Tài liệu: Bí mật ảo giác dòng nước chảy

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đang nhìn một dòng nước chảy xiết, nếu đột ngột đảo mắt qua một vật thể đứng im, bạn sẽ thấy nó chuyển động về hướng ngược lại
Bí mật ảo giác dòng nước chảy

Nội dung

Bí mật ảo giác dòng nước chảy

Đang nhìn một dòng nước chảy xiết, nếu đột ngột đảo mắt qua một vật thể đứng im, bạn sẽ thấy nó chuyển động về hướng ngược lại. Hiện tượng này là “ảo giác dòng nước chảy”, được phát hiện gần 100 năm trước, nhưng người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân.

Trong một nghiên cứu não bộ được công bố mới đây, Tiến sĩ Alexander C. Huk, Đại học Washington, Seattle (Mỹ), tuyên bố đã khám phá ra bí mật của hiệu ứng sau chuyển động: Vấn đề nằm ở sự mất thăng bằng trong hoạt động của các nơron thần kinh.

Huk đã làm một thực nghiệm trên 5 người đàn ông từ 25 đến 39 tuổi. Ông dùng kỹ thuật đo tính (fMRI) để xác định hoạt động não bộ, khi những người này đột ngột dừng quan sát một dòng nước chảy về phía Đông để hướng vào quan sát một quả bóng đứng im.

Để giải thích kết quả thử nghiệm, Huk chia các nơron thần kinh thành hai loại: Định hướng chuyển động hướng Đông (loại A) và định hướng chuyển động hướng Tây (loại B).

Ông để ý thấy rằng, khi một người nhìn dòng nước chảy về hướng Đông, các nơron loại A hoạt động mạnh, trong khi các nơron B gần như ngủ. Tuy nhiên, nếu người đó nhìn lâu vào dòng nước, các nơron A sẽ có biểu hiện “chùng xuồng”, vì chúng đã quen với chuyển động này. Đến một lúc nhất định (khoảng 3 phút), các nơron A sẽ trở về trạng thái cân bằng (động) so với các nơron B (ngủ). Đó là trạng thái cân bàng A-B.

Khi người này đột ngột rời mắt hỏi dòng nước, hướng vào quả bóng đứng im thì trạng thái cân bằng A-B bị phá vỡ. Lúc này, vận tốc tương đối của quả bóng so với dòng nước tăng lên bất ngờ về hướng ngược lại, khiến cho các nơron B của người quan sát sực tỉnh. Điều này dẫn tới sự mất thăng bằng giữa các nơron B và A. Các nơron B hoạt động mạnh hơn, vì vậy sau khi rời mắt khỏi dòng nước, bạn sẽ thấy cảnh vật bên bờ chuyển động về hướng ngược lại. Đó chính là sự thấy ảo (chứ không phải thật, vì quả bóng thực tế không chuyển động).

Trong thực nghiệm, các nhà khoa học còn phát hiện thêm một điều nữa: Hiệu ứng nơron thay đổi theo mức độ tập trung của người quan sát. Khi người ta tập trung càng cao thì hiệu ứng này sẽ càng lớn.

(Theo dpa)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633942459321228447/The-gioi-dieu-ky/Bi-mat-ao-giac-dong-nuoc...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận