấy giờ nhà thám hiếm Úc là Ernest Giles đang đi trên sa mạc này. Nhưng trước khi người Âu đến Úc thì người Anh đã bắt đầu dùng đất này và chở tù phạm đến đây. Thổ dân bản địa gọi khối đá khổng lồ là “Uluru”, họ vẽ nhiều bích họa xuống nền đá này, nó là đặc trưng của văn hóa thổ dân. Cũng vậy, khối đá đơn độc này còn là nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia bốn phương đến thăm viếng tấp nập.

Đá Ayers khiến người ta khó quên, chính vì qui mô hùng vĩ của nó, có núi Olga ở cách đó 24km về phía Tây. Khối đá đơn độc ở đây tự nhiên nổi lên thành một chòm núi lẻ loi, lại có riêng màu sắc mê hồn do đá cỡ nhỏ hỗn tạp pha lẫn vào nhau mà thành. Núi Olga cao hơn bình nguyên quanh đó 457 mét, trên mực nước biển 1.069 mét. Chòm núi này có khoảng 30 gò đỉnh núi tròn, gọi chung là chòm đá độc lập Olga. Ernest Giles gọi những gò núi đó là “Nữ Hoàng Tây Ban Nha”. Nhưng xưa kia thổ dân vẫn gọi nó là Catajuta, để chỉ những gò “núi nhiều đầu”.

Chòm núi này diện tích 28km2, các nhà du lịch bền chí tham quan toàn bộ, sẽ gặp khe sâu và ngòi lạch do mưa gió mài giũa, trải qua mấy triệu năm mà thành. Vách đá dựng đứng hai bên rãnh, tạo nên một đường đi bộ râm mát, tránh được cái khổ phơi mình dưới sa mạc nóng bỏng. Nhờ thế mà du khách có thể nhàn nhã thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hiếm có trên đời!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423809996333750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Khoi-Da-Ky-Q...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận