Tài liệu: Bangladesh - Quê hương của người Bengal

Tài liệu
Bangladesh - Quê hương của người Bengal

Nội dung

BANGLADESH - QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜL BENGAL

1. Nguồn gốc tên gọi

Bangladesh có tên gọi đầy đủ là “nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh”, nằm ở tiểu lục địa Nam Á, hạ du sông Ganga (sông Hằng) và sông Brahmaputra. Tên gọi nước này có hai cách giải thích.

·        Lấy tên từ dân tộc chủ yếu của nước này. Theo giải thích, vùng đồng bằng màu mỡ phía nam sông Padma là quê hương của người Bengal thời cổ đại. Năm 1352, Irias Shah thành lập vương quốc thống nhất, tự xưng là Sultan của người Bengal. Các tầng lớp thống trị ngày xưa chú trọng thiết lập một hệ thống đê kè ở vùng đất trũng, chống lũ lụt, tiếng Phạn gọi hệ thống này là “Ali”. Bangladesh tức chỉ người Bengal cổ đại thêm từ “desh” phía sau (là biến âm của “Ali”) hợp thành.

·        Theo “Vãng thế thư” ghi chép, vua của tộc người Qiandela là Bari có năm người con trai, lần lượt thành lập những quốc gia riêng của mình, trong đó vương quốc Wenge nằm ở giữa mạn nam sông Padma và sông Bhumaputra. Thế kỷ XII, vùng đất phía tây của vương quốc này gọi là “Lala”, sau biến thành “lal”. Hai từ “Wenge” và “Lal” hợp thành gọi là “Bangal” hoặc “Bangar”. Khi người Anh xâm nhập, tên gọi biến thành “Bangladesh”.

Bangladesh và Pakistan vốn là một quốc gia, nửa sau thế kỷ XIX trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh, năm 1947, Bangladesh phân thành hai bộ phận đông tây, phía tây thuộc Ấn Độ, phía đông thuộc Pakistan. Ngày 26 tháng 3 năm 1971, đông Pakistan tuyên bố độc lập, ngày 7 tháng 1 năm 1972, thành lập “nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh”.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

 

Nền cờ có màu lục sậm, chính giữa là một hình tròn màu đỏ. Màu lục sậm tượng trưng cho mặt đất xanh tươi tràn đầy sức sống. Hình tròn màu đỏ tượng trưng cho bình minh sau khi trải qua đêm đen của đấu tranh đổ máu, vầng thái dương đỏ đang lên. Quốc kỳ này được chế định năm 1972.

·        Quốc huy

Hình tròn. Chính giữa là một bông hoa súng, phía dưới bông hoa súng là mặt nước gợn sóng. Hoa súng được coi là quốc hoa của Bangladesh, nó thanh nhã xinh đẹp, là biểu tượng của dân tộc Bangladesh. Mặt nước tượng trưng cho nước sông Ganges (Hằng) và nước sông Brahmaputra. Hai bên quốc huy có hai bông lúa đầy hạt, tượng trưng cho nền nông nghiệp của đất nước. Đỉnh quốc huy có lá đay, tượng trưng cho cây trồng kinh tế chính của nước này. Hai bên lá đay có hai ngôi sao năm cánh, tượng trưng cho tôn chỉ chính trị cách mạng của nhân dân nước này. Quốc huy này được chế định năm 1971.

3. Quốc ca

Bangladesh sắc vàng của tôi, Người mẹ của tôi, tôi yêu Người. Lòng tôi mãi hát ca bầu trời xanh của Người, bầu không khí của Người, bầu trời xanh của Người, bầu không khí của Người. Bangladesh sắc vàng, Người mẹ của tôi, tôi yêu Người.

Ở đó, tháng 11 và tháng 12, rừng xoài hương thơm ngào ngạt, khiến lòng tôi say sưa, khiến tôi say mê. Tháng 11 và tháng 12 rừng xoài hương thơm ngào ngạt. Ở đó tháng 9 và tháng 10, lúa ngô một màu vàng tươi, vô cùng ấm áp, vô cùng xinh đẹp. Bangladesh sắc vàng, Người mẹ của tôi, tôi yêu Người.

(ĐK): Ơi Người mẹ của tôi, nếu Người buồn rầu, tôi sẽ nước mắt ròng ròng, khóc vì Người, tôi sẽ khóc vì Người.

Ở đó, dưới gốc đa, trên bờ sông, Người trải ra tấm váy dài của mình, mở thần tỉnh dáng vẻ thật kỳ lạ, dáng vẻ thật kỳ lạ, thật là kỳ lạ. Lời nói của Người như nước cam lộ, khiến lòng mở thần tỉnh. Lời nói của Người khiến lòng mở thần tỉnh. Bangladesh sắc vàng, Người mẹ của tôi, tôi yêu Người (Trở lại ĐK).

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/314-02-633386831237968750/Chau-A/Bangladesh---Que-huong-cua-nguoi-Be...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận