Tài liệu: Đỉnh núi Everest

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đỉnh Everest, thuộc dãy núi Hymalaya hùng vĩ, cao nhất thế giới đã được người đời từ thế hệ này qua thế hệ khác ngợi ca, nó đã đi vào những áng thơ văn bất hủ, đi vào những trang sách của trẻ thơ.
Đỉnh núi Everest

Nội dung

Đỉnh núi Everest

Đỉnh Everest, thuộc dãy núi Hymalaya hùng vĩ, cao nhất thế giới đã được người đời từ thế hệ này qua thế hệ khác ngợi ca, nó đã đi vào những áng thơ văn bất hủ, đi vào những trang sách của trẻ thơ. Và vinh hạnh thay đã có những nhà leo núi nổi tiếng đã từng một lần đặt chân lên nóc nhà của thế giới này.

Từ làng Lucla, ở độ cào 2200 mét, nơi bắt đầu con đường mòn dẫn lên đỉnh núi Everest và những ngọn núi thấp hơn xung quanh. Ngọn núi Hymalaya cách thủ đô Kathmandu tượng đối xa, nếu đi bộ phải mất một tuần lễ, nếu đáp máy bay hạng nhẹ hai động cơ phải mất khoảng 40 phút. Nhưng máy bay chỉ đến đây được vào buổi sáng, còn buổi chiều ở đây phần lớn nổi lên những trận cuồng phong khủng khiếp. Khi máy bay vừa cất cánh từ thủ đô Kathmandu thì bên trái của cánh máy bay đã thấy rõ những đỉnh núi phủ băng trắng muốt lấp lánh dưới ánh mặt trời rực rỡ. Đó là các ngọn núi Numbuc cao 6955 mét, kế đó là đỉnh Choou cao 8153 mét, tiếp đến là đỉnh Pumio cao 7145 mét. Còn xa hơn nữa, chính là ngọn núi hùng vĩ Everest “vương quốc của băng tuyết”.

Đỉnh núi cao nhất thế giới, được mệnh danh là nóc nhà của hành tinh chúng ta được mang tên một người Anh là George Everest, lúc bấy giờ ông là giám đốc Sở Trắc địa của Ấn Độ. Nhưng người Tây Tạng và người Sherpa, một bộ tộc sống ở dãy núi Hymalaya, gọi ngọn núi này là Chomolungma, theo tiếng địa phương có nghĩa là “mẹ của thế giới gió tuyết”.

Năm 1852, Sở Trắc địa của Ấn Độ sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu đo được, đã phát hiện ra đỉnh núi này cao nhất thế giới. Trong nhiều tài liệu được công bố, người ta đưa ra nhiều con số khác nhau về chiều cao của đỉnh Everest, nhưng đa phần các tài liệu đều thừa nhận con số 8,848 mét. Điều đặc biệt là do sự di chuyển của thềm lục địa, nên chỏm đỉnh núi Everest ngày càng cao dần lên, theo số liệu được công bố thì hàng năm đỉnh núi Everest cao lên từ 7 đến 10 cm.

Mùa xuân năm 1934, một cựu đại úy người Anh có tên là Wilson đã đến Tây Tạng, cải trang thành người địa phương để tìm cách leo lên phía Bắc của ngọn núi. Nhưng vì rét và kiệt sức, ông đã chết dọc đường.

Lanbert người Thụy Sĩ và Tenzing người Sherpa đã leo lên đến độ cao 8500 mét, nhưng phần vì kiệt sức, phần vì máy ôxy bị hỏng, hai người đành bỏ cuộc. Cuộc leo núi của họ bắt đầu từ ngày 25 - 5 - 1952.

Đoàn thám hiểm người Anh là đoàn thứ 9 thực hiện cuộc leo núi vào ngày 29 -5 - 1953, thật may mắn họ đã hoàn thành nhiệm vụ đã đặt chân lên đỉnh Everest ở độ cao 8848 mét. Năm 1953, đúng 101 năm sau ngày phát hiện ra đỉnh Everest cao nhất thế giới, Hilaru người Newzealand cùng Tenzing người Serpa đã leo lên đến đỉnh. Và từ 1953 đến 1980, đã có 107 đoàn vận động viên leo núi của 16 nước, trong đó có 4 nữ vận động viên đã leo lên đỉnh Everest. Hiện Việt Nam đang cử một đoàn vận động viên chinh phục đỉnh Everest. Hiện tại, đoàn đang trong thời kỳ tập dượt. Hy vọng một ngày nào đó, lá cờ Tổ quốc thân yêu chúng ta sẽ tung bay trên “nóc nhà của thế giới” -đỉnh Everest!

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4136-02-633704847692256250/Nepan/Dinh-nui-Everest.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận