Tài liệu: Argentina - Nước của bạch ngân

Tài liệu
Argentina - Nước của bạch ngân

Nội dung

ARGENTINA – NƯỚC CỦA BẠCH NGÂN

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Argentina có tên đầy đủ là “Cộng hòa Argentina”, nằm ở đông nam Nam Mỹ, đông giáp Đại Tây Dương. Tên nước lấy từ chữ “argentun” trong tiếng La tinh có nghĩa là “vàng” chuyển thành.

Năm l516, nhà hàng hải Tây Ban Nha là Solis đến đây đầu tiên. Năm 1520, nhà hàng hải Bồ Đào Nha là Magellans trong cuộc hành trình vòng quanh thế giới đã tiến vào khu vực sông La Plata ngày nay, thấy người Indian trên mình đeo trang sức bằng bạc cho rằng ở đây mỏ bạc phong phú, từ đó dùng tiếng Tây Ban Nha đặt tên cho bộ phận hợp thành giữa sông Parana và Uraguay là “La Plata”, tức “con sông bạc”.

Một thuyết khác cho rằng: nhà thám hiểm người Italia là Sebasdian Cabot (1476 - 1557) làm việc cho Tây Ban Nha phát hiện và đặt tên con sông này là “La Plata” vào năm 1526, ở đây ông tiến hành trao đổi bạch ngân với dân bản xứ. Thực ra, nơi đây không hề sản xuất ra bạch ngân mà xuất xứ từ Bolivia. Về sau quốc vương Tây Ban Nha thiết lập ở đây khu “Tổng đốc La Plata”, từ đó vùng này lấy tên “Plata”.

Người đầu tiên lấy chữ “Argentina” làm tên quốc gia và tên khu vực là nhà thơ nổi tiếng Martin Del Balco. Tác phẩm trường thi “Argentina” của ông được xuất bản ở Lisbon (Bồ Đào Nha) vào năm 1602. Từ đó về sau, tên gọi “Argentina” thay thế cho “La Plata” để chỉ cả vùng lưu vực sông này. Trong giai đoạn cuối của nền thống trị Tây Ban Nha, tên gọi “Argentina” được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, lịch sử và các văn kiện chính thức.

Giữa thế kỷ XVI, Argentina trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Trước khi độc lập, vào năm 1813, trong bài quốc ca do Đại hội chế định Hiến pháp thông qua đã sử dụng tên nước là “Argentina”. Ngày 9 tháng 7 năm 1816, giành độc lập, thành lập “Cộng hòa Argentina”, tên quốc gia mới có nội dung là “nước của con sông La Plata”, cũng có nghĩa là “nước của bạch ngân”. Ngày 24 tháng 12 năm 1826, Hiến pháp nước Cộng hòa được thông qua, khẳng định dùng “Argentina” làm tên nước.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu lam nhạt, màu trắng và màu lam nhạt xếp ngang song song. Giữa hình màu trắng có “Mặt trời tháng 5”. Màu lam nhạt và màu trắng là dấu hiệu nhân dân Buernos Aires chống lại quân thực dân Tây Ban Nha. Mặt trời tháng 5 tượng trưng cho tự do và bình minh. Ngày 25 tháng 5 năm 1810, cuộc đấu tranh đánh đuổi bọn thống trị Tây Ban Nha của nhân dân yêu nước Buernos Aires đã giành được thắng lợi. Đây là “cuộc cách mạng tháng 5” nổi tiếng trong lịch sử Argentina. Ngày 20 tháng 6 năm 1810, lá cờ ba màu lam, trắng, lam ra đời tại trận địa pháo binh trên bờ sông Pasahe và cử hành nghi thức kéo cờ lần đầu tiên tại trận địa tiền duyên. Năm 1812, lá cờ này được một trong những người lãnh đạo phong trào độc lập Argentina là Tướng quân Manuel – Belgrano sửa chữa và chính thức dùng làm quốc kỳ. Ngày 9 tháng 7 năm 1816, Argentina tuyên bố độc lập. Để kỷ niệm ngày ra đời là quốc kỳ chính phủ qui định ngày 20 tháng 6 hàng năm là ngày quốc kỳ, trong ngày này cả nước tổ chức các hoạt động chào mừng.

·        Quốc huy

Hình bầu dục. Nửa phía trên màu xanh da trời, trên đỉnh có mặt trời rọi chiếu bốn phương, gọi là mặt trời tháng 5, nó tượng trưng cho sức mạnh vĩ đại đấu tranh giành thắng lợi của nhân dân, tượng trưng cho chân lý, tôn nghiêm và phồn vinh, đồng thời cũng tượng trưng cho sự ra đời của một quốc gia mới. Nửa dưới hình bầu dục màu trắng. Hai màu lam và trắng là màu của quốc kỳ Argentina. Màu xanh da trời tượng trưng cho chính nghĩa, màu trắng trượng trưng cho niềm tin, sự thuần khiết, sự chính trực và cao thượng. Giữa hình bầu dục có hai tay bắt chặt nhau, tượng trưng cho sự đoàn kết, trong tay là một cây gậy dài đứng thẳng, gọi là cây gậy tự do. Trên đầu gậy là chiếc mũ mềm màu đỏ hình nón rũ xuống. Cây gậy dài tượng trưng cho quyền lợi, pháp lệnh, tôn nghiêm và chủ quyền. Chiếc mũ đỏ Frigia, cũng gọi là chiếc mũ tự do. Toàn bộ hình bầu dục được tạo bởi lá nguyệt quế màu lục vòng ôm, lá nguyệt quế tượng trưng cho thắng lợi và quang vinh, màu lục tượng trưng cho lòng trung thành và tình hữu nghị. Huy trưng này vấn là tỉnh huy của tỉnh liên hợp La Plata. Năm 1813 đổi thành quốc huy Argentina.

3. Quốc ca

·        Hỡi những con người sống trên mặt đất hãy nghe tiếng gọi thiêng liêng: Tự do! Tự do! Tự do! Gông xiềng nô lệ bị phá tan; tự do bước lên ngôi báu. Ngôi báu tôn vinh đã dựng nên, thắng lợi thuộc về Liên minh các tỉnh miền Nam[1]. Nhân dân tự do toàn thế giới cùng hoan hô: cầu phước lành cho đất nước Argentina vĩ đại! Cầu phước lành cho đất nước Argentina vĩ đại! Nhân dân tự do toàn thế giới hoan hô: cầu phước lành cho đất nước Argentina vĩ đại. Nhân dân tự do toàn thế giới hoan hô: cầu phước lành cho đất nước Argentina vĩ đại. Nhớ lấy: (ĐK)

·        Những anh hùng mới sinh tinh thần phấn chấn, kiêu hùng như những võ thần. Trong lòng họ biết bao tình cảm hào hùng, mạnh bước tiến lên khiến mặt đất rung động. Người Incas đang đội mồ đứng dậy, thắp sáng lại ngọn lửa nhiệt tình, cổ vũ con cái họ, gây dựng lại thanh danh hiển hách của Tổ quốc ngày nào, cổ vũ con cái họ gây dựng lại thanh danh hiển hách của Tổ quốc ngày nào. Nhớ lấy. (ĐK)

ĐK: Vòng nguyệt quế có được như thế nào. Hãy để nó mãi mãi tồn lại (2 lần). Chúng ta hãy sống cho thật vẻ vang, chết cũng thật vẻ vang (3 lần).

·        Vách núi vỡ tan, tường thành đổ nát, tiếng vang ầm ầm kinh thiên động địa tiếng hô phục thù và chiến tranh nổi lên bốn phía, khắp nơi một khí thế cuồn cuộn sực sôi. Bọn bạo chúa ác tàn ngậm lòng đố kị, chúng phun ra nước độc hôi thối khó ngửi, tay chúng giơ lên ngọn quân lấy nhuộm đầy máu đỏ, phát động chiến tranh tàn khốc vô nhân tính; phát động chiến tranh tàn khốc vô nhân tính, tay chúng giơ lên ngọn quân kỳ nhuộm đầy máu đỏ, phát động chiến tranh tàn khốc vô nhân tính, tay chúng giơ lên ngọn quân kỳ nhuộm đầy máu đỏ, phát động chiến tranh tàn khốc vô nhân tính. Nhớ lấy. (ĐK)

·        Hỡi nhân dân Argentina, quân xâm lược khiêu chiến các bạn, chúng đê tiện nhưng lại ngạo mạn, chúng hét lên điên rồ và cười gằn độc địa, giày xéo lên đất đai của ta, cuối cùng chúng sẽ thất bại, không nghi ngờ gì nữa. Các dũng sĩ cùng khảng khái tuyên thệ, xông ra chiến trường vì tự do, đánh tan bầy hổ lang khát máu, ý chí kiên cường như vách sắt thành đồng, ý chí kiên cường như vách sắt thành đồng, đánh tan bầy hổ lang khát máu, ý chí kiên cường như vách sắt thành đồng, đánh tan bầy hổ lang khát máu, ý chí kiên cường như vách sắt thành đồng. Nhớ lấy. (ĐK)

·        Nhân dân Argentina dũng cảm xông ra chiến trường biên giới, tinh thần phấn chấn, chí khí hiên ngang. Kèn xung trận hòa với tiếng súng vang dội khắp chiến trường miền Nam. Buenos Aires là tiên phong của cuộc kháng chiến, dẫn dắt các thành phố liên minh nổi tiếng, họ sẽ giơ cao cánh tay lực lượng, vặn cổ lũ sư tử Iberia ngạo mạn, vặn cổ lũ sư tử Iberia ngạo mạn[2], họ sẽ giơ cao cánh tay lực lưỡng, vặn cổ lũ sư tử Iberia ngạo mạn, họ sẽ giơ cao cánh tay lực lưỡng, vặn cổ lũ sư tử Iberia ngạo mạn. Nhớ lấy. (ĐK)

·        Thần thắng lợi đang vươn đôi cánh rộng, che chở cho các dũng sĩ Argentina, bạo chúa trông thấy, hồn xiêu phách lạc, lập tức cụp đuôi tháo chạy, chúng giao nộp quân kỳ và vũ khí đầu hàng, chiến lợi phẩm thu được thuộc về tự do. Nhân dân cổ vũ đôi cánh quang vinh, khí khái hào hùng, mở mày mở mặt. Khí phách hào hùng, mở mày mở mặt. Nhân dân cổ vũ đôi cánh quang vinh, khí khái hào hùng mở mày mở mặt. Nhớ lấy. (ĐK)

·        Tiếng hiệu rền vang từ Bắc cực đến Nam cực, truyền đi danh tiếng hiển hách, truyền đến mọi người với danh nghĩa Mỹ châu, kêu gọi không ngừng, hỡi nhân dân xin hãy lắng nghe: Ngôi báu tôn vinh đã dựng lên, thắng lợi đã thuộc về liên minh các tỉnh miền Nam! Nhân dân tự do toàn thế giới hoan hô: Cầu phước lành cho đất nước Argentina vĩ đại. Cầu phước lành cho đất nước Argentina vĩ đại. Nhân dân tự do toàn thế giới hoan hô: Cầu phước lành cho đất nước Argentina vĩ đại. Nhân dân tự do toàn thế giới hoan hô: Cầu phước lành cho đất nước Argentina vĩ đại. (ĐK).




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/319-02-633390121522368750/Chau-My-Nam-My/Argentina----Nuoc-cua-bach-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận