Thành phố Salvador, Bahia
Charler Robert Darwin (1809-1882), nhà sinh vật học vĩ đại của nước Anh đã gọi Bahia là “Một ngôi nhà kính xanh tươi mà tạo hóa đã ban cho nó”. Ở đây tại miền Đông Bắc Brazil, giữa vố số cây cỏ nhiệt đới người Bồ Đào Nha đã xây dựng thủ đô Tân Thế giới vào năm 1549, trên một ngọn đồi ngay sát bờ biển, nó được bao bọc bởi những bức tường thành. Theo mặt bằng hình vuông, những người xây dựng đã thiết kế những đường phố hẹp lát đá tảng và một hệ thống những quảng trường mà thời gian hầu như không làm thay đổi. Nhưng ít lâu sau đó, bọn cướp biển đã tấn công cướp phá thủ đô mới xây dựng này. Năm 1624, toàn bộ cư dân ở đây đã phải bỏ thành phố đi sơ tán, sau khi phát hiện thấy các tàu chiến của Hà Lan, nhưng chỉ một năm sau đó, họ đã chiếm lại được thành phố, đồng thời tiến hành xây dựng một số pháo đài phòng thủ xung quanh.
Hầu hết phụ nữ Bahia là người da đỏ Brazil hoặc những nô lệ da đen đến từ Phi châu, và ít lâu sau họ đã hòa chung với nhau. Thành phố trở thành một hải cảng quốc tế quan trọng và là một trung tâm mua, bán nô lệ lớn nhất Nam Mỹ. Việc buôn bán thuốc lá và đường cũng phát triển hết sức mạnh mẽ đã đưa đến cuộc sống giàu sang trong thế kỷ XVII và XVIII, khi mà sự giàu có của một số địa chủ có thể được đánh giá bằng những đồ trang sức mà những người nô lệ của ông ta có mang trên người.
Những nhà thờ kiểu Baroque và các dinh thự được trang trí kiểu Baroque và lợp bằng các loại ngói nhập ngoại mọc lên khắp mọi nơi trong thành phố. Cơn sốt xây dựng kiểu này đã chấm dứt khi thủ đô của đất nước được dời về Rio de Janeiro ở phía Nam vào năm 1763.
Salvador được mệnh danh là “trái tim văn hóa Brazil”. Thành phố được chia làm hai khu vực rõ ràng. Thành phố Thượng và thành phố Hạ. Năm 1930, để nối liền hai phần lại với nhau, người ta đã xây dựng thang máy ở đây theo kiểu Ardeco. Nửa sau thế kỷ XX, những ngôi nhà kiểu thuộc địa này ở Bahia đã trở thành rất cổ kính và người ta không dỡ bỏ chúng đi nữa. Ngày nay gió biển ấm áp hòa quyện với mùi dầu cọ, từ các nhà bếp trên vỉa hè nơi những người da trắng ngăm ngăm đen, đầu cuốn khăn, mặc váy dài và áo khoác viền đăng ten bánh nhân dừa và món cá rim. Từ khi người nô lệ được tự do theo sắc lệnh của chính phủ ban hành, một thành phố hiện đại với khoảng 2 triệu người đã được phát triển ở phần phía dưới và Bahia vẫn giữ được nguyên vẻ thành phố cổ thuộc thời thuộc địa của thực dân Bồ Đào Nha, là một “thành phố tráng lệ, cô dâu của biển cả, người phụ nữ xinh đẹp” như nhà văn Jorgo Amado viết.