Tài liệu: Bạch Thạch – Đá quí

Tài liệu
Bạch Thạch – Đá quí

Nội dung

Bạch Thạch – Đá quí

Đá quí phản chiếu ánh sáng độc đáo

            Australia nổi tiếng nhờ khoáng sản thiên nhiên, là nơi có lượng khoáng sản phong phú nhất thế giới. Nhưng, bạch thạch lại là một khoáng sản khiến Australia có điểm độc đáo so với các nước khác. Bạch Thạch được xếp vào hàng “đá quí” trên thế giới, có đến 90% được khai thác tại Australia, nhất là ở miền Nam Úc vừa có của quí lại vừa có cách khai mỏ đặc biệt.

Năm 1849, lần đầu tiên Úc phát hiện bạch thạch, đến năng 1915, ở Cocklebiddy lại tìm thấy mỏ bạch thạch quí giá khác. Năm 1930 và 1931 ở Andamoka và Mintabi nối nhau đào được mỏ bạch thạch và trở thành “mỏ bạc” của nước Úc. Tuy nhiên lối khai thác đá quí vẫn tương đối nhỏ, nhưng hàng năm, nó bán ra khoảng 30 triệu đô la Mỹ để bồi đắp cho nền kinh tế Australia.

Thoạt nhìn, Cocklebiddy rất giống với các khu mỏ hẻo lánh xa xôi khác, đường xá bẩn thỉu vượt qua khu mỏ, khu cuối mỏ, đá loại chất đồng bề bộn mà ở đó lại thiếu cả máy khoan dò, trên giếng mỏ không có máy vận chuyển tự động! Trên thực tế, ngay cả vật liệu xây dựng cũng thiếu thốn. Những đống đất đào lên trên vùng tâm mỏ trông như cái miệng núi lửa, nằm la liệt, bụi đất mù trời. Thời xưa, muốn tìm thấy giếng mỏ và thợ mỏ ở Cocklebiddy, bạn phải “chui” xuống lòng đất. Mỗi một đống đất nhỏ đều có một miệng giếng thông xuống một lòng mỏ. Đá ong xốp mềm dưới sa mạc, có thể dùng xẻng và cuốc đào dễ dàng, có khi họ cũng dùng thuốc nổ, đa số đá quí nằm dưới độ sâu 24 mét dưới lòng đất, còn nhiều mỏ khác lại càng nông hơn. Có một số bạch thạch, tìm được trong khoáng thể nhỏ, không nổi bật trong nham thạch, nhưng phần lớn nằm trong mạch quặng. Mỗi thợ mỏ đều có một ô để làm việc, họ hy vọng tìm được một mạch quặng lớn, có thể khiến mình trở thành giàu sang.

Chuyện về một người đến Cocklebiddy đào bới, trải qua mấy tháng lao động vất vả, không tìm được gì, tiền tài cạn hết, hậm hực bỏ đi, số đó nhiều không kể xiết. Có lúc, ở cùng một khu vực mà cả đám đều đào được đá quí, mạch đá phong phú. Những tay đó rất may mắn, bởi thế chỉ có một số nhỏ trở thành giàu có.

Lớp vung nham thạch hấp thụ ánh mặt trời trong sa mạc nóng bỏng, nên từ 6 mét trở xuống mới mát mẻ một chút. Ban đầu, thợ mỏ hiểu rằng ở dưới lòng đất đã mát lại không tốn tiền xây dựng. Ngày nay, thợ mỏ và gia đình họ sống thoải mái trong nhà hầm hiện đại có nhiều nhà cửa rộng rãi sang trọng. Lại có người còn xây cả bể bơi dưới lòng đất! Lợi dụng khoảng cách rất gần mặt đất để ánh nắng hâm nóng luôn cả bể nước. Đời sống phần đông thợ mỏ vẫn còn gian khổ, có nhiều thợ và gia đình họ cuối cùng đã trở về “quê cũ” để có cuộc sống an nhàn hơn.

 

 

                 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423809550396250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Bach-Thach--...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận