1200 – 500 TRƯỚC CN:
THƯƠNG GIA VÀ CHIẾN BINH
v 1200 - 500 TRƯỚC CN THẾ GIỚI
Nhiều nền văn minh lớn của thế giới bắt đầu phát triển trong giai đoạn này. Ở Nam Mỹ người Chavin có công xây dựng một trung tâm tôn giáo và thương mại phồn thịnh. Trong khi đó, người Plmec phát triển nền văn minh đầu tiên ở miền Trung và Bắc Mỹ. Bên châu Âu những thành phố - quốc gia Etruscan, Hy Lạp và sau này của La Mã đều phát triển thành những xã hội tiến bộ. Người Phoenician trưởng thành như một đế quốc thương mại ở vùng biển Địa Trung Hải, còn ở châu Á đế quốc Assyria suy vong trước quyền lực Babylon. Cả khu vực rơi vào quyền lực mạnh nhất thế giới, thế lực của đế quốc Ba Tư. Thế giới hầu hết phát triển bằng nghề nghiệp và thương mại, phần nhiều duy trì thế lực bằng quân đội.
Kỹ thuật và văn hoá. Trước 2000 trước CN những kinh nghiệm về đồ sắt đầu tiên được vận dụng ở mạn Đông Địa Trung Hải. Qua nhiều thế kỷ, việc sử dụng sắt vẫn còn giới hạn, nhưng vào khoảng 700 trước CN nó trở nên phổ biến ở châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc. Việc đưa sắt vào sử dụng đã đưa đến cuộc cách mạng trong săn bắn và trồng trọt... Việc đưa chữ cái vào Hy Lạp khoảng 800 trước CN cũng có tính cách cách mạng như vậy - vì đây là lần đầu tiên một nền văn hoá có chữ viết phát triển ở châu Âu. Kịch trở thành một hình thức giải trí bình dân nhất trong nền dân chủ mới được thiết lập của Hy Lạp.
v 1200 - 500 TRƯỚC CN - CHÂU PHI
Ở mạn Tây châu Phi, dân thuộc nền văn minh NoK sử dụng sắt và đưa vào đồ gốm và các vật dụng khác những kiểu nghệ thuật mới lạ. Những người Phoenician từ mạn Đông Địa Trung Hải thành lập những thuộc địa mới dọc theo bờ biển phía Bắc châu Phi để mở rộng việc buôn bán, nổi tiếng nhất là Carthage vùng Tunisia. Ở mạn Đông Bắc, người Kushite vùng Nubia cai trị Ai Cập trong vòng một thể kỷ rồi chuyển về phía Nam và định cư ở Moroe.
v KHOẢNG 900 TRƯỚC CN - NỀN VĂN MINH KUSHITE HỒI SINH
Phía Nam nước Ai Cập là vùng đất Nubia (bây giờ là Sudan). Từ khoảng 2000 trước CN tới khoảng 1600 trước CN do người Ai Cập cai trị. Vùng thượng Nubia được biết dưới tên Kush. Trong thời gian này một nền văn hoá phong phú và biệt lập phát triển trong vùng Kerma. Vào khoảng 1500 trước CN tới 900 trước CN Nubia bị Ai Cập xâm chiếm lại, nhưng người Ai Cập lại buông lỏng sự kiểm soát, Kush lại phục hồi và một thủ đô được thiết lập: Napata, ở phía Bắc thác thứ tư của sông Nil. Khoảng giữa 770 trước CN và 716 trước CN hai thủ lãnh Kushite cầm đầu những đoàn quân chống lại Ai Cập, lật đổ triều đại cai trị và thành lập triều đại riêng của họ kéo dài đến khoảng 671 trước C N. Vì quyền lực Kushite ở Ai Cập suy vong, trọng tâm của nền văn minh Kushite dần dần di chuyển về phía Nam, tập trung vào thành phố Moroe. Vào thời gian này nghề sắt bắt đầu ở Kush; Moroe có một nguồn cung cấp tốt về sắt và gỗ.
v 814 TRƯỚC CN: NGƯỜI PHÔINIKIA TÌM THẤY CARTHAGE
Người Phôinikia đã thành lập những thành phố thương mại dọc theo hai bờ biển Đông Địa Trung Hải vào những năm khoảng 1500 - 1000 trước CN trên vùng đất ngày nay là Lebanon. Vào những năm cuối của thời kỳ này họ bắt đầu đi về phía Tây để thám hiểm những đường bờ, biển khác của Địa Trung Hải. Họ làm như vậy để mở rộng nền thương mại và thúc đẩy sự phát triển các thành phố của họ, bởi vì các vùng biển chạy dài của người Phôinikia không đủ rộng và phì nhiêu để nuôi được dân Phôinikia. Năm 814 trước CN họ thành lập Carthage ở Tunisia. Carthage mau chóng phát triển thành thành phố trung tâm thương mại lớn nhất trên bờ biển phía Bắc châu Phi, mạn Tây Ai Cập, nối kết thương mại giữa nội địa châu Phi và thế giới Địa Trung Hải. Và khoảng 600 trước CN Carthage phát triển rất mạnh, nó đủ giàu và đủ sức để tách rời khỏi sự kiểm soát của người Phôinikia. Dân chúng vùng Carthage đóng những con tàu và tổ chức những cuộc thám hiểm và người ta bảo đã có một đô đốc hải quân người Carthage đi vòng quanh châu Phi vào thời gian này.
v KHOẢNG 600 TRƯỚC CN DÂN NOK KHAI THÁC SẮT
Dân Nok sống ở Nigeria miền Tây châu Phi vào khoảng 600 trước CN. Cộng đồng nông nghiệp này bắt đầu khai thác quặng sắt và nấu chảy sắt trong những hố lò cạn có vách là thông viên gạch đất sét có hình ống. Người Nok sáng tạo ra mũi tên, đao, đầu dao và rìu hay lưỡi cuốc để khai hoang và trồng trọt những khu rừng nhiệt đới. Họ cũng rất khéo sản xuất những vật dụng bằng đá. Lối sống của người Nok được biểu hiện qua các hình thù của đồ gốm và những bức điêu khắc. Chẳng hạn họ đeo những hột chuỗi trang sức, và những chiếc rìu của họ có cán gỗ. Nền văn hoá người Nok rất có thể đã chấm dứt vào khoảng 200 - 300 sau CN, nhưng rất nhiều các kiểu nghệ thuật đồ gốm và những đồ thủ công khác với những đường nét đặc sắc, còn xuất hiện sau này trong các nền văn hoá Tây Phi, đặc biệt là nền văn hoá lfe.
v 1200 - 500 TRƯỚC CN - CHÂU Á
Thời gian này chứng kiến sự thăng trầm của đế quốc Assyria trong khi vùng Babylon kế cận đã thống trị mạn Tây châu Á được ít thập niên. Giai đoạn này chỉ chấm dứt khi Cyrus, người hùng của Ba Tư, thành lập đế quốc Ba Tư và chinh phục Babylonia. Ở Trung Quốc, các lãnh chúa phong kiến chống đối nhau làm cho đất nước bị chia xẻ. Trong khi đó Nhật Bản theo đuổi nền công nghiệp thời vụ và chịu ảnh hưởng tư tưởng và kỹ năng về thủ công nghiệp của Trung Hoa và Triều Tiên.
v 1045 TRƯỚC CN - TRIỀU ĐẠI NHÀ CHU Ở TRUNG QUỐC
Khoảng 1045 trước CN những thủ Lãnh vương quốc nhà Chu đoạt quyền từ các thủ lãnh nhà Thương. Các thủ lãnh mới xuất thân từ miền Tây, và vì thế ba thể kỷ sau đó nền cai trị của họ vẫn được biết dưới cái tên Tây Chu. Vào năm 77 trước CN họ bị buộc phải dời thủ đô về mạn Đông, một số các thủ lãnh độc lập nổi lên ở nhiều nơi trên đất nước, họ mang những danh hiệu hoàng tộc riêng cho mình, đôi khi duy trì một mối dây trung thần với nhà Chu. Trong thời Chiến Quốc (481 - 221 trước CN) bảy hoàng triều lớn thường xuyên giao tranh với nhau, và các vương gia nhà Chu tồn tại tới 250 trước CN, nhưng quyền hành thì bị thu hẹp. Tuy nhiên thời đại nhà Chu luôn được coi là một thời đại có nhiều hồng ân, dân chúng được hưởng hạnh phúc.
Ấn Độ giáo. Khoảng 1500 trước CN, nền văn minh Ấn Độ ở Ấn bị dân Aryans, những thổ dân du mục vùng Trung Á, xâm chiếm. Những di tích đầu tiên của họ là Bốn cuốn Sách Thánh gọi là Vedas - Từ năm 1500 - 500 trước CN được gọi là thời đại của Vedas. Xã hội Aryan có bốn tầng lớp hay giai cấp. Giai cấp cao nhất hay Varna là các thầy tế lễ và các học giả, rồi các người lính, các nông dân và thương gia và cuối cùng là giai cấp thấp nhất phục vụ cho các giai cấp trên. Vào cuối thời đại Vedas, tôn giáo của các dân tộc bị trị đã phối hợp tới những truyền thống của Vedas để tạo nên Ấn giáo. Một khía cạnh quan trọng của Ấn Độ giáo là Karma (luân hồi), một niềm tin là con người bị chi phối bởi những gì họ làm trong kiếp trước và sẽ làm trong kiếp sống mai hậu. Ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo là Brahma đấng tạo hoá, Vishnu đấng cai quản và Shiva đấng phá hủy. Họ là những vị có quyền đối với sự sống và sự chết.
v 911 TRƯỚC CN - VUA ADADNIRARI II LÊN NGÔI VUA ASSYRA
Vương quốc, Assyria đã tồn tại ở Mesopotamia từ ít nhất 2000 trước CN. Vào khoảng thế kỷ thứ mười trước CN các vị vua Assyria bắt đầu mở rộng đất đai của họ để đảm bảo biên cương và kiểm soát được những con đường thương mại. Trên 200 năm sau đó quân đội Assyria tiếp tục cuộc chinh phục cho tới khi Vương quốc Assyria trải dài từ biên giới Ai Cập tới vịnh Ba Tư, về mạn Bắc tới ngọn núi Ararat. Năm 911, việc lên ngôi của vua Adadnirari II đánh dấu thời kỳ quyền hành tuyệt đối của Assyria; người Assyria ăn mừng những mảnh đất mới sáp nhập được bằng cách xây dựng những cung điện vĩ đại, khắc vào bảng đá những bức hoạ rất công phu đúc kết lại những chiến công của họ. Nhiều vua Assyria cai trị trong quyền lực và bạo tàn nên nhiều quốc gia chư hầu nổi lên chống lại. Những bất an bên trong cùng với thất bại của quân đội vào những năm 620 dẫn đến sự tan vỡ của vương quốc, và cuối cùng Assyria bị xâm chiếm bởi những người Medes và Babylon vào 612 trước CN.
Thời kỳ của Joman. Thời kỳ Joman ở Nhật bắt đầu vào khoảng 9000 trước CN và kéo dài ít nhất là tới 300 trước CN. Đó là một trong những nền văn minh đầu tiên và lâu dài nhất của lịch sử Nhật cổ đại. Thời kỳ này được gọi là Joman do từ ấy có nghĩa là ''các mẫu mã dây thừng'' trang trí trên các đồ gốm được người Joman lần đầu tiên làm vào khoảng 7000 trước CN.
v 612 TRƯỚC CN - THÀNH NINIVE BỊ PHÁ HỦY
Sau cái chết của Đại Sargon II xứ Assyria (712- 04 trước CN) Sennacherib con trai ông ta (704-681 trước CN) xây một cung điện khổng lồ ở thủ đô của Ninive. Sennacherib san bằng thành Babylon năm 689 trước CN nhưng sau đó tám năm bị chính con trai của ông ta là Esarhadon giết chết và xây lại thành phố. Con của Esarhadon là Assurbanipal (668-627 trước CN) là vị vua Assyria vĩ đại cuối cùng. Ông ta vừa là một vị tướng thành công và một người đỡ đầu cho nghệ thuật, triều đại ông có rất nhiều chương trình xây dựng lớn. Vào thời gian ông chết (627 trước CN) Assyria trở thành một quốc gia quyền thế. Hầu như ngay sau đó, Babylon tách ra khỏi ách thống trị của Assyria và liên kết với các quốc gia chư hầu khác để chiếm luôn Assyria. Vào 612 trước CN, sau ba tháng bị bao vây Ninive và các thành phố khác bị san bằng. Một nền văn minh lớn chấm dứt.
v KHOẢNG 605 TRƯỚC CN - NEBUCH- ADNEZZAR II CAI TRỊ BABYLONIA
Sau khi Assyria sụp đổ, vua Babylonia, Nabopolassar (626-605 trước CN) nỗ lực biến vương quốc của mình thành một đế quốc. Ông ta phái một đạo quân do con trai Nebuchadnezzar II của ông chỉ huy, đánh bại người Ai Cập, ở Carchemish và từ đó thắng luôn Syria. Nebuchadnezzar kế nghiệp cha vào 605 trước CN và trị vì được hơn 40 năm nữa. Ông ta mở rộng thành Babylon với một đại lộ mới lộng lẫy, con Đường Thánh, xây dựng tại đền thờ Marduk, vị thần của Babylon, và dâng lên một cung điện có những vườn treo nổi tiếng. Mặc dầu các nhà khảo cổ không tìm thấy vết tích gì của những ngôi vườn này nhưng có thể chúng được xây dựng ở những độ cao khác nhau trên những vòng cung để một màu xanh phủ rộng xuống. Nebuchadnezzar cũng cho mở rộng tháp Babel, một cái tháp xây cao chín tầng để lên tới trời.
v 586 TRƯỚC CN - CUỘC ĐI ĐẦY Ở BABYLONIA
Trong vòng vài năm, vua Nebuchadnezzar phải đương đầu với những người Do Thái nổi loạn ở Judah (Nam Palestine). Ba lần ông ta đã chế ngự được người Do Thái, là vào 586 (trước CN) sau một cuộc bao vây 16 tháng, ông chiếm được thủ đô Jerusalem. Thành phố cùng với đền thờ vĩ đại của Salomon bị phá hủy. Nebuchadnezzar bắt ép hầu hết những người Do Thái còn sống sót phải sang Babylonia làm tù nhân, ở đấy họ phải sống kiếp nô lệ. Cuộc xuất phát khỏi Babylonia vẫn được biết dưới cái tên cuộc đi đầy ở Babylonia, và đó là lần đầu tiên người Do Thái bằng từng nhóm nhiều người, phải tản mác qua các vùng đất lạ. Những người còn ở lại Judah là những người nông dân quê mùa, được phép sử dụng đất đai nhưng cuộc sống thành thị ở Judah hầu như biến hẳn. Đất Judah trở thành món mồi ngon cho những dân lân cận chuyển đến lập nghiệp. Họ xô sát với những người nông dân miền quê và sau này có thêm những cuộc xung đột với những người Do thái từ Babylonia trở về quê hương xưa của họ. Nebuchadnezzar cầm đầu một chiến dịch khác chống ai Ai Cập và người ta nói là ông bị điên vào những năm sau đó, rồi chết năm 562 trước CN.
v 539 TRƯỚC CN - BABYLON SỤP ĐỔ TRƯỚC CYRUS XỨ BA TƯ
Dân Medes, những người Ấn Âu sống ở vùng Bắc nước Iran đã giúp người Babylonia chinh phục Assyria vào những năm 612 trước CN. Quân đội của họ với những biệt đội tên nỏ trở thành áp lực quyết định trong các trận chiến. Trong số những dân thần phục họ có người Ba Tư sống ở các vùng đất phía Tây Nam. Các thủ lãnh Ba Tư là con cháu của một vị vua Iran, Achaemenid. Vào năm 557 trước CN một vị vua trẻ, Cyrus II lên nắm quyền. Vào khoảng 550 trước CN ông ta động viên dân chúng lật đổ ách thống trị của người Medes và xây dựng Đế quốc Ba Tư sau đó trở thành thế lực thống trị Tây Á khoảng hai thế kỷ. Ông ta xâm chiếm Babylonia và chiếm được Babylon vào khoảng 539 trước CN. Một trong những việc làm đầu tiên của ông là giải phóng người Do Thái bị Nebuchadnezzar đưa đi đầy vào năm 586 trước CN. Cyrus biến thành Pasargadae bé nhỏ thành một thủ đô lộng lẫy. Cyrus chết năm 529 trước CN trong một chiến dịch.
Phật giáo. Phật giáo là niềm tin phát xuất từ những lời giảng dạy của Siddhartha Gautama (khoảng 560 - khoảng 482 trước CN). Siddhartha sinh ra trong một gia đình quyền quí ở miền Bắc Ấn Độ. Năm 29 tuổi, Siddhartha một mình đi vào thế giới thực tế. Trong một ngày Ngài gặp một người bệnh, một người già, một người nghèo và một người chết. Điều này làm ngài vô cùng xúc động, và ngài quyết định từ bỏ cuộc sống giàu sang để đi tìm ý nghĩa chân thật của cuộc sống, mặc dù ngài phải trải qua nhiều cam go, khổ hạnh. Vào khoảng 528 trước CN Ngài ngồi dưới gốc cây bồ đề tại một ngôi làng gọi là Bihar, đột nhiên Ngài tìm thấy sự soi sáng mà Ngài đã dày công kiếm tìm và hiểu được nguyên nhân của sự đau khổ đầy bí ẩn. Ngài cống hiến cuộc sống của mình cho lý tưởng cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ. Niềm tin mới này được gọi là đạo Phật, phát xuất từ chữ Buddha của Ấn Độ có nghĩa là ''Đấng được soi sáng''.
v 1200 - 500 TRƯỚC CN - CHÂU ÂU
Ba nền văn minh hưng thịnh trong giai đoạn này: Hy Lạp, Etruscans, và sau này Celt. Nền văn minh Hy Lạp, phát triển từ khoảng 300 trước CN, dựa trên những thành phố, quốc gia, và hùng cường nhất ở Athens và Sparta. Người Etruscans cũng vậy, xây dựng một nền văn minh dựa trên liên minh các thành phố - quốc gia. La Mã cũng được thành lập vào giai đoạn này.
v KHOẢNG 753 TRƯỚC CN - SỰ KHAI SINH ''KINH THÀNH MUÔN THUỞ''
Người La Mã đánh dấu ngày thành lập thủ đô La Mã, trên bờ sông Tiber, vào năm 753 trước CN. Vào thời Gian đó, người Etruscans và người La Tinh đã định cư trong vùng và chẳng bao lâu họ liên kết thành một khối cộng đồng. Truyền thuyết La Mã nói rằng có bảy vị vua kế tiếp nhau, người đầu tiên là ông tổ Romulus, người thiết lập thành phố. Trong bảy vị vua đó, một số là người La Tinh, một số là người Etruscans bao gồm cả Tarquinius Superbus. Superbus là nhà độc tài đã ràng buộc La Mã vào những cuộc chiến tranh tốn kém, khủng bố dân chúng và cai trị rất kém, đến mức khiến dân chúng âm mưu lật đổ ông. Sau khi ông bị hạ bệ, theo truyền thuyết là 590 trước CN người La Mã đã chán các vị vua và quyết định thành lập nước cộng hoà, do hai quan tổng trấn cai trị, mỗi ông được bầu phục vụ một năm.
Người Hy Lạp cổ. Sau khi Mycenaeans sụp đổ Hy Lạp không phát triển thành một vương quốc thống nhất mà trở thành một liên hiệp các thành phố quốc gia, và thường giao tranh với nhau. Thành phố lớn nhất và quyền lực nhất trong những thành phố hiếu chiến là Sparta, Athens trở thành trung tâm thương mại và văn hoá. Vào khoảng 700 trước CN người Hy Lạp bắt đầu phát triển ra ngoài nước Hy Lạp và các hòn đảo ở biển Aegean. Vào cuối những năm 500 sau CN đế quốc Ba Tư đặt Hy Lạp trước một mối đe doạ nghiêm trọng và điều đó đã làm cho các thành phố, quốc gia hiếu chiến tạm thời phải sáp nhập với nhau để chống lại kẻ thù. Trong những tình huống như vậy người Hy Lạp cũng vẫn đã sản sinh ra được một nền văn minh rạng rỡ hình ảnh sâu đậm tới tận ngày nay.
v 1200 - 500 TRƯỚC CN - CHÂU MỸ
Hai nền văn minh lớn nổi lên vào giai đoạn này. Đó là dân Chavin de Huantar miền Trung Andes, và những người Olmec ở miền trung Mehico, có nền nghệ thuật phồn vinh vào những năm 600, đặc biệt tại San Lorenzo và La Venta. Cuối thời kỳ này có những nền văn hoá khác xuất hiện như Paracas ở Pêru, chịu ảnh hưởng của người Chavin, và Oaxaca ở Mehico, thừa hưởng những nét đặc sắc của người Olmec.