Tài liệu: Khu bảo tồn Srebarna

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Mặc dầu ở gần biển, nhưng dòng sông Danube hoàn toàn không giang như màu xanh nổi tiếng mà nhạc sĩ lừng danh Jonhann Strauss (1825-1899) người áo đã dành cho nó.
Khu bảo tồn Srebarna

Nội dung

Khu bảo tồn Srebarna

Mặc dầu ở gần biển, nhưng dòng sông Danube hoàn toàn không giang như màu xanh nổi tiếng mà nhạc sĩ lừng danh Jonhann Strauss (1825-1899) người áo đã dành cho nó. Nước sông Danube chảy qua giữa Rumani và Bulgaria có màu trắng đục, mang theo một khối lượng phù sa lớn, lên tới hơn 1 triệu tấn mỗi năm. Nó cứ tiếp tục chảy qua khu vực này, tạo nên những con kênh, rạch mới và để lại đằng sau các hồ ao, đầm lầy. Đó là kết quả những gì còn lại trong quá trình chảy quanh co qua nhiều lãnh thổ của con sông này. Một món quà mà sông Danube ban tặng cho đất nước hoa hồng Bulgaria chính là hồ Srebarna có diện tích 2,3 dặm vuông (1 dặm = 1,6 km). Nước và đầm lầy ở đây là nơi cung cấp rất nhiều thức ăn và là nơi trú ngụ an toàn cho 179 loài chim, trong đó có cả loài bồ nông đốm đen trắng đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Có khoảng 70 cặp bồ nông đang tìm nơi làm tổ và trú ngụ tại khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna. Một nơi làm tổ lý tưởng phủ đầy lau sậy cao 13 feet (1 feet 0,3048 m) và có những quả đồi bao quanh rất kín đáo. Các chú bồ nông suốt ngày ngụp lặn trên mặt nước hồ để tìm kiếm thức ăn. Khi phát hiện ra con mồi, bồ nông ngụp đầu sâu xuống nước và tóm gọn con mồi, sau đó nhô lên, con cá vẫn còn đang vùng vẫy nước bắn lên tung tóe. Nó nuốt chửng con mồi và tiếp tục đi tìm con mồi khác.

Hiện nay trên toàn thế giới chỉ còn lại khoảng 3.500 con bồ nông thuộc loại đốm đen trắng. Những con bồ nông này làm tổ, sinh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt theo luật pháp bảo vệ môi trường của Chính phủ Bulgaria. Mọi hoạt động nghiên cứu của cơn người ở đây bị hạn chế. Luật pháp ở đây cũng bảo vệ các loài chim hiếm khác đến cư trú ở một trong những đầm lầy lớn nhất châu Âu, vùng đầm lầy Srebarna.

Khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1983.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4069-02-633703753894131250/Bungari/Khu-bao-ton-Srebarna.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận