Tài liệu: Ai là người đầu tiên thám hiểm những đáy biển sâu?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Con người không thể xuống sâu quá 200m dưới biển bởi vì ở đó, áp suất của nước sẽ “bóp bẹp” anh ta. Những cuộc thám hiểm sâu dưới đáy biển chỉ có thể thực hiện được nhờ
Ai là người đầu tiên thám hiểm những đáy biển sâu?

Nội dung

Ai là người đầu tiên thám hiểm những đáy biển sâu?

Con người không thể xuống sâu quá 200m dưới biển bởi vì ở đó, áp suất của nước sẽ “bóp bẹp” anh ta. Những cuộc thám hiểm sâu dưới đáy biển chỉ có thể thực hiện được nhờ có tàu ngầm đặc biệt. Hai bố con Piccard (người Thụy Sỹ) đã sáng tạo ra những chiếc tàu lặn đầu tiên.

Vào năm 1930, những nhà khoa học đã xuống dưới đáy đại dương bằng quả cầu lặn (bathysphère), một loại tàu lặn lớn hình cầu bằng thép được nối liền với những dây cáp. Từ những ô cửa sổ nhỏ người ta có thể quan sát được bên ngoài.

Tầu lặn này nguy hiểm vì nếu dây cáp bị đứt thì chiếc tàu sẽ chìm xuống biển sâu. Hơn nữa, việc vận hành con tàu tương đối phức tạp.

Auguste Piccard (1884-1962) và con trai là Jacques sinh năm 1922 đã sáng tạo ra loại tàu lặn gọi là bathyscaphe. Những người quan sát ngồi trong một khoang chuyển động tròn cố định dưới phao, chứa đầy xăng. Và cái phao này nhẹ hơn nhiều so với trọng lượng của nước.

Hai bố con Piccard đã chế tạo những chiếc tàu lặn đầu tiên vào năm 1948. Để lặn sâu được, không khí được xả ra khỏi bình dự trữ và được thay bằng nước vào đó làm cho tàu nặng hơn. Muốn nổi lên mặt nước người ta sẽ vứt bỏ tải trọng dằn ở trên tàu, có mục đích làm nặng tàu để lặn xuống.

Năm 1960, Jacques Piccard và Don Walsh, một sĩ quan hải quân Mỹ đã lặn xuống Thái Bình Dương ở độ sâu hơn 11.000m trong một con tàu lặn có tên là Trieste.

Với độ sâu đó, ánh sáng không thể lọt tới. Con tàu đã dùng đèn pha mạnh để rọi vào bóng tối. Những máy quay đã ghi lại những thước phim về những sinh vật lạ sống dưới những độ sâu mà chưa ai có thể quan sát được. Chiếc tàu lặn này đã giữ kỷ lục về độ sâu.

Ngoài ra, còn có những loại tàu khác nhỏ hơn đề sử dụng trong một số việc dưới biển. Ví dụ như dùng để đặt dây cáp và ống dẫn dầu. Một ngày nào đó, con người có thể sẽ sống trong các “căn cứ” dưới đáy biển để làm việc dưới đó, ví dụ như ''nuôi'' cá.  




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2474-26-633543054606093750/Khai-pha---Tham-hiem/Ai-la-nguoi-dau-tien...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận