Tài liệu: Đền Angko Thom

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nếu Angkor Vat là ngôi sao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc sáng chói của nhân loại giữa thế kỷ XII, thì Angkor Thom với Bayon sẽ là ngọn nửa nghệ thuật kỳ mỹ bùng cháy dữ dội giữa thế kỷ XIII của nhân dân Kh’mer.
Đền Angko Thom

Nội dung

Đền Angko Thom

Nếu Angkor Vat là ngôi sao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc sáng chói của nhân loại giữa thế kỷ XII, thì Angkor Thom với Bayon sẽ là ngọn nửa nghệ thuật kỳ mỹ bùng cháy dữ dội giữa thế kỷ XIII của nhân dân Kh’mer. Thật vậy Angkor Thom là thời đại cuối cùng của nền nghệ thuật Angkor. Giayavacman VII, vị vua lừng lẫy cuối cùng của Vương triều Angkor, là linh hôn xây dựng Angkor Thom. Thành Angkor Thom là một hình vuông mỗi chiều 3.200m với con hào rộng 100m bao quanh thành có 4 cổng ra vào: cửa chính ở hướng Đông đi thẳng vào hoàng cung.

Angkor Thom cũng thuộc loài đền Núi, nhưng được cách điệu. Về quan niệm thẩm mỹ, Angkor Thom là một đối cực của Angkor Vat. Angkor Thom xây dựng theo một kết cấu hết sức tự do, bay bổng. Phủ lên ngôi đền là 54 ngọn tháp, nhấp nhô trên những độ cao khác nhau. Chóp mỗi tháp là tượng Phật 4 mặt. Mỗi mặt mang một nụ cười khác nhau, gọi là “nụ cười Bayon”. Bốn mặt quay về 4 hướng, tạo nên một “rừng mặt người”. Từng khuôn mặt lúc bừng sáng, mỉm cười, lúc lắng xuống trầm tư, tuỳ theo góc độc ánh sáng chiếu. Rừng mặt người Bayon không chỉ đơn thuần có giá trị nghệ thuật mà nó còn có giá trị biểu tượng. Thật vậy, trước thời Bayon, chuyện Đức Phật thể hiện quyền lực của mình trước bọn quỷ dữ, xuất hlện trong nghệ thuật tạo hình qua ngôn ngữ điêu khắc. Nhưng đến Bayon, hình ảnh Đức Phật tung mình lên cao, rồi thiên biến vạn hoá ra hằng hà sa số Đức Phật nhỏ, khiến bọn quỷ dữ phải khuất phục, đã tạo dựng trên quy mô kiến trúc. Đó chính là rừng tháp mặt người (216 mặt người). Ngoài ý nghĩa tôn giáo, rừng tháp mặt người, còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc: Nó vật chất hoá sự hiện diện khắp nơi trong nước của nhà vua Giayavacman VII.

Với Angkor Thom, nhiều đề tài phật thoại được tái tạo trên quy mô hoành tráng của ngôn ngữ điêu khắc như huyền thoại “khuấy sữa tìm thuốc trường sinh”. Thật vậy dọc hai bên đường đến cổng “Thắng lợi” (Victoria Gate) đẫn vào Angkor Thom, là hai hình tượng. Mỗi bên 54 vị thần Deva và bên kia 54 con quỷ Asura, đang ôm thân con rắn khổng lồ Vazuki quấn quanh trục vũ trụ là đền Bayon. Các vị thần và các quỷ dữ đang quấy biến sữa (là con hào bao quanh ngôi đền) để tìm thuốc trường sinh.

Bên cạnh quy mô hoành tráng kiến trúc, Bayon còn có nền nghệ thuật điêu khắc, tinh tế với những Devata, Apsara. v.v... Ngoài rà còn có các cảnh chiến đấu, sinh hoạt, chợ búa, làm ruộng, săn bắn…

Nghệ thuật kiến trúc Angkor, khiến mọi người kinh ngạc chính vì nó được tạo dựng bằng những khối đá nặng hàng chục, hàng trăm tấn, được đưa lên ở những độ cao khác nhau, để ghép lại tạo nên những tác phẩm điêu khắc, kiến trúc hài hoà, hoàn mỹ, mà không cần một tý vôi vữa nào?

Nghệ thuật Angkor, một Di sản văn hoá vô giá của nhân loại, niềm tự hào của dân tộc Campuchia, vẫn còn mãi mãi là đề tài nghiên cứu của nhiều thế hệ học giả bởi giá trị nghệ thuật của nó còn nhiều bí ẩn mà chúng ta chưa nắm hết.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4073-02-633703900552412500/Campuchia/Den-Angko-Thom.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận