Tài liệu: Đảo Frid

Tài liệu
Đảo Frid

Nội dung

Anh quốc – Đảo Frid

Ở vùng xa xôi nhất thuộc quần đảo Britain, có một nơi trở thành xứ sở an toàn của ngàn vạn loài chim

Đảo Frid với đảo Bắc Ronaldshay thuộc quần đảo Okernay và mũi Fort Sam, vùng cực nam của quần đảo Shetland, khoảng cách ngang nhau. Trên bản đồ, nó chỉ nhỏ như một dấu chấm, là một đảo nhỏ vươn cao, có vách núi dựng đứng, đá ong đỏ cổ xưa tạo thành và nổi lên ở chỗ tiếp giáp Đại Tây dương và Bắc Hải. Thế nước ở chung quanh đảo Frid cuồn cuộn sôi sục, đó là do hai luồng nước lớn bao quanh đảo quyện vào nhau, chảy thành ngọn triều dũng mãnh trong vòng mấy trăm mét, đối đầu với nhau gầm réo như thiên binh, vạn mã giao tranh. Khu vực này được người bản địa gọi là “Ngọn Triều Gấp”. Đó là một đảo nhỏ chỉ dài 4,8km, rộng 2,4km, tổng diện tích chỉ hơn 8km2. Bờ biển đều là vách đá dựng đứng, bờ phía Tây cao đến 152 mét, điểm cao nhất ở phía Đông là 122 mét.

Đảo Frid có nhiều chim hậu điểu sống trên Đại Tây dương. Nhiều loài chim đến đảo Frid để dừng cánh trong chuyến bay đường dài, một số chim khác trở về đây sinh đẻ. Các loài chim trên đảo này khá đông, có hơn 340 giống một nửa trong số đó là các loài chim đến từ quần đảo Britain. Chỉ có 35 giống được coi là chim sống tại đó lâu dài, hoặc hậu điểu sống vào mùa hè. Trong đó nổi tiếng nhất là chim tiêu liêu trên đảo Frid, tên khoa học là: Troglodytes fridariensis.

Về mùa xuân, nhiều loài chim coi đảo Frid là lúc dời đến nơi sinh nở ở phương Bắc, về mùa thu lại coi nó là lúc cần bay về phương Nam (Britain Âu châu và Phi châu, hoặc xa hơn). Hậu điểu theo qui luật thông thường có nhiều loài từ Greenland, Băng Đảo, quần đảo Faro và Bắc Mỹ xa xôi bay đến, cũng có loài đến từ Scandinaxia, Nga và miền Bắc cực. Đường bay có nhiều loài chim vượt qua khiến người ta rất chú ý như sáo đuôi đỏ, vàng anh Âu châu v.v... sinh đẻ ở Scandinavia, sau đó từ đảo Frid, tiếp tục bay đến Phi châu sống qua mùa đông. Chuyển về phương Bắc vào mùa xuân là một việc hết sức gấp rút, chỉ kéo dài trong vài tuần. Trước khi bay tiếp đến nơi sinh nở, các loài chim hạ xuống đảo Frid tạm nghỉ và tìm cái ăn. Đám lữ khách thứ nhất thường là những loài đã ở Great Britain hoặc Bắc Âu châu sống qua mùa đông, như chim sơn ca, cò và mạch kê đầu đen. Tiếp đó là đám chim đến đây sinh đẻ bao gồm vẹt biển, ngói biển và hải âu (lưng đen, cỡ nhỏ), và loài chim đã sinh nở ở Scandinavia như sáo đuôi đỏ, thạch tức và ong đốm, đến từ Phi châu.

Quanh năm, đảo Frid được các loài chim nhờ cậy, đám chim cuối cùng rời khỏi đảo Frid bay về phương Bắc vừa ra đi, đám chim khác lại trở về, như loài cò sinh đẻ ở Bắc cực xa xôi, vì mùa hè ở đó rất ngắn, thời tiết chuyển biến thành xấu rất nhanh: Hễ đến tháng 7 là chúng bay về phương Nam. Chuyến về phương Nam tương đối khá lâu, bởi chúng không cần gấp rút lại không lo đến mùa sinh nở. Việc trước mắt là chúng cần được nghỉ ngơi và chuẩn bị sống qua mùa đông.

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423014420708750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Dao-Frid.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận