Hỏa Sơn Rotorua
Trung tâm núi lửa, có suối cách quãng, ao bùn sôi và hồ nhiều màu…
Rotorua nằm bên trung tâm quần đảo New Zealand, bao năm qua suối nước nóng của nó hấp dẫn vô số du khách. Gần đây, thôn Maori và cuộc nghiên cứu mỹ thuật công nghệ, đã mở cửa nhìn ra thế giới... khiến người ta hiểu rõ tập tục bộ lạc của lớp người khai phá New Zealand xưa nhất. Người Maori quen dùng nước nóng nấu cơm, giặt giũ sưởi ấm, suối nước nóng còn có công năng chữa bệnh, nhất là viêm khớp và phong thấp. Bệnh viện hoàng hậu Elisabeth ở đó, dùng nước có lưu huỳnh để chữa trị bệnh tật.
Khắp đảo Rotorua đều có nguồn nhiệt dưới lòng đất. Trong trấn có nhiều nơi chữa bệnh bằng suối khoáng, bao gồm nhà tắm làm theo kiểu thời đại vua Edouard VII, xây dựng năm 1908. Các du khách thường đi tàu đến đảo Mokau, giữa hồ Rotorua để tắm ao nước nóng Hinemoya. Giáp bên thị trấn, có khu địa nhiệt Vocarevareva và suối cách quãng (Flat), ở đây còn có thể thấy tận mắt “suối phun” Pohutu. Nó là suối cách quãng lớn nhất ở New Zealand, tuy có bất thường, nhưng cứ mỗi 20 phút là phun một lần, cao khoảng 30 mét. Ngoài suối phun Pohutu còn có suối “Wilis, Hoàng Tử Lông Vũ” cũng phun cách quãng... khiến bao khách du lịch chuyên tâm thưởng thức. Gần đó có ao nước chứa lưu huỳnh sôi sục mà nền đá dưới chân bạn cũng nóng đều đều.
Dọc theo xa lộ 10km về phía Đông Nam Rotorua là hồ Waimangu màu lam nổi tiếng, đó là một hồ nước nóng trên miệng núi lửa đã tắt. Nước hồ trong lòng núi ngậm nhiệt, đã kịp thời hòa tan các khoáng chất rồi mới phun lên, nhuộm màu nước trong hồ. Nguồn nước ở mỗi hồ mỗi khác, đường của mỗi luồng nước nóng chảy lên mặt đất cũng khác nhau. Khoáng chất khác nhau lọc ra từ trong nham thạch nên hóa thành màu sắc khác nhau. Oxyde sắt trên núi ở quanh hồ có màu đỏ tương phản mạnh mẽ, có nhiều nơi, màu vàng do trầm tích chứa lưu huỳnh tạo thành. Trong thế kỷ 19, đất thềm màu trắng và hồng đã tô điểm cho phong cách Waimangu, đất thềm trắng lóa mắt, giống như bậc đá cẩm thạch hùng vĩ. Không may là vào ngày 10 tháng 6 năm 1886, núi lửa Tallavila đã chuyển mình, phun dung nham đỏ rực, đốt sạch cảnh đẹp nổi tiếng này và mấy thôn trang, đều bị vùi trong đám tro bụi nóng bỏng và lớp đá vụn nằm ngổn ngang khắp nơi.
Suối nước nóng trong khu này vẫn sôi đều, năm 1900, một suối mới là suối cách quãng Waimangu xuất hiện. Thời bấy giờ, nó là suối lớn mạnh nhất thế giới, phun ra hỗn hợp bùn lầy, hơi nước vọt trong lên không, cao đến 457 mét. Bốn năm sau, sức phun của nó suy giảm và đến năm 1908 thì suối tắt lịm.