Địa hình
Mặc dù trên bản đồ địa hình nổi, Ba Lan hiện ra như một vùng đồng bằng liên tục, địa hình của nước này có nhiều sự đa dạng và phức tạp đáng kể. Độ cao trung bình ở đây vào khoảng 175 mét trên mặt nước biển, so với độ cao trung bình của cả châu Âu là 290 mét, nhưng dộ cao này thay đổi từ 2.499 mét ở đỉnh Rysy trong dãy núi Tatry ở phía Nam đến 2 mét dưới mặt nước biển ở vùng châu thổ sông Wisla ở phía Bắc. Ba Lan được chia thành một số vùng nằm song song chạy từ Đông sang Tây. Một sự tương phản nổi bật xuất hiện ở giữa hai vùng, một vùng chiếm hai phần ba về phía Bắc và vùng kia chiếm một phần ba về phía Nam.
Phần đất phía Bắc là một vùng rộng lớn gồm những đồng bằng và những dãy đồi thấp, được chia thành vùng Đất thấp Trung tâm Ba Lan, vùng Cao Baltic, và vùng Đồng bằng Bờ biển. Vùng Đất thấp Trung tâm có một loạt các thung lũng lớn và nông chạy ngang từ Đông sang Tây. Về phía Bắc vùng Đất thấp Trung tâm và vùng Cao Baltic, chấm phá bởi các ngọn đồi và những hồ nước. Vùng Đồng bằng Bờ biển bao gồm những dải đấp hẹp và thấp có chiều ngang từ 40 đến 100 km, chạy gần hết chiều đài của biển Baltic. Bờ biển dài 491 km có đặc điểm nổi bật là ba bằng phẳng và đều đặn, chỉ trừ ra hai chỗ khác biệt là vịnh Pomerania ở phía Tây và vịnh Gdarisk ở phía Đông. Có một số cảng thiên nhiên rất tốt nằm dọc theo biển Baltic.
Một phần ba phía Nam của Ba Lan bao gồm những vùng đất cao thuộc nhiều dạng khác nhau, có những vùng đất thấp nằm kế cận hay chen vào giữa. Một vành đai hẹp của những ngọn núi chiếm lĩnh phía cực Nam và phía Tây Nam. Dãy núi Carpathia tọa lạc ở biên giới phía Đông Nam của Ba Lan bao gồm cả các rặng Tatry và Beskid. Dãy Sudety, một dãy núi lớn khác, tọa lạc ở biên giới phía Tây Nam. Về phía Bắc của những dãy núi này là một khu vực đồi thấp dưới chân núi, đồng bằng Silesia và vùng cao Ba Lan nhỏ.