Hỏa Đảo (Tierra Del Fuego)
Lục địa hoang vu vắng vẻ này trổ ra ngã ba đại dương
Mùa đông, gió lạnh lẫn bông tuyết, từ Nam cực ào ào quất vào bờ biển vắng vẻ phía Nam Mỹ châu.Về mùa hè, vùng ven biển, khí hậu ôn hòa dễ chịu, nhưng thỉnh thoảng có cuồng phong quét ngang, nhắc nhở đây là đảo Lửa và bờ biển thường xảy ra cuồng phong tàn phá dữ dội quần đảo rộng 72.520km2, trong đó 70% đất đai thuộc Chile, 30% thuộc Achentina.
Hỏa đảo là phần hợp thành đại lục Nam Mỹ, có dạng móc câu, như một ngón tay của đại lục chỉ về cánh đồng băng Nam cực, cách đó 965km. Hỏa đảo và bán đảo Nam cực đã từng là một khối lục địa hợp nhất nhưng cách đây 25 triệu năm, có hiện tượng “Lục địa trôi” được chứng minh bằng kết cấu và loại hình của tầng địa chất đã xác định trước đây, lục địa này đã tìm liền thành một thể. Ghi nhận hóa thạch chứng tỏ động và thực vật sinh trưởng ở Nam Mỹ, cũng đã từng sinh truởng ở Nam cực.
Quần thể Hỏa đảo do nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Fernando Magellan phát hiện năm 1520. Khi ông giong buồm đến nơi (hiện được gọi là eo biển Magellan) người Da Đỏ sống ở ven biển đốt lửa, nên ông đã lấy đó đặt tên cho đảo này “Hỏa”. Năm 1578, ông Francis Drake tìm ra một nhóm đảo nhỏ, sau được nhà thám hiểm Hà Lan đặt tên là “mũi Hone”. Đến thế kỷ 19, trước khi Hải quân Anh phái hai đội đến đây khảo sát, Hỏa đảo vẫn chưa được xem xét kỹ lưỡng. Chuyến đi biển lần thứ hai do thuyền trưởng Robert Fitzroy dùng chiếc thuyền buồm ba cột, trương cờ “chó săn Hoàng gia” ra đi. Khi Fitzroy vẽ bản đồ hàng hải cho bờ biển này, đã muốn có một nhà bác học cùng đi với ông, lại chọn đúng Charles Darwin 22 tuổi, sau này trở thành cha đẻ thuyết tiến hóa của nhân loại.
Ngày 27 tháng 12 năm 1831, tàu “chó săn” bắt đầu đi từ bến cảng Piymouth, đó là một chuyến đi kéo dài 5 năm. Tháng 12 năm 1832 thì đến Hỏa đảo. Khi nhà bác học Darwin lên bộ, ông liền chú ý đến dãy núi và sông băng mỹ lệ, oai hùng không gì sánh nổi! Fitzroy đặt tên cho dải băng tuyết che phủ mãi đến eo biển chó săn là “núi Darwin”. Khi con thuyền dần dần đi vào eo biển, Darwin “tìm hỏi” người Da Đỏ bản xứ. Theo tính toán, trong những năm 30 (thế kỷ 19) có khoảng 3000 người Da Đỏ gốc Agan bị bọn thực dân Âu châu đổ cho họ mang “bệnh nan y”, nên đã ra tay tàn sát 1/10 dân số và giết hại vô số thú vật hoang dã quí hiếm. Là nhà nhân chủng học, Darwin đã chú ý đến cách sống thô sơ của thổ dân, họ ăn uống nghèo nàn, thiếu thốn để sống qua ngày! Chèo loại thuyền nhỏ, mong manh mà dám vào lòng sông nhiều đá ngầm... người Agan bị cái đói nghèo đeo đảng lâu đời, lại chịu thêm khí hậu khắc nghiệt. Vào thế kỷ 16 có 300 tên thực dân Tây Ban Nha đến Hỏa đảo xây dựng một khu trại để khai thác, tận dụng sức lực dân Da Đỏ, cuối cùng ai nấy đều chết vì đói, chỉ có một người may mắn sống sót.