Kinh tế
Trước Thế chiến Thứ II, nền kinh tế Ba Lan lệ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Tuy nhiên, chính quyền Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1947 đã áp dụng một chính sách kinh tế theo mô hình Xô Viết, trong đó đặt trọng tâm vào công nghiệp nặng và kỹ thuật. Trong vòng vài thập kỷ của thời kỳ này nền kinh tế của Ba Lan đã tăng trưởng. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 1970 đất nước này đã phải trải qua những khó khăn về kinh tế, gây ra bởi hàng loạt những vụ mùa thu hoạch kém, sự mất ổn định trong đội ngũ công nhân công nghiệp, tình trạng thiếu hàng hóa tiêu dùng, nền công nghệ trì trệ, lạm phát gia tăng và con số khổng lồ về nợ nước ngoài. Những vấn đề kinh tế này đã bớt nghiêm trọng vào thập kỷ 1980.
Tháng 12 năm 1989 chính quyền mới do tổ chức công đoàn Đoàn kết lãnh đạo đã tiến hành một chương trình cải cách nhàm biến nền kinh tế Ba Lan thành một nền kinh tế dựa trên hệ thống thị trường tự do. Việc kiểm soát giá cả được bãi bỏ, trong khi đó việc kiểm soát mức lương lại được áp dụng. Những doanh nghiệp nhà nước dược biến thành các công ty cổ phần, và nhiều công ty đã được lên kế hoạch để tư hữu hóa hoặc bán cho các nhà dầu tư nước ngoài. Việc tái cấu trúc lại nền kinh tế Ba Lan đã dẫn tới việc thải hồi nhiều công nhân và nạn thất nghiệp gia tăng. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Ba Lan đã sụt giảm một cách nhanh chóng trong năm 1990 và 1991.
Sau sự suy thoái ban đầu của nó, nền kinh tế Ba Lan bắt đầu hưng thịnh. GDP hàng năm đã gia tăng từ năm 1992 đến năm 2002, khi con số này lên đến mức 189 tỉ USD. Mức sản xuất công nghiệp gia tăng khoảng 12% trong năm 1994, cùng với sự sụt giảm 2% trong tỉ lệ thất nghiệp, dã thể hiện một sự gia tăng trong năng suất lao dộng. Lạm phát vẫn còn ở trên mức chỉ tiêu của chính quyền, nhưng cũng đã sụt giảm dần dần, với tỉ lệ 30% năm 1994 giảm xuống còn 18,5% năm 1996. Mặc dù có hàng trăm doanh nghiệp đã được tư hữu hóa trong năm l994 và 1995, tốc độ tư hữu hóa nhìn chung vẫn còn chậm. Tỉ lệ của lĩnh vực tư nhân trong GDP của năm 1995 và 1996 là khoảng 60%. Tuy nhiên, hiến pháp mới ban hành năm 1997 dã đưa đất nước này theo con đường kinh tế thị trường và đầy mạnh việc tư hữu hóa. Nợ nước ngoài của Ba Lan đã dược giảm đi rất nhiều nhờ vào sự nhượng bộ của các chủ nợ nhằm giúp cho nước này thu hút mức đầu tư nước ngoài cao hơn nữa.
Ba Lan là thành viên của một số tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát thiển châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ba Lan đã trở thành thành viên cộng tác của khối Liên minh châu Âu ( EU) năm 1994, và đến năm 1997 nước này đã được mời làm thành viên chính thức của tổ chức này. Các cử tri của Ba Lan, trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2003, đã nhất trí gia nhập khối EU; và Ba Lan đã chính thức gia nhập tổ chức này vào tháng 5 năm 2004.