Tài liệu: Sông Băng Lambert

Tài liệu
Sông Băng Lambert

Nội dung

Sông Băng Lambert

Sông băng lớn và dài nhất thế giới

Sông băng Lambert ở Nam cực là sông băng lớn nhất thế giới, Khi nó chảy qua Prince Charles thì loe rộng ra 64km. Nếu đem phần băng vươn ra biển và gồm cả băng Amery sẽ dài khoảng 708km. Một phần năm lượng băng tuyết xuống vùng băng Nam cực, theo ước tính có thể lên đến 12% nước ngọt trên trái đất đều từ sông băng Lambert chảy qua.Thật ra con số này cũng chỉ là phỏng chừng, vì rất khó giám định trong thế giới băng tuyết vô tận này. Qui mô sông băng Lambert to lớn như vậy, nên ấn tượng của thế giới đối với sông băng trên núi Alpes hoặc núi Hymalaya chỉ là hai dải giống như dòng sông tuyết nhỏ, không thể đem so với sông băng Lambert vĩ đại. Một bức ảnh do vệ tinh chụp, giúp ta có cái nhìn toàn cảnh để nhận thức về sông băng này.

Sông băng di chuyển chậm chạp, sông băng trôi nhanh nhất thế giới là Aisbre ở cảng Jacob Greenland, mỗi năm “đi được” 7km, còn sông Lambert mỗi năm chỉ đi trung bình 230 mét trên triền núi, Prince Chales. Cuối cùng khi đến núi băng Amery, nó trượt mỗi năm được 1.000 mét, tuy không di động nhanh chóng, bù lại, nó là sông băng to lớn, tính ra mỗi năm có khoảng 35km băng trượt qua sông Lambert.

Khi từ máy bay nhìn xuống, mặt sông lưu lại dấu vết hình thoi... luống băng thiên nhiên, giống như vết cọ quệt trên tấm vải bố vĩ đại.

Chỉ rõ đường trượt của sông băng, trên mặt sông băng, ta khó nhận thấy sông băng, nhưng ta có thể thấy nó hiện ra rõ ràng trên dải kẽ nứt xếp chéo như cạnh hình thang, được tạo ra bới dòng chảy không đồng bộ mà thành, nhưng một số kẽ nút khác cũng có thể do lòng sông gồ ghê, hoặc dọc đường gặp vật cản to lớn tạo thành. Như vậy, sự biến đổi đột ngột của mặt băng dốc có thể xé thành nhiều kẽ nứt hỗn loạn, được gọi là thác băng, gần như thác nước đổ xuống lòng vực. Khi sông băng chảy vào khu Amery, nó ép chảy quanh đảo Gilock, do đó ở dưới đảo này, hình thành kẽ nứt. Có nhiều kẽ nứt rộng đến 202 mét và dài nhất là 402 mét. So với sông băng của núi Alpes, thì kích thước kể trên rộng lớn hơn nhiều.

Những kẽ nứt hoặc hốc băng khổng lồ này lấy tuyết phủ làm cầu, lữ khách đi qua chốn này, bất giác kinh hồn lạc vía trước đoạn đường đầy bất trắc! Nhưng dù kẽ băng to lớn chừng nào, người ta cũng có thể vượt qua một cách an toàn, phải nhờ vào máy và đáy xe trượt tuyết nâng đỡ.

Từ năm 1855 đến 1958, khi Sir Vivian Fox thám hiểm Nam cực, ông đã vượt qua một kẽ nứt như vậy, căn cứ vào báo cáo, lúc đó, ông lái một xe kéo, theo dốc tuột xuống, vượt luôn cầu tuyết, rồi lại vọt lên một cái dốc khác. Nguy hiểm nhất là lúc vượt qua kẽ nứt ở giáp ranh cầu tuyết. Ở nơi khác, khi trượt qua sông băng, người ta phải thận trọng né tránh kẽ băng nào đã biết. Giống như thám hiểm dòng sông Phi châu trong thời kỳ đầu thế nào, thì vượt sông băng Nam cực cũng có tuyến đường như vậy. Nhà thám hiểm Shackleton đã phát hiện sông băng Bildmore và vạch ra con đường về Nam, khởi từ sông băng Ross, tiến vào cao nguyên Nam cực. Đoàn của Scott và bốn đồng sự đã gian khổ, lặn lội đến Nam cực nhưng gặp chuyện không may, dù đã theo tuyến đường y như vậy!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

               




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423813686333750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Song-Bang-La...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận