Tài liệu: Australia thử nghiệm động cơ phản lực nhanh nhất thế giới

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Động cơ này có tên là HyShot, được Australia phóng thử. Nếu thành công, nó sẽ trở thành động cơ siêu âm (seramjet) nhanh nhất và rẻ nhất từ trước tới nay
Australia thử nghiệm động cơ phản lực nhanh nhất thế giới

Nội dung

Australia thử nghiệm động cơ phản lực nhanh nhất thế giới

Động cơ này có tên là HyShot, được Australia phóng thử. Nếu thành công, nó sẽ trở thành động cơ siêu âm (seramjet) nhanh nhất và rẻ nhất từ trước tới nay. Với tốc độ gấp 7,6 lần tốc độ âm thanh, một chiếc máy bay gắn HyShot chỉ cần 2 giờ đồng hồ để bay từ Sidney tới London.

Dự án HyShot do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Queensland của Australia thực hiện, chỉ tiêu hết 1,25 triệu USD, rẻ hơn Hyper-X của NASA 150 lần. Theo dự tính, tên lửa Terrier-Orion sử dụng động cơ này sẽ được phóng đi từ Trung tâm Woomera, Australia.

Động cơ siêu âm chiếm kỷ lục về tốc độ hiện nay là Hyper X của NASA, thử nghiệm đạt tốc độ gấp 7 lần của âm thanh (2,3 km/s). Trước đó, các động cơ siêu âm chỉ đạt tốc độ bằng 5 lần của âm thanh.

HyShot có thể bay lên độ cao trên 300 km trước khi trở lại bầu khí quyển. Sau đó ở độ cao 35 km, nó có thể chuyển thông tin về trái đất bằng sóng radio.

Đơn giản, tiện lợi, rẻ

Ông Russel Boyce, Học viện Phòng thủ Australia ở Canberra cho biết, HyShot hoạt động trên nguyên tắc giống hệt các động cơ phản lực trước đó, nhưng tất cả được cải tiến tốt hơn. Nhiệt độ không khí trước khi vào động cơ là - 50 độ C. Nhưng sau khi bị nén, nó nhanh chóng đạt tới 1.700 độ C. Khi nhiên liệu đốt cháy, áp suất ban đầu của không khí là 0,03 atmosphere tăng vọt lên 30 atmosphere. Chính áp suất này đã tạo ra lực đẩy mạnh cho động cơ.

“HyShot không phải là thiết kế đặc sắc nhất trong các mô hình động cơ phản lực siêu âm. Tuy nhiên, nó đơn giản và tiện lợi cho mọi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc trên không trung. Và điều quan trọng là nó có giá thành thấp”, Boyce nói.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633942479581540947/The-gioi-dieu-ky/Australia-thu-nghiem-don...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận